Chị em chung cư họp chợ kiểu mới, cả tuần nằm nhà vẫn đủ món ngon
Chợ online nhộn nhịp khách, nhiều chị em cả tuần không bước chân ra khỏi cửa vẫn mua sắm được đủ thứ. Trong khi đó, dân buôn bán trên chợ online chung cư cũng kiếm được từ vài trăm ngàn đến cả triệu đồng mỗi ngày.
Từ bán “đồ nhà làm” thành khu chợ cả ngàn dân buôn
Vừa tuyển được 3 admin để bổ sung nhân lực cho nhóm quản trị cũ sau hơn một tuần quá tải với việc duyệt bài trên “chợ online” khu chung cư nhà mình, chị Nguyễn Phương Trà ở một khu đô thị tại Linh Đàm ( Hoàng Mai, Hà Nội) thở phào nhẹ nhõm. Chị cho biết, chợ online của cư dân khu đô thị lập ra để mọi người tiện bán “đồ nhà” hay đồ quê, nôm na là ai có mặt hàng gì bán mặt hàng đó.
Trên chợ mỗi ngày có khoảng 100 bài đăng bán hàng. Nhóm có 3 admin tranh thủ ngồi duyệt bài cho các thành viên. Chợ này chỉ có cư dân được tham gia, người ngoài không được phép mua bán. Các bài rao bán hàng phải ghi rõ số căn hộ, giá, nguồn gốc hàng hoá,… theo quy định nên các chị phải kiểm duyệt trước khi đăng để mọi người yên tâm mua bán, tránh bị lừa.
Thế nhưng, từ sau Tết Nguyên đán đến giờ, chợ hoạt động nhộn nhịp hơn, số lượng bài đăng ngày một nhiều, từ trên dưới 100 bài bán hàng mỗi ngày nay tăng lên vài trăm.
Do dịch bệnh nên chợ online chung cư hoạt động tấp nập
Khoảng hơn một tuần lại đây, dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, mọi người e ngại ra ngoài đường, đặc biệt là những nơi tập trung đông người như chợ, quán ăn… nên chợ online của chung cư càng tấp nập khách. Có những ngày admin ngồi duyệt gần 1.000 bài đăng bán hàng, hỏi mua bán các loại…
Trên chợ, thay vì chỉ bán “đồ nhà làm” hay “đồ quê”, giờ còn bán giờ bán đủ thứ: từ thực phẩm tươi sống, đồ ăn sẵn, quần áo, trái cây cho đến giầy dép, mỹ phẩm, thậm chí gói tăm, cái thớt… muốn mua gì cũng có, chị Trà cho hay.
Vừa nhận 1kg khoai lang kén, 2kg ngao cùng ít rau gia vị người bán ship đến tận cửa nhà, chị Lê Thanh Tâm cho hay: “Khoai lang kén thì để rán lên cho các con ăn vặt, còn ngao thì tối nấu canh chua”.
Chị chia sẻ, từ ngày các con chị được nghỉ học để tránh dịch Covid-19, chị cũng làm việc online tại nhà, không phải đến cơ quan như trước. Thế nên, thay vì phải chở đứa lớn, đứa nhỏ đi ra chợ mua đồ ăn, chị lên chợ online khu chung cư mua sắm cho tiện. Ăn bữa nào chị đặt mua bữa đó, đảm bảo tươi ngon, hàng ship tận nhà không mất phí. Còn mua online ở ngoài chị phải xuống tận sân lấy hàng, phí ship dịp này lại khá đắt đỏ.
Video đang HOT
Từ thực phẩm tươi sống, chế biến sẵn… đến các món ăn vặt đều phong phú và đa dạng
“Hai tuần nay tôi chưa bước chân ra khỏi nhà. Đồ ăn thức uống mua hết trên chợ online. Cứ mai muốn ăn gì thì đặt từ hôm nay. Đúng ngày giờ họ giao hàng cho mình đảo bảo tươi ngon”, chị Tâm khoe.
Không chỉ tiện mua sắm đồ ăn, nhu yếu phẩm,… chị Lê Phạm Thuỳ Chi ở một khu chung cư trên đường Nguyễn Xiển (Hoàng Mai, Hà Nội) còn cho biết, nhiều mặt hàng bán trên chợ online giá rẻ hơn ở chợ, siêu thị. Chưa kể, vì người mua kẻ bán đều ở khu dân cư, toàn người quen nên hàng hoá được kiểm soát, đảm bảo chất lượng hơn.
“Trước kia phần lớn tôi chỉ lên chợ online chung cư để đặt vài món ăn lạ, đặc sản vùng miền. Dịp này dịch bệnh, tôi bỏ luôn thói quen đi chợ, hàng ngày bật máy tính đặt đồ cho nhanh, đỡ phải ra ngoài tiếp xúc với nhiều người”, chị nói.
Kiếm tiền triệu trên chợ online chung cư
Ngồi chia nem chua, khoai lang kén, chả mực, ram tôm, giò thủ,… ra các túi nhỏ theo đơn hàng khách đặt trước khi giao, chị Nghiêm Bình An ở khu Tây Nam – Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) hí hửng khoe, gần 2 tuần nay, đơn hàng dân cư khu nhà chị ở tăng gấp chục lần thời điểm trước Tết.
“Hàng tôi bán trên chợ đều là thực phẩm chế biến sẵn, về chỉ việ nấu qua. Mỗi ngày tôi nhập về một lần để trả hàng cho khách, thường sẽ không dư vì nhà chung cư lấy đâu ra chỗ chứa nếu nhập nhiều”, chị nói.
Nhiều người chỉ nhờ buôn bán trên chợ online chung cư mà kiếm được vài trăm ngàn đến tiền triệu mỗi ngày
Dịch bệnh, tiểu thương, hàng quán ở chợ than khó khăn vì ế ẩm, nhưng dân buôn bán online như chị lại đắt hàng. 3 ngày trở lại đây, sau khi trừ đi tiền vốn bỏ ra, mỗi ngày chị kiếm gần triệu bạc, chị An tiết lộ.
Không kiếm được tiền triệu, nhưng chị Nguyễn Thị Hoa ở một khu đô thị trên đường Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm) cho biết, tranh thủ thời gian rảnh buổi tối nên chị nhập hạt đác về rim rồi rao bán trên chợ online chung cư túc tắc kiếm thêm do vẫn phải đi làm. Vì thế, mỗi ngày chị chỉ rim ít một. Hôm nay chị rim đác với dâu, mai rim với chanh leo, dứa,… sau đó chia hộp 0,5kg ra bán.
“Trung bình mỗi ngày tôi bán trên dưới 10kg đác rim, tính ra cũng lãi 300.000-400.000 đồng”, chị khoe.
Như Băng
Nhiều người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn, tiểu thương bỏ chợ cả loạt
Gần một tuần nay, người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn khiến nhiều tiểu thương phải bỏ chợ vì quá ế ẩm...
Dân buôn kêu ế thảm
Theo khảo sát tại các chợ dân sinh cho thấy, gần một tuần trở lại đây, thịt lợn tại các các chợ dân sinh lại rơi vào tình trạng ế thê thảm.
Tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), lượng người mua và bán thịt lợn đều giảm mạnh, giá thịt lợn vẫn đang "neo" cao chưa có dấu hiệu giảm. Cụ thể, thịt mông có giá 150 nghìn đồng/kg, thịt chân giò 170 nghìn đồng/kg, thịt vai 160 nghìn đồng/kg, thịt ba chỉ 170-180 nghìn đồng/kg...
Chị Liễu, một tiểu thương cho biết: Trước đây, sức mua dù có giảm, song mọi người vẫn mua đều tại thời điểm giá lợn hơi cao lập đỉnh. Trái ngược, mấy ngày nay người dân quay lưng với thịt lợn khiến nhiều thương lái phải nghỉ bán vì ế ẩm.
"Mấy hôm nay tôi đã phải nghỉ chợ, lượng mua chỉ còn 20% nên tôi phải gọi gom khách vào một ngày để đi chợ thay vì ngày nào cũng đi đều như trước đó. Hơn 50% tiểu thương phải nghỉ chợ và chắc chắn vẫn tiếp tục nghỉ tiếp nếu không giảm được giá thịt lợn", chị Liễu bày tỏ.
Tương tự, chị Thúy, tiểu thương chợ Cổ Nhuế cho rằng, ế ẩm là tình trạng chung của nhiều chợ dân sinh bởi không những người mua mà người bán cũng không thể chấp nhận được mức giá thịt lợn hiện tại. Nhiều người cũng nghỉ chợ vì không muốn bán hàng khi giá đã cao còn khó tiêu thụ.
"Theo kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh của tôi, mức giá hiện tại là quá cao so với mức độ tiêu thụ thịt lợn trên thị trường. Tôi không đồng tình với giải thích nâng giá để bù lỗ những năm giá chỉ 20 nghìn đồng/kg lợn hơi của nhiều hộ nuôi. Nhà nước cần vào cuộc quyết liệt hơn..." chị Thúy nhận định.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, chị Dịu (Gia Lâm, Hà Nội) đặt câu hỏi: Thịt lợn ngoài chợ ế ẩm, tại sao các doanh nghiệp vẫn không giảm giá?. Có chăng là sự thâu tóm thị trường?. "Nếu nhà nước vào cuộc không được, người dân chúng tôi sẽ giảm ăn thịt lợn để thay thế thịt gà, bò, cá....mua ở siêu thị rất nhiều, giá lại rẻ", chị Lan nói.
Đó cũng là nhận định của chị Thu (Mỹ Đình, Hà Nội): "Thịt lợn bán giá cao cả năm nay, nhiều doanh nghiệp lớn cũng lãi cao trong dịp này. Nếu so tổng đàn lợn với sức tiêu dùng thì không hề thiếu thịt vì nhiều gia đình cũng đã chủ động thay thế nguồn thịt ngay từ những ngày giá thịt tăng cao nên tôi vẫn đợi sự chia sẻ giá từ các doanh nghiệp theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT".
Nhập khẩu thịt lợn tăng 205% và chưa dừng lại...
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường tuyên bố rằng, nếu các doanh nghiệp không giảm giá thịt lợn, sẽ tăng cường nhập khẩu thịt trong thời gian tới.
Trước diễn biến thị trường đang bị tác động của dịch bệnh Covid-19, Bộ NN&PTNT vừa đề nghị Bộ Tài chính xem xét, sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chính sách cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn vay vốn kinh doanh với lãi suất ưu đãi...để tiếp tục nhập khẩu trong thời gian tới.
Theo Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, tính đến hôm nay (17/3), Việt Nam đã nhập khẩu 25.291 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, nhập khẩu từ Canada chiếm 29,35%, từ Đức chiếm 19,43%, từ Ba Lan chiếm 11,83%, từ Braxin chiếm 9,98%, từ Hoa Kỳ chiếm 5,53%....
Bộ NN&PTNT cho biết, theo thống kê của các tổ chức quốc tế, tổng đàn lợn của cả thế giới vào tháng 1/2020 đạt khoảng 678 triệu con, giảm khoảng gần 12% so với năm 2019. Trong đó, Trung Quốc có khoảng 335 triệu con (chiếm khoảng 49%, kế đến là châu Âu 149 triệu con (chiếm 22%) và Hoa Kỳ là hơn 77 triệu con (chiếm hơn 11%).
"Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 không loại trừ khả năng có tác động lớn đến sản xuất, xuất nhập khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn, trong đó một số nước tạm dừng nhập cảnh để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 nên có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại giữa các nước, các doanh nghiệp cũng đứng trước những khó khăn nhất định", Bộ NN&PTNT nhận định.
Theo Báo Giao thông
Bán loại hoa lạ lẫm, thân như củi khô, dân buôn đút túi tiền triệu mỗi ngày ở Hà Nội Giá cành già, to, đẹp lên tới 5-7 triệu đồng, cành nhỏ, xấu cũng 300 -500 nghìn đồng, những người buôn cành lê rừng đang hốt bạc mỗi ngày trên vỉa hè Hà Nội Gần mười ngày nay, dọc các con phố Lạc Long Quân (Âu Cơ, Hà Nội) người yêu mến loài hoa trắng tinh khôi, thân gốc xù xì, mốc thếch...