Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ, “giết sâu bọ” đủ màu sắc khắp MXH
Năm nay, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của chị em cũng ngon, đẹp mắt, trang trọng không kém gì năm trước.
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ ở Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống lâu đời được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
Mỗi khi đến dịp Tết Đoan Ngọ các gia đình đều chuẩn bị những mâm lễ cúng với đầy đủ những lễ vật dâng cúng tổ tiên và thần thánh cầu mong một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại và cầu mong sức khỏe.
Chính vì thế, năm nào cũng vậy, cứ đến này, là trên mạng xã hội lại ngập tràn những hình ảnh các mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ, “giết sâu bọ” của chị em phụ nữ. Ai có thời gian sẽ làm cả mâm cỗ mặn lẫn ngọt vô cùng đầy đủ, chị em nào ít thời gian thì chuẩn bị lễ vật, hoa quả theo mùa cùng cơm rượu để cúng.
Trong khi phần lớn các chị em chỉ chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ là hoa quả, bánh trái truyền thống thì chị Nguyên Hạnh (Thái Bình) lại chuẩn bị hai mâm cỗ riêng biệt, một là mâm mặn, còn mâm thứ 2 là mâm ngọt. Đây là lần đầu thứ 2 chị thực hiện mâm cỗ mặn với nhiều món phong phú như vậy. Năm trước, chị cũng làm mâm cỗ đủ món không kém phần long trọng như năm nay.
Các món trong mâm cỗ mặn của chị bao gồm: – Cá hồi áp chảo – Thịt bò xào hoa thiên lý – Măng nhồi thịt hấp – Gà hấp xì dầu – Gà kho gừng – Nộm tôm bầu – Cá chiên – Rau – dưa gang muối chua – Vịt om sấu – Cơm.
Còn mâm cỗ ngọt gồm: – Hoa quả – bánh giầy – bánh nếp – cơm rượu cẩm.
Nhìn mâm cơm đủ màu sắc của chị Hạnh ai cũng phải hết lời khen ngợi vì quá đẹp và xuất sắc.
Khác với chị Hạnh, không làm cỗ mặn nhưng mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của chị Nhung (Hà Nội) cũng ấn tượng không kém. Ngoài các loại hoa quả theo mùa như vải, đào, dưa, lê, táo, bưởi, mít… thì trong mâm cỗ của chị còn có chè sen, cơm rượu, sữa chua, bánh tro… Quan trọng là chị sắp xếp bày biện vô cùng đẹp mắt, đủ để thấy Tết Đoan Ngọ vô cùng quan trọng với chị và gia đình.
Cùng xem thêm các mâm cỗ của chị em khác:
Video đang HOT
Mâm cỗ đủ các loại trái cây, bánh, hoa rất ngon của chị Tô Hưng Giang
Mâm cỗ được chuẩn bị từ 5 giờ sáng của chị Vũ Thanh Hoan (Hà Nội)
Mâm cỗ đơn giản nhưng cũng rất ngon miệng, ngon mắt của chị Anh Thư
Toàn bộ lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ của gia đình chị Phạm Thu Hiền (Hải Phòng)
Mâm cỗ giết sâu bọ của chị Nguyễn Phương Liên
Mâm cỗ của chị Hải My (Hải Phòng)
Mâm cỗ của Thu Trang (Hà Nội)
Đi tiệc cưới "tay xách nách mang" phần cỗ về nhà, dân mạng nổ ra cuộc tranh cãi kịch liệt: Liệu có phải là thói quen xấu?
Từng túi thức ăn được bọc kĩ càng, chia đủ cho từng người trong mâm cỗ mang về.
Đi ăn cỗ, lấy phần là thói quen từ xưa của người dân ở một số vùng nông thôn.
Đến các đám cưới hoặc giỗ chạp, không khó để bắt gặp những hình ảnh người đến dự tiệc xách những túi nilon đồ ăn về nhà. Người ta còn kháo nhau rằng, chỉ ăn những đồ ăn có nước, còn đồ khô thì để lại cho... dễ chia nhau.
Mới đây, dân mạng lại được phen bất ngờ trước hình ảnh quan khách khi đi ăn cỗ lấy phần về túi to túi lớn.
Người đăng bài viết chia sẻ: "Ăn cỗ lấy phần. Nơi nào còn tục lệ ăn cỗ lấy phần điểm danh cái nhỉ. Em Thái Bình nhá'.
Kèm theo chia sẻ là hình ảnh cả mâm cỗ đã được chia làm 6 phần cho 6 người trong một mâm mang về. Mỗi túi đều đầy ắp những miếng thịt gà, giò, tôm, hoa quả và cả nước ngọt...
Sau hơn 2 giờ đăng tải bài viết đã thu về hơn 5.000 lượt tương tác và hàng nghìn bình luận.
Tuy nhiên dưới bài đăng xuất hiện 2 luồng dư luận tranh cãi nhau rất gay gắt.
Một bên thì cho rằng, đây là một thói quen xấu cần được loại bỏ. Bởi chỉ những người đói khát, kém sang mới có tư tưởng lấy phần tiệc cỗ mang về. Những người chỉ dự tiệc không mang phần về nhà thì sẽ bị thiệt thòi, bởi tất cả đồ ăn trong mâm cỗ đều bị giữ lại để chia nhau.
Tuy nhiên, bên còn lại thì cho rằng đó chẳng phải phong tục lạc hậu gì cả, mà còn là một thói quen tốt. Bởi nó giúp cho gia chủ không bị lãng phí. Sau bữa tiệc, nếu như không mang phần về, thức ăn sẽ bị chủ nhà đem bỏ. Bao nhiêu người còn không có cái ăn mà đổ bỏ đi như vậy rất phí phạm.
Khi không biết quý trọng thức ăn, người ta rất có thể sẽ không quý trọng người khác, và cũng càng có thể không quý trọng môi trường.
Bên cạnh đó nhiều người cũng thêm ý kiến rằng, các cụ ngày xưa đói kém, lâu lâu mới được đi "ăn sang" một bữa thì thường nghĩ đến con cháu ở nhà. Chính vì vậy bớt phần ăn của mình để mang về cho con cho cháu đó là tình cảm, là sự yêu thương.
Ăn cỗ lấy phần không xấu, nhưng cái khiến dân mạng nổ ra tranh cãi có lẽ là cách mà các vị khách mang cỗ về.
Nhiều người cho rằng, tâm lý ngồi vào mâm cỗ phải gói ghém mang về ngay xuất hiện không hiếm. Họ chỉ chọn ăn những món canh, xào - những thứ khó cho vào túi, hộp, để dành đồ ngon mang về. Chưa kể, có những trường hợp đợi mâm không chia phần đứng dậy để còn... gói tiếp, tạo nên khung cảnh không được đẹp trong ngày vui của cô dâu chú rể. Chẳng thà việc này diễn ra ở cái lúc mọi sự đã xong xuôi, có lẽ sẽ không ai phàn nàn.
Hoãn cưới gấp vì ở cùng thôn bố bệnh nhân số 17, cô dâu được làng xóm 'giải cứu' 90 triệu tiền cỗ bàn Bà con trong thôn đã tới nhà chị Hậu 'giải cứu cỗ cưới'. Mỗi người mua một ít, kết quả là nhà cô dâu 8X đã được người dân 'giải cứu' 60 mâm cỗ, mỗi mâm trị giá 1,5 triệu đồng. Kế hoạch tổ chức đám cưới vào ngày mùng 8/3 nhưng đến tối 6/3, cô dâu Nguyễn Thị Hậu (SN 1989, sống...