Chị em cần biết khi mang đa thai
Để biết chính xác bạn có mang đa thai không thì siêu âm là cách duy nhất. Kết quả có thể được kết luận chính xác khi thai được 6 tuần tuổi.
Làm thế nào để biết mình mang đa thai?
Bạn có thể nghi ngờ mình mang đa thai nếu:
- Bạn tăng cân quá nhiều
- Tử cung lớn hơn so với tháng mang thai
- Buồn nôn và nôn vọt rất nhiều ( ốm nghén sáng)
Siêu âm là cách duy nhất để biết chính xác bạn có mang đa thai không. Kết quả rõ nhất là khi thai được 6 tuần tuổi, mặc dù 1 thai có thể sẽ không tồn tại tiếp trong 3 tháng đầu. Đây được gọi là hội chứng tiêu biến thai.
Siêu âm là cách duy nhất để chẩn đoán đa thai
Cảm thấy gì trong quá trình thai nghén?
Phát hiện mình mang đa thai có thể sẽ khiến bạn căng thẳng, lo lắng vì không biết mình sẽ chăm sóc 2 đứa trẻ một lúc như thế nào, quá trình chuyển dạ sẽ ra sao.
Khi các bé trong bụng ngày một lớn, bạn sẽ dễ mỏi mệt và cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Và bạn sẽ lên cân nhiều hơn những phụ nữ chỉ mang 1 thai.
Để giảm thiểu những lo lắng bạn nên tham khảo các tài liệu về song thai. Sinh mổ là khá phổ biến ở các trường hợp đa thai nhưng nhiều phụ nữ vẫn có thể sinh thường.
Để có thể nghỉ ngơi tốt nhất, hãy nhờ các thành viên trong gia đình giúp đỡ và đừng quên những điều nho nhỏ làm cuộc sống trở nên thú vị hơn.
Một số nghiên cứu cho thấy những bà mẹ mang đa thai thường dễ trầm cảm sau sinh nhưng điều đó không có nghĩa rằng đó là “bẩm sinh”. Bạn sẽ cần nhiều năng lượng hơn trong suốt quá trình thai nghén cung như sau sinh và vì thế, đừng quên chăm sóc bản thân nhiều hơn.
Dấu hiệu ốm nghén có nặng hơn?
Video đang HOT
Khi bạn đang mang đa thai, bạn sẽ thường phải chịu đựng nhiều hơn những biểu hiện của thai nghén. Nhưng không phải ai cũng như vậy.
Buồn nôn và nôn có thể sẽ tăng nếu bạn mang đa thai do mức hormon thai kỳ tăng cao, lượng kích thích tố sinh dục hCG tăng sẽ khiến tình trạng ốm nghén thêm nhiều.
Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mức hormon progesterone cao cũng có thể làm bạn thở hổn hển. Khi các thai lớn lên sẽ đẩy cơ hoành lên cao càng làm cho bạn khó thở.
Bạn cũng dễ bị táo bón hay phù chân hơn.
Tình trạng căng cơ cũng nhiều hơn do trọng lượng cơ thể tăng nhanh hơn mức bình thường và vì thế đau lưng là rất khó tránh.
Bệnh thiếu máu cũng phổ biến ở các trường hợp mang đa thai hơn và nó có thể sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Trong quá trình bầu bí, lượng máu sẽ tăng lên và điều này sẽ diễn ra khi người mẹ mang đa thai. Điều này có nghĩa máu sẽ loãng hơn, ít hồng cầu mang ôxy hơn. Vậy nên cần uống bổ sung viên sắt và ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt nếu bác sĩ khuyến nghị.
Tăng cân nhiều hơn khi mang đa thai?
Bạn dễ tăng cân nhiều hơn các bà mẹ mang 1 thai. Ở bất kỳ giai đoạn nào, cũng hãy lựa chọn chế độ ăn cân bằng, có lợi cho sức khỏe để cung cấp tất cả các dưỡng chất mà bạn và bé cần. Bạn cần tăng đủ cân để giúp các bé phát triển tối đa.
Có cần chăm sóc thêm trước sinh?
Bạn nên siêu âm thêm để biết chính xác vị trí của các bé trong tử cung, quá trình phát triển và lớn lên của bé có tốt không hay liệu có vấn đề nào đó hay không.
Thường xuyên đo huyết áp và thử nước tiểu bởi vì những bà mẹ mang đa thai có nguy cơ huyết áp cao, tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ hơn các thai phụ khác.
Thai phụ mang đa thai nên làm gì?
Khuyến nghị nằm nghỉ ngơi trên giường không phù hợp trong trường hợp bà mẹ mang đa thai. Tuy nhiên, bạn cần được nghỉ ngơi tối đa.
Những dấu hiệu cảnh báo?
Những dấu hiệu nguy hiểm có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn bầu bí nào. Bạn cần cảnh giác với những biểu hiện bất thường bởi vì các nguy cơ biến chứng luôn cao hơn so với các thai phụ mang 1 thai nhi.
Sinh non (trước 37 tuần tuổi thai) phổ biến ở một nửa số thai phụ mang đa thai.
Tiền sản giật cũng khá phổ biến và cần được cấp cứu kịp thời. Biểu hiện của tiền sản giật gồm:
- Đau đầu dữ dội
- Cảm thấy hoa mắt, nhìn thấy ánh sáng lóe
- Đau bụng trên
- Nôn vọt
- Chân, mắt cá, đầu và mặt sưng lên.
Cuối cùng, cảm giác mệt mỏi khi bầu bí là rất bình thường đối với các bà bầu mang song thai hoặc đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu sắt. Hãy trao đổi với bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.
Theo SKDS
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.
Những thay đổi ở người mẹ
Đây là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi nên trong giai đoạn đầu bà bầu dễ mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi,.. gây nên những bất thường cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai là điều rất quan trọng và cần thiết với bà bầu.
Mệt mỏi
Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới. Để loại bỏ được cảm giác này bà bầu hãy đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày (ngủ thêm buổi trưa nếu có thể) và loại bỏ những stress ra khỏi tâm trạng để tránh mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều nếu có thể.
Buồn nôn và nôn
Thường được gọi là ốm nghén, triệu chứng buồn nôn và nôn rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Cải thiện tình trạng này bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh cảm giác "ngán" đồng thời thai phụ cũng nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 8 cốc nước một ngày).
Đi tiểu thường xuyên
Do sự phát triển của thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang vậy nên sẽ khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu. Điều này là dấu hiệu bình thường, nhưng sẽ là bất thường nếu thai phụ đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn máu trong nước tiểu và phải đi thăm khám ngay nếu bà bầu nào gặp hiện tượng như thế.
Nhiễm virus cúm
Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần tránh để mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi vì có thể gây những bất thường cho thai nhi. Nếu bị cúm, bà bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.
Tăng cân nhẹ
Trong vòng 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng của bạn sẽ tăng lên một ít, khoảng nửa kg mỗi tháng.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Dinh dưỡng và ăn uống
Cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và con.Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ăn đồ ăn cũ, đồ ăn chưa chín.Không sử dụng những đồ chứa caffein, cồn, nicotin...Ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, axit folic, vitamin D, sắt, canxi...Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol, hoặc có thủy ngân (cá mập, cá kiếm)Thuốc và vitamin
Cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều trị khi có bệnh.Có thể uống các loại thuốc vitamin tổng hợp để bổ sung, nhưng nên tham khảo kỹ hoặc hỏi bác sĩ trước khi uống. Không nên lạm dụng.Không sử dụng thuốc Đông y nếu không hiểu rõ loại thuốc.Lưu ý các loại thuốc sử dụng trên mặt, thuốc nhuộm tóc vì nó có thể thấm vào mạch máu tới thai nhiTrang phục
Ăn mặc thoải mái, thoáng mát, tránh các loại quần áo bó, chặt.Tránh sử dụng giầy cao gót.Đồ nội y cũng cần rộng rãi, dễ hút ẩm.Siêu âm
Siêu âm để kiểm tra sức khỏe và phát hiện nguy cơ dị tật thai nhiSiêu âm để phát hiện song thai, đa thaiSảy thai
Nguy cơ xảy thai cao vào 12 tuần đầu tiên. Phụ nữ mang thai cần tránh lao động nặng nhọc hoặc tiếp xúc với chất độc hại
Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu
Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai không bị cấm, nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ nguy cơ sảy thai khá cao, do vậy nên hạn chế quan hệ vào giai đoạn này hoặc phải hết sức thận trọng. Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của thai nhi, bánh rau, buồng ối bắt đầu phát triển.
Tập thể dục
Tập thể dục trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hỗ trợ trọng lượng thai nhi khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe tinh thần. Đi bộ hoặc tập aerobic nhẹ nhàng là những bài tập thể dục được khuyến khích đối với các bà bầu.
Theo SKDS
Gãy xương và rối loạn trí nhớ: Hậu quả của suy tim Đây là một tình trạng bệnh mãn tính và tiến triển khi cơ tim không thể bơm đủ máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Các triệu chứng có thể bao gồm mệt, khó thở và phù chân. Ảnh minh họa Nghiên cứu đầu tiên phân tích trên 45.000 người lớn được đo mật độ khoáng của xương và theo dõi trong...