Chị em cảm thấy thế nào nếu doanh nghiệp công khai bảng lương? Chủ đề nóng hổi dằn mặt những công ty kém chuyên nghiệp!
Hầu hết mọi người đều cho rằng, chỉ những công ty yếu kém mới làm việc này!
Mức lương là một trong những yếu tố để doanh nghiệp thu hút nhân viên. Nó cũng thể hiện khả năng và sự cống hiến của từng người. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề tế nhị ở chốn công sở. Có nhiều tranh cãi được đặt ra, và xôn xao nhất, chắc hẳn là việc công ty có nên công khai lương của nhân viên hay không.
Sau khi chủ đề này được mở ra trên mạng xã hội, người thì bảo có người thì lại không. Cùng theo dõi xem cảm nghĩ của chị em văn phòng về chủ đề hót-hòn-họt này nhé!
Công khai bảng lương sẽ giúp ứng viên deal lương tốt hơn.
Hội những người ủng hộ nhiệt tình chuyện công khai bảng lương toàn công ty!
Lương lậu rõ ràng thì không sao, nhưng ghét nhất là cái tính tọc mạch, sân si của các chị đồng nghiệp “kém duyên”.
Ủa! Rồi muốn bắt người ta khao thì nói lẹ đi má!
Thế nhưng cũng có rất nhiều mong muốn được giữ kín mức lương của mình như thế này.
Không thích người khác biết lương của mình bao nhiêu nhưng độ “hóng” thì vẫn rất cao. Đây điển hình là kiểu nhân viên “bà tám” chốn công sở rồi.
Phải công nhận là dù có công khai hay không công khai mức lương đi chăng nữa cũng vẫn sẽ có những mặt lợi – hại riêng.
Video đang HOT
Ở các công ty đa quốc gia không có chuyện công khai lương của nhân viên mình vì họ tôn trọng sự bảo mật riêng tư. Không thể phủ nhận rằng việc này sẽ đảm bảo quyền lợi cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên cũng chính vì thế, có nhiều doanh nghiệp, công ty vin vào cớ này để bóc lột sức lao động của nhân viên với giá “rẻ mạt”, không đúng với năng lực mà người nhân viên xứng đáng nhận được.
Có một kinh nghiệm thú vị được hội chị em công sở đúc kết ra khi đi làm đó là: “lương nhân viên không công khai” khác với việc “chế độ lương không công khai”. Chị em cần phải tỉnh táo khi đi xin việc và thương lượng mức hợp lý mà mình xứng đáng được trả.
Nói tóm lại, việc có công khai mức lương hay không vẫn là một vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều. Điều cần làm của chị em ta là cùng nhau đoàn kết, không sân si, chăm chỉ làm việc và luôn hiểu rõ giá trị của bản thân mình!
Theo Helino
Ai cũng có những đồng nghiệp như thế này: Ly không rửa, rác không đổ, xung quanh chỗ ngồi là một "kho chứa hàng" bốc mùi chua loét!
Đồng nghiệp ăn ở bừa bộn vốn chẳng làm ảnh hưởng đến đồng lương của mình.
Thế nhưng mỗi ngày phải chứng kiến đống giấy tờ loà xoà trên bàn dưới đất, mớ áo quần order đã nửa năm vẫn không mang về nhà hay những cốc cafe đã mốc trắng, mốc xanh,... tâm trạng chắc chắn không thể nào vui nổi!
Hãy quên đi những bài "bóc phốt" gái xinh ở bẩn, trai đẹp ở dơ nhan nhản trên mạng xã hội vì xung quanh chúng ta luôn có những người đồng nghiệp cũng lôi thôi và ở bẩn chẳng kém! Không biết nhà của họ ra sao nhưng tại chốn công sở, vị trí làm việc của những đồng nghiệp này luôn ngổn ngang giấy tờ và quần áo, thậm chí rác thải cũng vứt lộn xộn khắp nơi đến mức... bốc mùi và có bọ.
Việc đồng nghiệp ở bẩn vốn chẳng làm giảm đi đồng lương của bạn, việc dòm dòm đống rác thải, mớ áo quần bừa bãi của người ta cũng chẳng khiến bạn giỏi lên. Nhưng thử nghĩ mà xem, mỗi ngày đi làm mà đập vào mắt với hàng tá thứ đồ lộn xộn bày trên bàn như hàng tạp hoá và hít hà "mùi hương" thoang thoảng từ những chiếc ly cafe đã mốc xanh, bạn có dễ chịu không nào?
Chúng ta ai cũng có những người đồng nghiệp ăn ở như này.
Những người đồng nghiệp có chiếc bàn làm việc y chang một... bãi rác
M. là 1 cô gái đã làm việc ở công ty 5 năm tại vị trí kế toán. Bàn làm việc của M. cực chật chội với chiếc màn hình máy tính cỡ lớn và chiếc máy in. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến chiếc bàn nhìn-thoáng-qua-tưởng-như-bãi-rác đó là do đống giấy tờ và vỏ bánh kẹo ngổn ngang đặt trên mặt bàn, nhét sau máy tính, kê dưới bàn phím, lót cả sau máy in... cao sừng sững đúng như thâm niên làm việc của chính cô.
Trên mặt bàn là thế, nhìn gầm bàn làm việc của M., nhiều người còn nhầm tưởng đây là chiếc tủ quần áo cô mang lên công ty đặt tạm với hàng loạt áo quần, giày dép cũ/ mới, sạch/ bẩn mà bao lâu nay cô "quên" mang về nhà nên bỏ lại. Gầm bàn còn là vị trí M. cất giữ rất nhiều hộp giấy và túi bóng, chẳng thể đếm được là bao nhiêu chiếc, chỉ biết đó là thành quả sau những lần order quần áo online của M. mà dường như cô nàng muốn giữ lại cho gầm bàn mình đỡ trống trải.
Tủ tài liệu của cô M. bám đầy bụi, rất nhiều bụi sau nhiều năm ròng không hề quét dọn.
Gầm bàn làm việc với ngổn ngang đồ đạc, hộp giấy, túi bóng của M.
Thành quả shopping được cô gái tích lại tại gầm bàn.
Tại 1 công ty khác có cô B. của phòng hành chính. Cô B. có lối sinh hoạt chốn công sở "xề xoà" đến khó tin. Chẳng dám nói điêu, bàn làm việc của B. có đúng vị trí đặt tay và kéo chuột là sạch sẽ, còn những vị trí khác từ mặt bàn cho đến màn hình máy tính, từ bộ bàn phím cho đến kệ xếp tài liệu đều bám chặt bụi.
Nhiều người phán đoán có lẽ cô B. là tuýp người không quan tâm lắm đến tài sản của công ty, dù gì cũng đâu phải bỏ tiền ra mua mà. Nhưng không đúng đâu nhé, mặc kệ tài sản của công ty, cô B. cũng "bỏ mặc" luôn đồ dùng cá nhân của mình, cụ thể đó chính là chiếc cốc sứ màu hồng được cô dùng để pha cafe.
Rất nhiều lần đồng nghiệp phải chau mày khi nhìn thấy chiếc cốc uống cafe đã nhiều ngày không rửa, nổi mốc xanh, mốc trắng của B. Chẳng dám mang đi rửa hộ cũng chẳng dám lên tiếng nhắc nhở, một số đồng nghiệp chỉ biết ngán ngẩm bảo nhau: " Hay đứa nào đi mua cho nó liều vitamin A cho sáng mắt ra, có thế mới nhìn thấy cái cốc được".
Cô B. đã quen với bàn làm việc tung toé giấy tờ, vỏ bánh kẹo và những tệp hồ sơ nhét sau... ổ điện.
Chiếc cốc cà phê mốc meo sau rất nhiều ngày không chịu mang rửa, bốc mùa chua loét khó chịu.
Có 1 trường hợp khác là anh D. làm IT. Nhân danh đàn ông, anh D. càng có cớ đẩy sự bừa bộn, ở bẩn của mình lên 1 tầm cao mới.
Đầu tiên phải kể đến chính là gầm bàn làm việc của anh. Vốn làm IT, lại hay được văn phòng giao phó nhiệm vụ sửa chữa máy móc, anh D. có rất nhiều cơ hội để "sưu tầm" tất thảy loại dây điện, dây cáp lớn nhỏ. Dù cho đống dây điện có ngày một nhiều hơn, bám bụi, quắn quéo vào nhau, anh D. vẫn nhất quyết gìn giữ chúng như tài sản vô giá.
Rồi anh D. còn có thói quen "sưu tầm" cả... vỏ đồ ăn dù đã ăn xong nguyên 1 ngày. Trên bàn làm việc của mình anh D. bày vô số vỏ trái cây, cốc mì tôm ăn dở, vỏ chiếc bánh giò đã hết,... mà anh dứt khoát không chịu mang đi bỏ vào giỏ rác. Có ai nhắc nhở thì anh khẳng định đầy quả quyết: " Đến tối là có chị lao công dọn cho ấy mà!".
Và đúng là anh ăn sáng xong và chờ chị lao công đến tối thật. Qua 1 ngày, cốc mì tôm lõng bõng nước của anh cùng gói xôi xéo đã bắt đầu bốc mùi thoang thoảng. Văn phòng ngột ngạt giờ lại thêm cái mùi hương chua chua, mỡ mỡ xộc vào mũi thì ai chẳng khó chịu. Anh D. cũng khó chịu lắm, thế nên anh... lấy giấy đậy lên đống rác của mình rồi làm việc tiếp.
Bàn làm việc của anh D. luôn trong trạng thái có rất nhiều vỏ đồ ăn, thức uống.
Gầm bàn của anh sau 1 lần bị sếp nhắc nhở vì tích trữ quá nhiều dây diện, sếp lo nguy cơ chập cháy
Vỏ cốc cà phê, bánh giò ăn sáng, hạt hoa quả, giấy chùi mũi... anh D. đều để lại trên mặt bàn hoặc tiện tay ném xuống cây máy tính.
Hộp xôi bốc mùi đến tận tối mới được anh D. ném vào giỏ rác
1 đồng nghiệp khác trong công ty với mớ áo quần, sữa tắm, thậm chí cả quả tạ 1kg.
"Bãi rác" không tự nhiên sinh ra và mất đi, nó chỉ chuyển từ bàn làm việc đến khu sinh hoạt chung!
Ăn ở bừa bộn tại vị trí làm việc cá nhân là do tính cách, thế nhưng bày bẩn, làm... tắc cả cống ở khu vực sinh hoạt chung thì lại là do ý thức cực kém rồi.
Lại là cô gái tên M. kể trên, tại bếp ăn chung của công ty cô nàng mang bát ra rửa sau giờ cơm trưa. Rửa bát của mình xong bao nhiêu cơm thừa, xương cá, thịt dư dưới bồn rửa chẳng bao giờ M. chịu dọn sạch, báo hại những người rửa sau phải méo mặt vì quá ghê và bốc mùi.
Lại còn cô B., sau giờ làm việc cô đi tập gym rồi lên công ty để sử dụng phòng tắm. Bao nhiêu tóc rụng, vỏ xà phòng, dầu gội cô B. cứ thế xả đầy ra sàn đến... tắc cả cống. Đã trên 2 lần chị lao công nhắc nhở, thế vậy mà B. chỉ cười xoà cho qua rồi đâu lại hoàn đấy. Bẩn bẩn một chút thì chơi, bẩn mà nhiều quá chẳng ai chơi cùng nha 2 cô gái!
Bàn sinh hoạt chung và đống rác bị bỏ lại sau những cuộc tụ tập của cánh văn phòng.
Gửi những người đồng nghiệp ở bẩn quanh ta...
" Những người đã ở bẩn thì chẳng nhắc được đâu. Môi trường công sở vốn chẳng có trẻ con, nếu đã thấy những ánh mắt e dè và những cái chau mày chán ngán mà không thể thay đổi thì có nhắc nhở nhiều lần cũng chẳng ăn thua".
Đấy là những người khó tính sẽ nói thế. Còn chúng ta là những người đồng nghiệp thân thiện và thanh lịch, chúng ta sẽ không xì xào chê trách, chúng ta sẽ nhắc nhở lẫn nhau. Người sạch nhẹ nhàng nhắc khéo, nhắn tin riêng dặn dò người "chưa sạch", người "chưa sạch" thì tự giác giữ vệ sinh tại nơi làm việc, vừa gọn gàng chỗ cá nhân, tạo không gian văn phòng sạch đẹp, vừa không gây ảnh hưởng đến người khác.
Lại một lần nữa nhắc lại, việc ở sạch, ở bẩn không làm ảnh hưởng đến đồng lương và sự thăng tiến của chúng ta thế nhưng văn phòng bẩn thỉu, ngập rác, bốc mùi hôi và có cả dòi bọ thì tác động rất lớn đến tinh thần. Đến rác còn không chịu đổ, sao có thể khiến crush đổ mình đây?
Theo Helino
Cho rằng câu chuyện bằng cấp ngày nay đã... cũ mèm, cô gái trẻ bị dân mạng chỉ ra "lỗ hổng" trong cách suy nghĩ "Đã qua rồi cái thời bằng cấp là quan trọng tuyệt đối trong quá trình đi xin việc" - đây có lẽ là suy nghĩ của không ít các bạn trẻ ngày nay. Tuy nhiên, tiếc thay, điều này đúng nhưng chỉ đúng một phần. Chủ đề bằng cấp khi đi xin việc có lẽ không còn mới với chúng ta ngày nay,...