Chị em áp lực khi bỏ việc, ở nhà nội trợ
Chồng Hạnh ngoại tình vì vợ ở nhà thiếu đồng cảm với anh, còn chứng trầm cảm sau sinh làm Loan dằn vặt, nghĩ mình ăn bám.
Ra trường xin việc khó khăn, bận ở nhà chăm con sau khi sinh hay nghỉ việc theo lời khuyên của chồng… là những nguyên nhân khiến nhiều chị em quyết định từ bỏ sự nghiệp, ở nhà làm nội trợ. Công việc nội trợ và chăm sóc con cái luôn nhiều áp lực, nhưng cái mà chị em nhận được chỉ là ánh mắt xem thường của gia đình, họ hàng và chính người chồng vì bị xem là “ăn bám”.
Chị Loan (Thành Công, Hà Nội) đang gặp bế tắc, cuộc sống vợ chồng không ngày nào ngừng tiếng cãi vã chỉ vì chị không đi làm. Trước đây, chị Loan làm kế toán cho một công ty tư nhân. Sau khi có bầu, công ty tìm cách cho chị nghỉ sớm trước khi đẻ nên chị quyết định nghỉ hẳn và về quê chồng. Nhưng ở được một thời gian, mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu khiến chị không chịu nổi nên hai mẹ con lại “khăn gói” lên thành phố với chồng.
Vì con sinh ra khó nuôi, kén ăn nên chị quyết định không xin việc mà ở nhà chăm con. Hàng ngày, chị vẫn tìm cách buôn bán nhỏ lẽ nhằm kiếm thêm đồng ra, đồng vào cho gia đình. Tuy nhiên, chứng trầm cảm sau sinh khiến chị Loan luôn cảm thấy dằn vặt, cho rằng mình đang ăn bám chồng. Chị đánh giá từng câu nói của chồng, anh nói một câu là chị lập tức suy diễn rằng chồng đang xem thường vì mình không đi làm. Đến khi anh đề nghị cho con đi lớp để chị xin việc, chị Loan lại chối đây đẩy, sợ mình không làm được việc.
Từ chỗ cảm thông với vợ, chồng chị Loan cảm thấy áp lực khi ngày ngày cứ phải lựa lời, sợ vợ chỉ trích vì “dám” có ý coi thường. Tiếng cười dần mất đi, cuộc sống của hai người chỉ toàn những lời cãi vã.
Gia đình chị Hạnh (Q.7, TP HCM) cũng đang ở bên bờ vực ly hôn vì chị quyết định ở nhà chăm con sau khi sinh. Đang có công việc ổn định ở Hà Nội, nhưng vì kết hôn nên chị Hạnh buộc phải nghỉ việc để theo chồng vào Sài Gòn. Làm đám cưới khi đã có bầu ba tháng, chị Hạnh không thể xin được việc ở nơi mới nên ở nhà suốt thời gian mang bầu và sinh con. Mọi gánh nặng kinh tế đều đặt lên vai chồng.
Chồng chị Hạnh vừa lo cuộc sống hai vợ chồng, tiền nuôi con cộng thêm hàng tháng trả tiền ngân hàng cho căn nhà mua trả góp. Anh cảm thấy áp lực, lại không nhận được sự chia sẻ của vợ. Anh nói: “Nhiều lúc về nhà, muốn nói với vợ về những khó khăn trong công việc nhưng cô ấy không ra ngoài, không hiểu môi trường văn phòng phức tạp thế nào, lại không có kiến thức xã hội nên rất khó đồng cảm”. Chồng chị Hạnh tìm sự chia sẻ ở cô bạn thân và kết quả, anh ngoại tình. Khi chị Hạnh phát hiện ra, đau khổ, dằn vặt và chị muốn ly hôn để giải thoát cho cả hai nhưng sợ mình không đủ khả năng chăm con khi chưa tìm được việc làm.
Video đang HOT
Bà Thương, một chuyên viên tư vấn về tâm lý, tình yêu và hôn nhân cho rằng, nhiều gia đình sai lầm khi cho rằng chỉ cần người chồng đi làm cũng đủ nuôi vợ, con. Hạnh phúc không chỉ là sự đủ đầy về vật chất, mà còn đòi hỏi đời sống tinh thần tương ứng. Phụ nữ không đi làm có thể nhàn hạ hơn nhưng không có nghĩa là hạnh phúc hơn. Công việc nhà nhiều cộng với thái độ thiếu tôn trọng của những người xung quanh gây ra áp lực rất lớn.
Nghỉ việc ở nhà sẽ không nảy sinh vấn đề quá nghiêm trọng nếu người phụ nữ hài lòng với việc chăm chồng con và có tâm lý thoải mái. Hơn nữa, điều quan trọng là ở thái độ và sự sẻ chia của người chồng. Bản thân người chồng phải hiểu, phụ nữ ở nhà là hy sinh rất lớn và chịu nhiều áp lực từ các phía. Sự động viên, chia sẻ công việc nhà cũng như khích lệ tinh thần sẽ giúp người vợ cảm thấy dễ chịu và dễ chia sẻ hơn.
Theo Ngoisao
"Dừng lại đi anh!"
Mình dừng lại đi anh! Em sợ sẽ đến lúc cả hai phải hối hận vì đã đi quá xa. Hãy dừng lại trước khi quá muộn anh ạ" - Giọng An cất lên yếu ớt sau nụ hôn tưởng như bất tận với Tùng.
Cô không nhớ mình đã cất lời đề nghị "dừng lại" này bao nhiêu lần rồi nữa. Khi thì Tùng im lặng, khi thì anh gật đầu với vẻ mặt vô cùng buồn rầu khiến An nửa áy náy, nửa tiếc nuối.
Tính đến nay, An quen Tùng được gần 2 năm. Tuy làm trong hai cơ quan khác nhau nhưng lại cùng ngành nên hầu như sự kiện lớn nhỏ gì của ngành tổ chức 2 người đều có mặt. Tùng hơn cô gần chục tuổi, đã có vợ và hai con nhưng nhìn anh khá trẻ so với tuổi.
Lần đầu tiên ngồi cạnh nhau trong một buổi họp báo, An chủ động bắt chuyện làm quen với Tùng. Hai anh em nói chuyện thân mật và tỏ ra khá hợp nhau. Từ đó, mỗi lần họp hành, tập huấn hay hội nghị, ai đến trước lại "xí" chỗ cho người còn lại.
Ngoài những lần gặp gỡ trong công việc, khi thì An rủ Tùng đi cà phê, khi Tùng lại mời An đi chiêu đãi nhân dịp "trúng quả" gì đó. Nhờ quen Tùng mà An đã học hỏi cũng như quen biết được rất nhiều người có tiếng trong ngành.
Từ một cô sinh viên thực tập non kinh nghiệm, An được kí hợp đồng chính thức rồi được sếp tăng lương, cử tham dự các dự án quan trọng của cơ quan. Cô rất biết ơn Tùng và coi anh như người anh trai tốt bụng.
Trong các lần gặp nhau, dường như những câu chuyện An kể không bao giờ dứt. Cô tâm sự với anh đủ điều, từ công việc, bạn bè, học hành, gia đình, cho đến cả chuyện... người yêu ở xa.
Còn Tùng chín chắn, từng trải lại là người ít nói nên anh hay đóng vai nghe nhiều hơn kể. Song sau một thời gian ngắn quen biết, An cũng nắm được sơ sơ gia cảnh nhà Tùng: anh đã có hai bé, một trai, một gái, vợ anh làm việc trong một công ty đa quốc gia nên thường xuyên phải đi công tác xa nhà hàng năm trời.
Qua những cuộc điện thoại của hai con gọi cho Tùng mà An vô tình nghe được trong những lần hai người ngồi cùng nhau, An luôn xuýt xoa khen Tùng là "ông bố mẫu mực", "người chồng đảm đang". Cuộc sống của Tùng chẳng khác nào cảnh gà trống nuôi con, quanh năm anh phải đón đưa các con đi học rồi lại đóng vai ông nội trợ đảm đang. Việc lớn, việc nhỏ trong nhà mình Tùng lo liệu hết.
Chủ nhật hôm ấy, An gọi điện rủ Tùng đi cà phê, Tùng từ chối với lý do phải đưa con đi học thêm. Cô buồn rầu cúp máy, không nói thêm lời nào. Còn Tùng thì thấy lạ, vì chẳng bao giờ An gọi cho anh ngoài giờ hành chính, cô biết anh bận bịu việc gia đình, con cái.
Hơn nữa, giọng An hôm ấy lại có vẻ ủ ê, thều thào như có chuyện không vui. Sau khi đưa con đi học, thay vì ngồi đợi 2 tiếng như mọi khi, Tùng tìm đến khu nhà An ở.
Mối quan hệ vụng trộm này diễn ra được khoảng vài tháng thì An như chợt tỉnh ngộ (Ảnh minh họa).
Ngồi trong quán cà phê, mặt An buồn rười rượi. Tùng gặng hỏi mãi, An mới kể. Hóa ra cô có chuyện không vui thật. Sáng hôm ấy, An bắt xe đến Quảng Ninh mừng sinh nhật Hòa - người yêu từ thời cấp 3 đang công tác trong một đơn vị quân đội. Cô không báo trước cho Hòa với hy vọng sẽ khiến anh bất ngờ. Vừa vào đến phòng Hòa ở thì thấy tiếng râm ran nói cười của khá đông người.
Điều khiến Hòa sững sờ là trong đám đông toàn con trai ấy, có một cô gái rất dịu dàng đang ôm bó hoa to lên tặng Hòa. Khi An tiến vào phía Hòa thì mọi người hết "ô, a" lại quay ra xì xào "Nhất Hòa nhé, có 2 người đẹp dự sinh nhật, chia bớt cho anh em đi". An vừa tức giận, vừa tò mò muốn ở lại xem cô nàng kia là ai, song không kiềm chế được lòng mình, cô đùng đùng bỏ về, mặc cho Hòa đuổi theo và tiếng í ới phía sau của anh em trong đơn vị.
Vừa kể An vừa khóc nức nở khiến Tùng thấy khó xử vô cùng. An ủi thế nào cô cũng không nín. Đối mặt với sự yếu đuối của An, Tùng không còn cách nào khác đành quay sang ôm cô.
Sau tuần ấy, Hòa có xin nghỉ phép về thăm An nhưng thực chất là để giải thích với cô chuyện hôm trước. Theo lời Hòa thì đó là em gái người anh cùng đơn vị, dù anh đã nói rõ là có người yêu ở Hà Nội nhưng cô ấy vẫn thích anh.
Đến lúc này, sự ấm ức trong lòng An mới được giải tỏa. Cô tin Hòa, và hơn ai hết, cô hiểu anh không phải người lăng nhăng, dễ thay lòng đổi dạ.
Nhưng cũng sau lần An khóc hết nước mắt bên Tùng, hai người có cảm giác như gần gũi nhau hơn. Mỗi đêm sau khi Tùng cho hai con đi ngủ, thay vì chat với vợ, anh lại chat với An tâm sự đủ chuyện.
Rồi cứ chủ nhật hàng tuần, trong 2 giờ đợi con học thêm ở nhà cô giáo, Tùng lại có cuộc hẹn ngắn ngủi với An. Từ cái ôm siết chặt cho đến những nụ hôn nóng bỏng, người đàn ông xa vợ là Tùng và cô gái trẻ có người yêu bộ đội là An cứ quấn quýt lấy nhau đầy đam mê như những người mới yêu.
An mong mỏi đến mỗi chủ nhật bao nhiêu thì Tùng lại vội vã sắp xếp công việc đợi đến giờ đưa con đi học vào cuối tuần bấy nhiêu. Mối quan hệ vụng trộm này diễn ra được khoảng vài tháng thì An như chợt tỉnh ngộ. Một lần, cô tâm sự với Tùng: "Em sợ anh ạ! Sao mình lại bắt đầu để giờ dang dở thế này, anh có gia đình, còn em đã có người yêu...". Tùng nén tiếng thở dài: "Em cũng biết là anh sợ mà...". Rồi cô rụt rè nói: "Dừng lại đi anh, dừng lại trước khi quá muộn".
Dễ đến cả chục lần An nói ra lời đề nghị dừng lại. Và đúng như mong muốn của An, mỗi lần ấy, Tùng không gọi điện, không chat chit, cũng không tìm đến nhà An nữa. Nhưng rồi người nhấc điện thoại, người tìm đến trước lại là An. Cô u mê trong day dứt, khó xử vì mãi không dứt ra được nỗi nhớ nhung, ám ảnh của Tùng.
Đã có lúc An cố chịu đựng được 1 tháng không gặp, vậy mà cuối cùng cô vẫn không chiến thắng được bản thân. Quá mệt mỏi, cô tâm sự toàn bộ chuyện rắc rối của mình với người bạn thân. Bạn An khuyên: "Cứ cho Tùng có tình cảm thật và là người tốt nên chưa đi quá giới hạn với mày. Nhưng mày như thế khác nào mỡ dâng miệng mèo, thế đời nào đàn ông từ chối. Trừ khi mày dứt khoát, còn không cả mày, cả ông ấy đều rắc rối đấy".
An nghĩ mãi về lời bạn nói và cô lại quyết tâm thêm một lần nữa. Rất may, sau thời gian ấy, Hòa xin chuyển hẳn công tác về Hà Nội, gia đình anh đang tính đến nhà An bàn chuyện cưới xin. Cùng đợt này, vợ Tùng về nước nên dù thỉnh thoảng vẫn có dịp gặp nhau trong các sự kiện của ngành, cả An và Tùng đều chào hỏi qua loa rồi tạm biệt.
Theo afamily
Chồng không muốn tôi đi làm Anh bảo, tôi muốn đi làm chỉ thỏa mãn bản thân thôi, rằng tôi muốn giao lưu, chứ không hề nghĩ đến gia đình và các con. Tôi đang rơi vào tình thế bi quan. Tôi đã có chồng, con. Từ khi ra trường, tôi và chồng cùng làm tại một công ty. Rồi sau đó, chúng tôi thành lập công ty riêng...