Chỉ được tăng giá khám, chữa bệnh trong 3 trường hợp
Theo Nghị định số 85 Chính phủ vừa ban hành, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xem xét điều chỉnh trong 3 trường hợp: cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước thay đổi về cơ chế, chính sách tiền lương khi có biến động giá của các yếu tố đầu vào.
Nghị định cũng nêu rõ, năm 2013, giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính trên cơ sở 4 nhóm chi phí trực tiếp, gồm: tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để thực hiện dịch vụ (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo định mức được cơ quan có thẩm quyền quy định) tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trực tiếp để thực hiện dịch vụ duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ chi phí trả phụ cấp thường trực, chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật.
Ngoài ra, nghị định nghiêm cấm các cơ sở y tế, công chức, viên chức y tế thu thêm của người bệnh ngoài mức giá đã được cơ quan có thẩm quyền quy định, chỉ định các kỹ thuật y tế không đúng với hướng dẫn quy trình kỹ thuật và hướng dẫn điều trị…
Theo TNO
Cần quy định rõ cơ chế bảo vệ nguồn tin báo chí
Nhiều vấn đề như nhận diện các vi phạm đạo đức nghề nghiệp, bài học, nguyên nhân và những giải pháp kiến nghị đã được đề cập trong hội thảo khoa học quốc gia "Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin", do Hội Nhà báo Việt Nam và Học viện Báo chí Tuyên truyền phối hợp tổ chức ngày 11.10 tại Hà Nội.
Không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam và đội ngũ gần 19.000 nhà báo với bản lĩnh, tính tiên phong, tấm lòng vì nước vì dân trong những năm qua, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ báo chí, yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ, coi thường pháp luật đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng danh dự đội ngũ nhà báo và làm phiền lòng nhân dân. Nhiều ý kiến tại hội thảo đã cho rằng ở vấn đề này cần thấy rõ trách nhiệm của Ban biên tập các tờ báo trong việc định hướng tờ báo và trách nhiệm với đất nước, trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên Trách nhiệm của hệ thống đào tạo sinh viên báo chí cần đưa vào chương trình chính thức môn học về đạo đức nghề báo Có chế tài mạnh mẽ trong xử lý các sai phạm về đạo đức nghề nghiệp Đặc biệt cần có quy định rõ ràng hơn trong việc bảo vệ nguồn tin của các cơ quan báo chí, như dự thảo luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) lại đề cập các cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Điều này hoàn toàn không phù hợp với luật Báo chí và đạo đức nghề nghiệp...
* Ngày 11.10, phát biểu tại cuộc họp báo định kỳ (quý 3/2012), Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Cần Thơ Lê Hùng Dũng cho rằng thời gian qua trên địa bàn có hiện tượng lãnh đạo sở ngành, UBND các cấp né tránh, hạn chế tiếp xúc, trả lời cơ quan báo đài. Để chấm dứt tình trạng này, lãnh đạo TP yêu cầu thủ trưởng tất cả cơ quan, đơn vị khi phóng viên báo đài đến đăng ký làm việc đúng quy định thì lãnh đạo cơ quan (giám đốc hoặc các phó giám đốc) phải sắp xếp thời gian trao đổi, phát ngôn với đại diện cơ quan truyền thông. Lãnh đạo các cơ quan phải chấm dứt ngay việc chỉ cử cấp trưởng hoặc phó phòng thay mặt đơn vị trả lời báo chí qua loa cho có...
Theo TNO
Chuyện hiếm: Trường học chỉ thu 1 khoản Tại TP.HCM, một số trường thực hiện đúng cơ chế tự chủ như THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Nguyễn Thái Bình việc thu chi rất được phụ huynh ủng hộ. Từ năm 2007 đến nay, Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Q. Tân Bình) chỉ thu của học sinh một mức thu duy nhất 110.000 đồng/học sinh/tháng. Ngoài các khoản...