Chỉ được sử dụng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ thú y
Đó là một trong những quy định tại Dự thảo Luật Chăn nuôi, theo đó, chỉ được sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nhằm mục đích trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh và phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non khi có kê đơn của bác sĩ thú y.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, quản lý hiệu quả chất lượng thức ăn chăn nuôi, dự thảo luật cũng quy định thức ăn thương mại phải có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; được sản xuất tại cơ sở đủ điều kiện; phải được công bố sản phẩm trên Cổng thông tin của Bộ NNPTNT.
Theo Dự thảo Luật Chăn nuôi, việc dùng kháng sinh cho vật nuôi phải theo đơn của bác sĩ thú y. Ảnh: I.T
Dự thảo luật cũng bổ sung quy định quản lý đối với từng loại thức ăn chăn nuôi: Đậm đặc, hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, theo tập quán và nguyên liệu đơn; bổ sung quy định về sử dụng phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp hoặc thực phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng cho người sang làm nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần. Nguyên nhân chính là do lạm dụng kháng sinh, có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỷ lệ lên đến 91%.
Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT), việc sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản sẽ dẫn đến khả năng tồn dư hóa chất trong thực phẩm. Lượng tồn dư này khó loại bỏ trong quá trình chế biến, nếu tích tụ sau một thời gian sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đơn cử như kháng sinh Chloramphenicol trước đây là kháng sinh đặc trị nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn nhưng sau đó bị cấm vì tác dụng phụ gây ức chế sự hoạt động của tủy xương dẫn đến thiếu máu và suy tủy, ngoài ra thuốc này còn có khả năng gây ra hội chứng xanh xám ở trẻ sơ sinh. Việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh có thể làm xuất hiện các chủng kháng thuốc (nhờn thuốc) nên khi điều trị bệnh cho người sẽ không có hiệu quả.
Tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của con người và làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Nguyên nhân là do khả năng kháng thuốc của các dòng vi khuẩn gây bệnh ở động vật cũng có khả năng lan truyền sang người và khi con người bị nhiễm bệnh sẽ làm cho khả năng chữa trị khó và phức tạp.
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu không quản lý và nâng cao kiến thức sử dụng thì kháng sinh sẽ tràn lan trên thị trường, được sử dụng tùy tiện, bừa bãi. Khi đó, những loại kháng sinh đắt tiền cũng sẽ không có hiệu quả, tạo thành gánh nặng cho ngành y tế, cho cộng đồng.
Video đang HOT
Theo Danviet
Phát triển thịt mát nhưng vẫn phải đảm bảo ATTP cho thịt tươi
Ngày mai (10.8), tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ NNPTNT sẽ tổ chức hội thảo góp ý Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) Thịt mát - Yêu cầu kỹ thuật. Việc ban hành TCVN về thịt mát có ý nghĩa như thế nào, lộ trình thực hiện ra sao? Phóng viên NTNN đã trao đổi với ông Nguyễn Như Tiệp (ảnh) - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) nhằm làm rõ vấn đề này.
Cung ứng thịt an toàn, chất lượng cao
Được biết, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) đã được Bộ NNPTNT giao chủ trì xây dựng tiêu chuẩn về thịt mát. Ông có thể cho biết những nét chính trong dự thảo lần này?
- Dự thảo tiêu chuẩn thịt mát có mấy điểm quan trọng chính, đó là yêu cầu về kỹ thuật đối với sản phẩm thịt mát. Theo đó, chúng tôi đã nêu rõ quy trình về sản xuất thịt mát, là sau khi thân thịt con lợn được giết mổ, làm sạch xong, thì phải đưa ngay vào kho lạnh để hạ nhiệt độ thân thịt xuống từ 0 - 4 độ C trong thời gian từ 16-24 giờ để đảm bảo quá trình chín sinh hóa.
Sắp có tiêu chuẩn quốc gia về thịt mát. Ảnh: T.L
Sau đó, thân thịt được đưa ra pha lọc, sơ chế trong điều kiện nhiệt độ phòng được làm lạnh, nhiệt độ thân thịt lúc đó yêu cầu không quá 7 độ C. Quá trình vận chuyển, bảo quản, bày bán cũng được yêu cầu bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 0- 4 độ C.
Theo ông, chất lượng thịt lợn của chúng ta hiện nay như thế nào?
- Chất lượng thịt cho người tiêu dùng ở trong nước hiện nay đang ở mức trung bình và nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ khâu giết mổ, sơ chế, pha lọc. Số liệu giám sát trên diện rộng những năm gần đây cho thấy, mặc dù tỷ lệ mẫu vi phạm giảm, nhưng tỷ lệ mẫu vi phạm về các chỉ số vi sinh, ví dụ như E.Coli vượt mức cho phép hay Salmonella (vi khuẩn gây thương hàn) lại ở mức tương đối cao. Nguyên nhân là do khâu giết mổ, vận chuyển, bảo quản sau giết mổ không đảm bảo vệ sinh.
Như vậy, rất cần thiết phải có sự đổi mới trong công tác quản lý chất lượng thịt, thưa ông?
- Chúng ta cần phải đổi mới trong xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cũng như có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các cơ sở giết mổ, vận chuyển và kinh doanh, bày bán sản phẩm để người ta đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ, bảo quản, bày bán để làm sao giảm thiểu tỷ lệ nhiễm vi sinh xuống.
Hiện tại ở Việt Nam đang lưu hành hai sản phẩm: Một là thịt tươi, hai là thịt lạnh đông. Thịt lạnh đông đương nhiên sau khi giết mổ người ta đem đi cấp đông thì sẽ không còn cơ hội để vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Còn đối với thịt tươi, sau khi giết mổ xong lại để ở nhiệt độ thường, cộng thêm các thực hành trong giết mổ, bảo quản, bày bán không được vệ sinh nên gây ô nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nguyên tắc để giảm ô nhiễm vi sinh là nhanh, lạnh và sạch.
Gần đây rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào cơ sở giết mổ để đảm bảo nguyên tắc đó, nhanh, lạnh và sạch. Và chúng ta cũng có cơ chế, chính sách để hỗ trợ khâu bảo quản và bày bán. Để đảm bảo nguyên tắc lạnh, trên thế giới đưa ra tiêu chuẩn thịt mát.
Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng ra với mục đích vừa để minh bạch chất lượng thịt, vừa giúp quản lý các cơ sở giết mổ dễ dàng hơn. Theo ông, điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng thịt trong tương lai?
- Đương nhiên tiêu chuẩn này ban hành để nâng cao chất lượng thịt trong tương lai và tiến đến chúng ta cũng chỉ sản xuất thịt mát vì thịt này mới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng trong thời kỳ quá độ vẫn tồn tại 2 loại sản phẩm, bởi vì không thể một lúc chuyển sang làm thịt mát được. Các cơ sở giết mổ, sơ chế, pha lọc cũng được định hướng sẽ chuyển sang thịt mát. Điều này không những để cung ứng cho người tiêu dùng sản phẩm thịt an toàn, chất lượng cao mà còn phục vụ công tác tiếp cận thị trường.
Đẩy mạnh truyền thông để người tiêu dùng thay đổi thói quen
Ông đã thấy tín hiệu các doanh nghiệp thực phẩm hưởng ứng như thế nào đối với bộ tiêu chuẩn đang dự thảo?
- Tôi cho rằng các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến thịt rất hứng khởi, muốn sớm có tiêu chuẩn. Chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến lần cuối vào 10.8, sau đó sẽ hoàn thiện, trình Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và chính thức ban hành vào cuối tháng 9.2018.
Việc chúng ta chuẩn hóa tiêu chuẩn về thịt mát là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đảm bảo việc quản lý, đảm bảo nguồn thịt an toàn, chất lượng cao cho người dân, nhưng đồng thời cũng phục vụ cho xuất khẩu thịt sau này.
Nếu sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật trong toàn bộ quá trình từ giết mổ, pha lọc đến bảo quản, bày bán thì mới được ghi nhãn thịt mát. Còn nếu không đáp ứng một trong các yêu cầu đó thì ghi là thịt tươi. Chúng ta không ngăn cản loại hình sản phẩm nào cả nhưng phải minh bạch thông tin cho người tiêu dùng.
Vẫn phải có kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm cho thịt tươi
Người Việt vẫn có thói quen ưa dùng thịt tươi. Vậy trong ngày một ngày hai thói quen đó có thay đổi được không và chúng ta có khó khăn gì khi đẩy mạnh tiêu thụ thịt mát, thưa ông?
- Để áp dụng tiêu chuẩn thịt mát, các cơ sở giết mổ, sơ chế, pha lọc thịt phải đầu tư thêm về kho lạnh, về phương tiện vận chuyển. Còn làm sao chúng ta tiêu thụ được sản phẩm thịt mát thay sản phẩm thịt tươi hiện nay thì phải đẩy mạnh truyền thông cho người tiêu dùng biết thế nào là thịt mát, thịt mát khác với thịt tươi như thế nào và lợi ích của thịt mát khác thịt tươi ra sao?.
Theo đó, doanh nghiệp phải có một chương trình tuyên truyền, truyền thông rất chi tiết về thịt mát. Tức là chúng ta phải tham chiếu các tài liệu của quốc tế, phải thực nghiệm trên một số thứ nữa để làm sao đưa ra những bằng chứng hết sức thuyết phục. Chỉ như vậy mới có thể thuyết phục người tiêu dùng. Được sử dụng một sản phẩm vừa an toàn vừa chất lượng cao thì người tiêu dùng sẽ ủng hộ, lúc đó sẽ thúc đẩy được ngành công nghiệp chế biến thịt mát.
Từ thay đổi nhận thức sẽ dẫn tới thay đổi hành vi, tức là người ta phải nhận thức được bởi vì từ trước đến nay nhiều người chưa phân biệt được thịt tươi và thịt mát; thứ hai cũng chưa có bằng chứng thuyết phục đúng là thịt mát an toàn, chất lượng hơn thì bây giờ phải cung cấp thông tin để người ta hiểu. Trong thời gian tới, lộ trình chuyển tiếp phải có cả thịt mát và thịt tươi bán song song ở chợ truyền thống.
Tuy nhiên, tôi cũng phải khẳng định rằng, không phải tất cả thịt tươi là mất an toàn, mà chiến lược của chúng ta vẫn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt tươi, chứ không phải chỉ phát triển thịt mát mà bỏ rơi thịt tươi. Tới đây, Bộ NNPTNT và các Bộ, ngành khác sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đảm bảo an tòa thực phẩm đối với thịt tươi, ấm.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Sắp có tiêu chuẩn quốc gia về "thịt mát": Cơ sở cho XK thịt lợn Bộ NNPTNT đang giao Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về "thịt mát" và dự kiến sắp tới sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến lần cuối trước khi hoàn tất TCVN về "thịt mát". Theo đánh giá của Nafiqad, việc ban hành tiêu chuẩn quốc gia đối với...