Chỉ được 4 phiếu, người cam kết mang về hơn trăm tỉ cho VFF trượt ghế nóng!
Thế thì ai đã trúng sau cuộc bỏ phiếu tại Đại hội thường niên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ( VFF) được tổ chức vào sáng 21.11? Tân Phó chủ tịch VFF phụ trách tài trợ là ông Lê Văn Thành!
Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải tặng hao chúc mừng ông Lê Văn Thành
Sau khi ông Cấn Văn Nghĩa xin từ chức từ tháng 6 năm 2019 (6 tháng kể từ Đai hội VFF khóa 8 tiến hành vào tháng 12.2018), cuộc đua vào chiếc ghế Phó chủ tịch phụ trách tài chính và vận động tài trợ VFF thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận và giới truyền thông.
Vì một số ứng viên xin rút nên cuộc đua chỉ còn 3 ứng viên gồm ông Phạm Thanh Hùng – Ủy viên Ban chấp hành VFF, Trưởng ban Bóng đá nữ VFF; ông Trần Văn Liêng – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cacao Việt Nam và ông Lê Văn Thành – Ủy viên Ban chấp hành VFF, Trưởng ban Tài chính và vận động tài trợ VFF.
Video đang HOT
Đại hội thường niên VFF
Bỏ phiếu!
Tại Đại hội thường niên VFF vào sáng 21.11, có 71 đại biểu tham gia bỏ phiếu. Ban Bầu cử do ông Vũ Xuân Thành – Trưởng Ban Kỷ luật VFF làm trưởng ban tiến hành công tác kiểm phiếu trực tiếp tại Đại hội. Đây cũng là lần đầu tiên việc kiểm phiếu được thực hiện ngay trước Đại hội, nhằm đảm bảo tối đa tính công khai, minh bạch trong công tác bầu cử.
71 phiếu phát ra, Ban bầu cử thu về 71 phiếu, trong đó có 4 phiếu không hợp lệ, 67 phiếu hợp lệ. Ông Phạm Thanh Hùng được 28 phiếu, ông Trần Văn Liêng được vỏn vẹn 4 phiếu.
Ông Lê Văn Thành đắc cử chức Phó chủ tịch tài trợ VFF với 35 phiếu, chiếm 52%. Hiện ông Thành còn đang giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam.
Ông Trần Văn Liêng
Xin được nhắc lại, trong một lần trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên cách đây vài tháng, một trong ba ứng viên là ông Trần Văn Liêng cho hay: “Trước Đại hội nhiệm kỳ VFF khóa 8, tôi đã từng là một trong các ứng viên và cũng đã từng đưa ra đề án rất rõ ràng về việc nếu trúng cử, tôi sẽ làm gì để có lợi cho bóng đá Việt Nam. Rất tiếc là ở đại hội vào tháng 12.2018, ông Cấn Văn Nghĩa đã trúng cử, đề án của tôi đã bị VFF bỏ qua.
Tôi đã được tái đề cử và một lần nữa tôi sẽ bước vào cuộc đua một cách quyết liệt. Hệ sinh thái bóng đá Việt Nam (VFEco) do tôi xây dựng là một app ứng dụng hoạt động trên nền tảng điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác cho phép người hâm mộ dễ dàng tiếp cận các sản phẩm bóng đá. Nguồn thu chính của VFEco là người dùng trả phí tải app ứng dụng theo các gói dịch vụ sản phẩm bóng đá. Tôi đã từng đưa ra con số dự toán là năm 2019 VFEco sẽ mang về khoảng 125 tỉ đồng cho VFF. Nay tôi không lặp lại con số đó nữa nhưng tôi sẽ chứng minh được bằng hành động cụ thể”.
Ông Lê Văn Thành cam kết sẽ làm hết sức cho bóng đá Việt Nam có nhiều tiền
Nhưng đáng tiếc, ông Liêng đã một lần nữa không trúng cử. Chiếc ghế nóng VFF đã có chủ mà như phát biểu của Phó chủ tịch VFF phụ trách truyền thông Cao Văn Chóng: “Theo quan điểm của tôi, chúng ta không nên đặt nặng vấn đề còn bao nhiêu năm, bởi đó là tư duy nhiệm kỳ và sẽ làm cản trở đến mục tiêu phát triển của bóng đá Việt Nam trong dài hạn. Điều quan trọng là VFF nhận thấy sự cần thiết phải kiện toàn bộ máy để để đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn, tạo sự thúc đẩy nhanh hơn, toàn diện hơn đối với hoạt động bóng đá trong nước, không chỉ trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ mà còn tạo sự tiếp nối qua các giai đoạn, các thời kỳ theo mục tiêu, định hướng mà VFF đặt ra”
Chuyện kiếm tiền cho bóng đá
Trong các liên đoàn thể thao, bóng đá là "giàu" nhất. Đặc biệt, trong hơn 2 năm qua, với những thành công vang dội cùng HLV Park Hang-seo, "hữu xạ tự nhiên hương" VFF không còn trong cảnh phải "giật gấu vá vai" về kinh phí.
Hôm nay 21-11, tại Đại hội thường niên Ban chấp hành (BCH) VFF sẽ bầu Phó chủ tịch phụ trách tài chính và vận động tài trợ - chiếc ghế đã bỏ trống 17 tháng qua khi ông Cấn Văn Nghĩa từ chức.
Doanh nhân Lê Văn Thành
3 ứng viên gồm: ông Lê Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Động Lực; ông Phạm Thanh Hùng, Chủ tịch Công ty Khoáng sản vàng Hà Giang, ông chủ CLB Than QN và ông Trần Văn Liêng, Chủ tịch Công ty Vinacacao. Từ bài học ông Cấn Văn Nghĩa, hy vọng lần này các ủy viên BCH VFF sẽ có lá phiếu đúng đắn.
Ông Liêng từng thất bại tại Đại hội VIII và là "người ngoài" duy nhất trong 3 ứng viên. Tuy nhiên, ông Thành không được đánh giá cao về uy tín và khả năng kiếm tiền khi doanh nghiệp Động Lực chỉ kinh doanh bóng banh và tài chính của Liên đoàn Bóng chuyền mà ông là chủ tịch luôn chật vật. Còn ông Hùng không chỉ đã quá nhiều chức vụ (Phó chủ tịch VPF, Trưởng ban Bóng đá nữ VFF) mà bản thân CLB Than QN của ông còn nợ nần cầu thủ. Với ông Liêng, đề án kiếm tiền bằng ý tưởng thành lập "Hệ sinh thái bóng đá Việt Nam" quá mới mẻ và có phần khó hiểu với nhiều người, nhưng việc sẵn sàng dẹp bỏ tự ái chấp nhận ra tranh cử một lần nữa cho thấy nhiệt tình và tâm huyết của ông chủ Vinacacao. Tại sao không mạnh dạn lựa chọn làn gió mới, hơn nữa nhiệm kỳ VIII cũng chỉ còn 2 năm?
Cũng liên quan đến tài chính, một vấn đề quan trọng khác được chờ đợi tại đại hội là VFF đã và sẽ giải ngân gói hỗ trợ 1 triệu USD của FIFA (không kể 500 ngàn USD cho bóng đá nữ) cho việc tái thiết các hoạt động bóng đá sau Covid-19 đến đâu, ra sao?
Bóng đá Việt Nam chờ đợi gì vào năm 2021? Năm 2020 là một năm vô cùng khó khăn đối với thể thao nước nhà, trong đó bộ môn bóng đá gánh chịu nhiều nhất do dịch bệnh Covid-19. Tính đến thời điểm này các giải bóng đá đã hạ màn thành công, mang đến một bộ mặt mới cho bóng đá Việt Nam. V-League 2020 phải tạm hoãn 2 lần cuối cùng...