Chỉ định thầu 12 dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 thế nào?
Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng cho phép chia gói thầu xây lắp của dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 theo quy mô 3.000 – 5.000 tỉ đồng để phù hợp khi chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu.
Cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45 thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đang được thi công với mục tiêu hoàn thành vào cuối năm 2022 – Ảnh: TUẤN PHÙNG
Bộ Giao thông vận tải cho biết như vậy trong báo cáo Thủ tướng về tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Từ thực tế triển khai các dự án, Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh hai yếu tố quan trọng khi chọn nhà thầu là năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu và quy mô gói thầu xây lắp của dự án.
Theo Bộ Giao thông vận tải, trong 10 năm qua có 48 nhà thầu đã tham gia thi công xây dựng công trình giao thông cấp II trở lên có giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 350 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 7 nhà thầu đã tham gia gói thầu giá trị từ 1.000 – 1.500 tỉ đồng, 7 nhà thầu đã tham gia gói thầu giá trị từ 1.500 tỉ đồng trở lên.
Trong khi đó, dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 có 12 dự án thành phần, mỗi dự án có tổng mức đầu tư từ 7.600 đến hơn 20.000 tỉ đồng. Theo đó, giá trị gói thầu xây lắp tương ứng khoảng 5.900 đến 15.100 tỉ đồng/dự án.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, phải lựa chọn nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án này, không chia nhỏ gói thầu, đảm bảo tính đồng bộ.
Từ thực tế triển khai dự án đường cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017 – 2020, Bộ Giao thông vận tải cho biết nếu phân chia với phạm vi khoảng 20 – 40km/gói thầu sẽ có giá trị dự kiến khoảng 3.000 – 5.000 tỉ đồng. Khi đó 1 gói thầu xây lắp có khoảng 3 nhà thầu liên danh sẽ thuận lợi về điều hành, phối hợp trong thi công…
Nếu phân chia gói thầu có quy mô từ 5.000 – 15.000 tỉ đồng thì trong 10 năm gần đây chỉ có 1 nhà thầu đã thực hiện hợp đồng xây lắp giá trị 5.715 tỉ đồng.
Các nhà thầu còn lại không đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu có giá trị như trên với tư cách là nhà thầu độc lập. Do đó, phải lập liên danh khoảng 5 – 10 nhà thầu mới đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để dự thầu.
Nhưng với gói thầu có liên danh hơn 5 nhà thầu thì bộ máy quản lý, năng lực điều hành trong liên danh khó đảm bảo tính đồng bộ, khó phân định trách nhiệm giữa các nhà thầu.
Video đang HOT
Trường hợp phân chia gói thầu nhỏ hơn sẽ có nhiều nhà thầu tham gia dự án, khó đảm bảo tính đồng bộ, chất lượng, tiến độ; không thu hút được nhà thầu mạnh tham gia.
Để đảm bảo lựa chọn nhà thầu theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị phân chia với phạm vi khoảng 20 – 40km/gói thầu, giá trị khoảng 3.000 – 5.000 tỉ đồng (12 dự án thành phần với chiều dài khoảng 729km dự kiến chia thành 30 gói thầu); số lượng nhà thầu liên danh khoảng 3 nhà thầu/gói thầu.
Về chỉ định thầu theo nghị quyết của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải sẽ thực hiện theo 2 bước:
Bước 1: căn cứ quy mô gói thầu được Thủ tướng chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải sẽ đăng tải công khai tiêu chí lựa chọn nhà thầu để các nhà thầu đăng ký, bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu.
Bước 2: Căn cứ dự toán đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán, chủ đầu tư phê duyệt, phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu trong danh sách, đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu, thẩm định, phê duyệt kết quả chỉ định thầu.
Làm cao tốc Bắc - Nam, không được lùi tiến độ
Thứ trưởng Lê Đình Thọ khẳng định các dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn phía Đông đang thi công hiện nay như Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây... phải hoàn thành đúng tiến độ trước ngày 31-12-2022, không có trường hợp lùi thời gian.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ phát biểu tại cuộc làm việc với đoàn công tác Ủy ban Kinh tế Quốc hội - Ảnh: ĐỨC TRONG
Sáng 2-8 tại Bình Thuận, đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội làm việc với Bộ Giao thông vận tải, các địa phương liên quan và nhà thầu về tình hình thực hiện dự án xây dựng một số đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020.
Trước khi họp bàn lắng nghe các ý kiến, đoàn giám sát đã đi thực địa tại một số dự án đang thi công như Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết...
Nhà thầu tiếp tục "than" khó
Theo Bộ Giao thông vận tải, đến nay công tác giải phóng mặt bằng cơ bản hoàn thành. Tổng khối lượng xây lắp hoàn thành đến ngày 22-7 đạt khoảng 26.000/57.000 tỉ đồng, tương đương 45,6%.
Về công tác giải ngân vốn ngân sách, lũy kế đến thời điểm này đạt khoảng 39.000/78.000 tỉ đồng, tương đương 50,37% giá trị phần vốn.
Nhà thầu đang thi công dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết - Ảnh: VĂN BÌNH
Tại buổi làm việc, đại diện các nhà thầu cho rằng thời gian qua giá nhiên - vật liệu xây dựng biến động mạnh, gây khó khăn trong việc thi công. Chi phí thực tế thi công đội lên cao gấp nhiều lần so với chi phí trượt giá trong hợp đồng. Nếu kéo dài thêm sẽ có nguy cơ phá sản...
Các nhà thầu còn trình bày dự án thi công trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nhiều tháng liền, nhiều công nhân - kỹ sư mắc bệnh, việc cung ứng nhân lực và nguồn vật liệu khó khăn do phong tỏa... đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ.
Từ đó, các nhà thầu kiến nghị tính toán lại mốc thời gian hoàn thành dự án và giải quyết những khó khăn về chi phí thi công.
Chậm tiến độ còn do năng lực nhà thầu
Tại buổi họp, các thành viên trong đoàn giám sát và đại diện địa phương có dự án đi qua chia sẻ về những khó khăn hiện nay mà các nhà thầu gặp phải.
"Nguyên tắc hợp đồng là lời ăn lỗ chịu. Tuy nhiên, vừa qua có nhiều lý do bất khả kháng khiến các nhà thầu gặp khó khăn nên sẽ xem xét, đề xuất hỗ trợ" - một thành viên đoàn giám sát nêu ý kiến.
Tuy nhiên, nhiều thành viên trong đoàn giám sát, chủ đầu tư và lãnh đạo các địa phương còn chỉ ra một phần do các nhà thầu chưa thực sự tập trung cho dự án.
Nhà thầu đang thi công dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết - Ảnh: VĂN BÌNH
Ông Dương Văn An - bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận - cho rằng phải rút kinh nghiệm tại các dự án trong giai đoạn đầu này để chuẩn bị kỹ hơn cho các dự án tiếp theo.
"Trước khi lập dự án thì nhà thầu phải khảo sát chất lượng, số lượng và lên phương án kế hoạch cung cấp nguồn vật liệu cho thật kỹ, tránh bị động như vừa qua. Có nhiều nhà thầu thiếu năng lực trong việc lập hồ sơ khai thác mỏ, chậm phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện" - ông An nêu điển hình.
Tương tự, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho rằng chúng ta đang vừa làm vừa chuẩn bị nên thường xuyên bị động, phải thay đổi tư duy này, sẵn sàng thật kỹ trước khi khởi công.
Theo ông Thọ, các nhà thầu phải báo cáo chi tiết, rõ ràng hơn về trách nhiệm trong việc chậm trễ tiến độ.
Ông Thọ khẳng định các dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn phía Đông đang thi công hiện nay như Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây... phải hoàn thành đúng tiến độ trước ngày 31-12-2022, không có trường hợp lùi thời gian.
"Có thể hoàn thành thông xe kỹ thuật năm 2022, còn các chi tiết nhỏ hơn dời sang năm 2023. Các chủ đầu tư và nhà thầu phải suy nghĩ làm cho bằng được, mặc dù khó khăn. Bộ đang kiên quyết làm, sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm, không có tình trạng để đơn vị thi công cầm chừng" - ông Thọ yêu cầu.
Ông Thọ cho rằng các nhà thầu phải báo cáo trung thực, khách quan về chuyện tăng giá để có những giải pháp hợp lý, không thể nói chung chung để "than" khổ.
"Mỗi loại vật liệu tăng theo từng thời điểm và từng giai đoạn thi công. Vừa qua, tôi truy một vài cái là chưa đúng lắm đâu. Các nhà thầu phải củng cố lại nhân lực lẫn mô hình để làm cho hiệu quả hơn" - ông Thọ nhắc nhở nhà thầu thi công.
Ông Vũ Hồng Thanh - chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội - phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: ĐỨC TRONG
Kết luận buổi làm việc, ông Vũ Hồng Thanh - chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội - cho biết sẽ phối hợp với bộ hoàn thiện báo cáo, gửi lên cơ quan thẩm quyền để tháo gỡ khó khăn này. Ông Thanh cũng dẫn chứng một phần chậm tiến độ còn do năng lực nhà thầu.
"Qua chuyến khảo sát thực tế, có những đoạn chẳng thấy máy móc thi công. Quốc hội đã dành hết nguồn lực giải quyết nhanh nhất. Đây là dự án quan trọng của cả nước. Nhà thầu phải có trách nhiệm hơn" - ông Thanh nhấn mạnh.
Cao tốc Bắc - Nam vẫn khó khăn về vật liệu đất đắp Thông tin về tình hình triển khai dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, tính đến hết tháng 5/2022, tổng khối lượng xây lắp hoàn thành dự án đạt gần 22.700 tỷ đồng, tương đương 40% giá...