Chỉ định cơ quan đầu mối triển khai Hiệp định RCEP
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 328/QĐ-TTg chỉ định cơ quan đầu mối để triển khai Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực ( Hiệp định RCEP).
Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP, sáng 15/11/2020. Ảnh tư liệu: Thống Nhất/TTXVN
Về các cơ quan đầu mối thực hiện các Chương của Hiệp định RCEP, Phó Thủ tướng chỉ định Bộ Công Thương chủ trì thực hiện Chương 1 – Các điều khoản ban đầu và định nghĩa chung; Chương 3 – Quy tắc xuất xứ; Chương 7 – Phòng vệ thương mại; chương 8 – Thương mại dịch vụ; Chương 13 – Cạnh tranh.
Đối với Chương 2 – Thương mại hàng hóa, cơ quan chủ trì thực hiện là Bộ Công Thương (đối với các nội dung về thuế nhập khẩu của các nước thành viên RCEP, quy định chung và quản lý xuất nhập khẩu); Bộ Tài chính (đối với các nội dung về thuế nhập khẩu của Việt Nam); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các nội dung liên quan đến nông sản).
Video đang HOT
Bộ Tài chính ( Tổng cục Hải quan) chủ trì thực hiện Chương 4 – Các thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện Chương 5 – Các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.
Với Chương 11 – Sở hữu trí tuệ, cơ quan chủ trì thực hiện là Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với các vấn đề chung, nội dung liên quan đến sở hữu công nghiệp và thực thi quyền sở hữu trí tuệ); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với nội dung liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với nội dung liên quan đến quyền với giống cây trồng).
Phó Thủ tướng cũng chỉ định các cơ quan đầu mối để tiếp nhận, trao đổi thông tin và đầu mối liên lạc với các nước đối tác; chỉ định các cơ quan đầu mối tham gia các Ủy ban thực hiện Hiệp định RCEP…
Trong quá trình triển khai Hiệp định, trường hợp cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Hiệp định RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch. Hiệp định RCEP có hiệu lực từ tháng 1/2022 góp phần đa phương hóa các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Chuyến tàu trái cây đầu tiên của ASEAN sau khi RCEP có hiệu lực tới Trung Quốc
Chuyến tàu chở trái cây đầu tiên của ASEAN sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực đã tới Trung Quốc từ hôm 6/1.
Tiếp theo chuyến tàu đầu tiên của Trung Quốc chở hàng sang Hà Nội vào ngày 1/1/2022 ngay sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực, theo thông tin từ Công ty hữu hạn Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc chi nhánh Nam Ninh, chuyến tàu trái cây đầu tiên của ASEAN nhập khẩu vào Trung Quốc cũng đã đến Bằng Tường của Quảng Tây từ trưa 6/1.
Chuyến này mang theo 17 container sầu riêng Thái Lan với tổng trọng lượng 288 tấn, trị giá khoảng 11 triệu nhân dân tệ (hơn 1,7 triệu USD).
Chuyến tàu trái cây đầu tiên của ASEAN sau RCEP có hiệu lực nhập khẩu vào Trung Quốc. (Ảnh: Đài Phát thanh Truyền hình Nam Ninh)
Để đảm bảo chuyến tàu được thông quan nhanh và hiệu quả, lần đầu tiên hải quan Bằng Tường đã triển khai hệ thống kiểm tra container cỡ lớn H986. Hệ thống này có thể hoàn thành việc kiểm tra cả tàu và container qua máy mà không cần dừng tàu. Quá trình kiểm tra và quét máy của hệ thống chỉ mất không đến 1 phút.
Bằng Tường là một thành phố của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam.
Thống kê của phía Trung Quốc cho thấy, trong năm 2021, tổng số 346 chuyến tàu giữa Trung Quốc - Việt Nam đã được vận hành, tăng 108,4% so với cùng kỳ, trong đó vận chuyển trái cây 19.400 tấn, tăng 14,66%.
Theo truyền thông Trung Quốc, RCEP có hiệu lực sẽ mở rộng hơn nữa nguồn hàng cho các chuyến tàu xuyên biên giới này. Trong năm 2022, Công ty hữu hạn Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc chi nhánh Nam Ninh dự kiến sẽ vận hành 400 chuyến tàu xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Việt Nam tham gia khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, nông sản nào được lợi nhất? Việc Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong xuất khẩu nông sản, một lĩnh vực Việt Nam đang có lợi thế. Tham gia RCEP, không gian chuỗi sản xuất nông nghiệp mở rộng hơn Theo ông Ngô Xuân...