Chỉ điểm 3 loại ung thư thường gặp ở người trẻ tuổi
Dù chưa có thống kê đầy đủ về việc trẻ hóa ung thư ở Việt Nam, song một số bệnh ung thư ở nước ta có độ tuổi mắc sớm hơn so với thế giới.
Ung thư máu là bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm 1/3 tổng số trường hợp mắc ung thư hàng năm ở trẻ.
Hầu hết các loại ung thư máu khởi phát từ tủy xương, nơi máu được sản sinh. Ung thư máu là hiện tượng các tế bào máu phát triển và phân chia mất kiểm soát, làm rối loạn các chức năng bình thường của tế bào máu như chống lại các tác nhân xâm hại hay sản sinh tế bào máu mới.
Khác với nhiều loại ung thư thường gặp như: ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đầu cổ, ung thư máu không hình thành các khối u thể rắn. Thay vào đó, các tế bào ung thư phát tán khắp các mạch máu, hạch bạch huyết hay tủy xương.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 300.000 ca mắc mới ung thư máu và cũng có đến 220.000 người chết vì căn bệnh này hàng năm.
Ung thư xương là tổn thương ác tính xương gây phá hủy mô xương bình thường. Không phải tất cả các khối u xương đều ác tính. Thực tế, u xương lành tính phổ biến hơn so với u xương ác tính. Cả hai khối u xương ác tính và lành tính có thể phát triển từ mô xương khỏe mạnh, nhưng khối u lành tính không lây lan, không phá huỷ mô xương và hiếm khi trở thành mối đe dọa cuộc sống.
Hầu hết các khối u xương xuất hiện ở người trẻ. Ở giai đoạn này, xương phát triển với tốc độ nhanh nhất, nên cũng dễ làm phát sinh đột biến. Trong trường hợp đột biến xảy ra ở vùng gen khiến tế bào phân chia không kiểm soát thì khối u sẽ hình thành.
Ung thư xương có thể xuất hiện ở bất kỳ một vị trí xương nào, nhưng có khoảng trên 50% bệnh nhân ung thư xương xuất hiện ung thư ở những xương dài như cánh tay và chân. Có khoảng 50% trường hợp bị ung thư xương ở đầu dưới của xương đùi hoặc đầu trên của xương chày – vùng xung quanh khớp gối thường hay gặp khối u hơn cả.
Video đang HOT
Ung thư vú
Trong 5 loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới, ung thư vú đứng vị trí đầu bảng với 43,1/100.000 dân, với tỉ lệ tử vong 12,9/100.000 dân. Tiếp đến là ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tử cung.
Ung thư vú có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, không loại trừ phụ nữ trẻ tuổi. Chính vì vậy, ngay cả những phụ nữ trong độ tuổi 20 cũng không nên chủ quan mà cần có các biện pháp phòng ngừa.
Có đến khoảng 80 – 90% bệnh nhân ung thư vú phát hiện có khối u khi ở giai đoạn 0 – 1 hoàn toàn có thể dùng tay sờ nắn để phát hiện. Tự kiểm tra vú thường xuyên tại nhà là việc làm quan trọng cho tất cả nữ giới bước vào độ tuổi trưởng thành.
Các chuyên gia khuyến cáo, từ 20 tuổi nữ giới cần tự kiểm tra vú mỗi tháng 1 lần, sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày – thời gian vú mềm nhất. Để thực hiện, nữ giới nên đứng trước gương, giơ hai tay lên đầu, dùng 3 ngón tay trỏ, giữa, áp út để xoa nắn xem vú có khối u hay tiết dịch bất thường không. Sau đó, chị em thực hiện các bước tương tự với tư thế nằm.
Việc phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ giúp ngực được bảo toàn. Với sự tiến bộ của y học, phương pháp điều trị ung thư vú luôn thay đổi theo từng ngày. Ngày càng nâng cao thời gian cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú. Đối với ung thư vú được phát hiện và điều trị giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 90%. Có thể nói đây là một trong những bệnh ung thư có tiên lượng tốt nhất.
Những người có 4 đặc điểm này vào buổi sáng, đừng trách sao còn trẻ đã máu nhiễm mỡ
Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 30% người trưởng thành bị mắc bệnh mỡ máu (rối loạn lipid máu), tỷ lệ người thành thị mắc bệnh là 44,3%. Số người bị bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi.
Khi khám sức khỏe, nhiều người phát hiện thấy lipid máu tăng cao, họ thờ ơ và cảm thấy việc lipid máu tăng cao chẳng có vấn đề gì. Tuy nhiên, đừng coi thường tình trạng lipid máu tăng cao, đó chính là tình trạng mỡ máu. Nếu không kiểm soát tốt lipid máu sẽ dễ dẫn đến hàng loạt biến chứng theo thời gian.
Tác hại lớn nhất của tăng lipid máu là gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não, các bệnh như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, nhồi máu não có liên quan mật thiết đến tăng lipid máu.
Tuy nhiên, nhiều người thường nghĩ tăng lipid máu hay bệnh mỡ máu đến đột ngột nên lần sau đi kiểm tra lipid máu thì chỉ cần ăn nhạt trước một ngày. Thực chất bệnh mỡ máu xảy ra là một quá trình lâu dài. Những người bị bệnh mỡ máu thường có 4 điểm chung này vào buổi sáng.
Thứ nhất, người bị bệnh mỡ máu cao thường không thích uống nước vào buổi sáng. Sau một đêm dài thì lipid máu của chúng ta đã rất cao, điều này là do máu đặc hơn và máu chảy chậm hơn, nên uống nước vào buổi sáng. Việc này không chỉ có thể làm loãng máu, mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu, có lợi để ngăn ngừa bệnh mỡ máu.
Do đó, mỗi sáng nên hình thành thói quen uống nước, đáng tiếc là nhiều người không thích uống nước. Mọi người nên cố gắng uống đủ nước mỗi ngày.
Thứ hai, những người mắc bệnh mỡ máu cao rất thích ăn đồ nhiều dầu mỡ vào buổi sáng. Có người cho rằng mỡ máu cao là do ăn uống, đây không phải là nói quá nếu bạn ăn bữa đầu tiên nhiều dầu mỡ vào buổi sáng, và nếu bạn ăn ngày 3 bữa như vậy thì chắc chắn lipid máu sẽ kém kiểm soát.
Việc kiểm soát lipid máu không phải cchuyện ngày một ngày hai, chế độ ăn nhiều chất béo kéo dài rất dễ dẫn đến tình trạng tăng lipid máu. Nếu muốn kiểm soát mỡ máu cần ăn kiêng nhẹ nhàng. Lời khuyên cho bạn là nên bắt đầu từ buổi sáng, nên ăn nhiều rau củ quả trong 3 bữa ăn, ít ăn các thức ăn nhiều chất béo.
Thứ ba, người bị bệnh mỡ máu không thích tập thể dục buổi sáng. Cuộc sống khỏe mạnh hay không cũng phụ thuộc vào việctập thể dục, chỉ có tập thể dục mới thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và kiểm soát lipid máu. Nhiều người không chỉ yêu thích chế độ ăn giàu chất béo mà còn không thích tâp thể dục. Hãy thay đổi điều này, tập bất cứ bộ môn nào bạn yêu thích, miễn là vận động, không ngồi lì một chỗ, bạn có thể kiểm soát được lipid máu.
Thứ tư, những người bị mỡ máu cao rất thích hút thuốc và uống rượu sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn hút thuốc hoặc uống rượu cả ngày thì liệu lipid máu của bạn có được kiểm soát không? Tất nhiên là không. Hút thuốc và uống rượu không chỉ làm tăng lipid máu mà còn làm cho bệnh dễ gây huyết khối.
Người bị mỡ máu nên làm gì?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mỡ máu và giảm triệu chứng khi mỡ máu cao. Để giảm lượng mỡ trong máu, nên bắt đầu bằng chế độ ăn. Những thực phẩm dưới đây tốt cho người bị mỡ máu cao:
Chất xơ và vitamin
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Khi bị mỡ máu cao, nên bổ sung nhiều chất xơ có trong rau, củ, các loại hoa quả...
Ngoài ra, người bị mỡ máu cao cũng cần tăng cường bổ sung vitamin - một nhân tố quan trọng giúp giảm thiểu hàm lượng cholesterol.
Axit béo chưa no có nhiều nối đôi
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, axit béo chưa no có nhiều nối đôi như omega-3, omega-6 không những có tác dụng làm giảm cholesterol mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đồng thời giúp điều chỉnh huyết áp. Do đó, để cải thiện tình trạng mỡ máu cao, nên chú ý đến nhiều loại cá và dầu có nguồn gốc thực vật chứa nhiều axit không no.
Nên ăn cá từ 2-3 lần/tuần, sử dụng dầu lạc, dầu olive thay cho mỡ, ăn các loại hạt có dầu như lạc, vừng, hạt dẻ, hạt bí ngô, các loại cá để cung cấp các axit béo không no nhiều nối đôi.
Các loại thịt trắng
Nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, vịt, ngan - thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ chứa nhiều cholesterol.
Uống nhiều nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết, nhờ đó, các chất độc hại bị loại ra khỏi cơ thể. Do đó, người bị mỡ máu cao nên chú ý uống đầy đủ nước để thanh lọc cơ thể.
Hay đau nhức về đêm có thể là dấu hiệu của loại ung thư nguy hiểm Theo số liệu của Hiệp hội Ung thư Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 150.000 trường hợp ung thư mắc mới và có khoảng 75.000 người chết vì ung thư. Ung thư xương ít gặp nhưng rất nguy hiểm Ung thư xương là tổn thương ác tính xương gây phá hủy mô xương bình thường. Không phải tất cả các khối...