Chị dâu lăng nhăng với cả người đang tu hành
Anh trai tôi muốn chị đi chùa để tịnh tâm, sáng suốt sau khi ‘trăng hoa’ với 5-6 người thì chị ‘qua lại’ với cả sư ở đó.
Ảnh minh họa
Tôi có người chị dâu năm nay 34 tuổi, ngoại hình dễ nhìn. Anh trai tôi 45 tuổi, đẹp trai, phong độ, thành đạt và giàu có. Họ có hai con, một trai và một gái. Ai nhìn vào cũng thấy ghen tị với hạnh phúc của họ. Nhưng bên trong, anh trai tôi rất đau đầu, không biết làm gì để trị cô vợ lẳng lơ. Từ khi kết hôn cho đến bây giờ là 17 năm, anh ấy luôn phải đương đầu với những suy nghĩ để tìm cách trị vợ.
Khi con gái đầu lòng được 3 tuổi, chị ấy bắt đầu hẹn hò với anh thợ máy trong công ty. Mọi người ở xóm tôi đều nhìn thấy. Họ nói ra nói vào. Nhiều lần anh trai tôi cũng bắt gặp chị ấy đi chơi với anh thợ máy nên không cho đi làm nữa. Sau một thời gian ở nhà, chị ấy buồn chán không chịu được, năn nỉ anh trai tôi cho chị được đi làm trở lại và anh đã đồng ý. Sau vài tháng, chị ấy lại hẹn hò với sếp. Họ đi chơi sau giờ làm việc, ăn uống, hát karaoke. Một lần nữa, mọi người xì xầm rồi anh trai tôi cũng bắt gặp. Khi về nhà, anh trai tôi tức giận không chịu đựng nổi và đánh chị ấy không dừng tay. Chị ấy khóc thét và quỳ gối van xin anh trai tôi tha thứ, rằng chỉ ham vui chứ không có chuyện đi khách sạn. Chị ấy hứa sau này không dám tái phạm nữa nên anh tôi lại tha thứ.
Mẹ tôi vốn là một Phật tử trong chùa, sau lần ấy, anh tôi muốn chị ấy chở mẹ tôi đi chùa thường xuyên với hy vọng tâm linh chị ấy được thanh thản, bình an, sáng suốt, để không nghĩ đến chuyện ham vui bên ngoài. Chị ấy ăn chay trường theo mẹ tôi và đi chùa rất chăm chỉ. Một năm sau đó, mọi người tá hỏa ra khi biết chị ấy lăng nhăng với một vị sư trong chùa. Lúc ấy, anh trai tôi dở khóc dở cười. Anh ấy nhốt chị vào trong phòng, không cho ra ngoài nửa bước, cất điện thoại, cất hết thẻ tín dụng… Chị ấy bị nhốt thì khóc thật nhiều nhưng lần này, chị không cầu xin anh trai tôi tha thứ nữa mà nói nếu anh chia cách chị với vị sư đó, chị ấy sẽ tự vẫn. Chị ấy không chịu đựng nổi nếu không có vị sư đó ở bên.
Video đang HOT
Anh trai tôi như chết lặng khi nghe chị ấy nói như thế nhưng anh yêu vợ, thương con, không muốn gia đình tan vỡ nên đã đưa cô đến một ngôi chùa trên tận rừng cao, cách ly xã hội cho chị ấy tịnh tâm. Sau 3 tháng, chị ấy tỉnh táo quay về và sống hạnh phúc với anh tôi. Họ sinh thêm một cậu con trai. Khi con trai được 3 tuổi, chị xin được đi làm vì ở nhà buồn chán. Anh tôi đồng ý và nơi đó, chị ấy lại hẹn hò với người quản lý. Anh trai tôi biết được đã bắt chị nghỉ việc.
Năm đó, anh trai tôi mua được xe hơi, chị xin anh tôi cho đi học lái. Sau 6 tháng học lái xe, chị ấy lại hẹn hò với người bạn học chỉ mới 25 tuổi. Họ đi du lịch cùng nhau, tắm biển cùng nhau, chụp hình áo tắm cùng nhau… Lần này thì anh tôi không còn biết phải làm gì? Anh ấy hỏi tôi bây giờ anh ấy nên làm thế nào? Tôi cũng không biết nên nhờ các bạn cho tôi ý kiến. Tôi và anh trai tôi phải làm gì để giữ lại người mẹ cho hai con của anh ấy? Nếu thật sự không có cách nào thì anh trai tôi sẽ ly hôn. Giờ hai cháu cũng đã lớn, cháu gái 16 tuổi, cháu trai 9 tuổi và chúng yêu ba hơn yêu mẹ. Xin độc giả giúp anh trai tôi.
Theo VNE
"Nghỉ Tết 9 ngày, tha hồ làm dâu nhé!"
Cô bạn tôi gào vào tai tôi như thế và cười một cách sảng khoái khi biết tin tôi chỉ còn 1 tuần nữa là cưới chồng và cũng còn hơn tháng nữa là Tết.
Lẽ ra, tôi chẳng có gì phải lo lắng, chẳng có gì phải sợ hãi, vì bố mẹ chồng tương lai rất tốt với tôi, yêu quý tôi. Tôi nghĩ, hà cớ gì mà về nhà chồng lại sống như ác mộng vậy?
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến ngày cưới của tôi, chúng bạn nghe tin tôi cưới, đứa nào cũng hốt hoảng: "Sao bà dại thế, cưới gì không để sang năm, đầu năm cưới là đẹp mấy ai cưới cuối năm. Với lại, cưới như này thì Tết bà ăn Tết nhà chồng à, thế thì có mà chết. Sao không ăn nốt cái Tết cuối đời độc thân cùng với bố mẹ, hưởng thụ nốt cuộc đời sung sướng đi. Lấy chồng rồi, tôi thách bà về nhà mẹ đẻ ăn Tết được đấy. Có về cũng nhanh nhanh, chóng chóng. Tết này nghỉ 9 ngày, bà tha hồ mà làm dâu. Lúc ấy mới thấy cái sự làm dâu nó &'sướng' như thế nào bà nhé". Cô bạn còn cười ha hả, không quên nhấn mạnh từ &'sướng'.
Tôi không hiểu, các cô bạn tôi nghĩ thế nào, hay là có tư tưởng thế nào mà lại coi chuyện làm dâu nhà chồng giống như cơn ác mộng vậy. Các bạn tôi bảo: "Mày chưa trải qua chưa biết, lúc chưa làm dâu thì ai cũng tốt, ai cũng yêu quý mình ấy, nhưng về làm rồi thì đủ chuyện, từ A đến Z, làm không xong thì biết mặt nhau. Đừng tưởng là chỉ có về nhà nấu cơm, đi chợ giặt giũ là xong nhé".
Lẽ ra, tôi chẳng có gì phải lo lắng, chẳng có gì phải sợ hãi, vì bố mẹ chồng tương lai rất tốt với tôi, yêu quý tôi. Tôi nghĩ, hà cớ gì mà về nhà chồng lại sống như ác mộng vậy? (ảnh minh họa)
Tôi thì không nghĩ như vậy, bởi bản thân tôi luôn quan niệm, mình sống vì mình thì mình sẽ sống vì người. Giá thử bố mẹ chồng tương lai của tôi ác ra mặt, hay tỏ thái độ không ưa tôi ra mặt thì tôi mới sợ cảnh dâu con 9 ngày Tết. Đằng này, bố mẹ tế nhị, tốt bụng, tôi cũng tự tin là mình không đến nỗi nào, vậy thì hà cớ gì phải cãi cọ, xích mích, khó sống với nhau.
Tất nhiên, gia đình chồng sẽ không thể thoải mái bằng gia đình mình. Nhưng ở đâu quen đó, rồi thời gian cũng sẽ khiến chúng ta cảm thấy thân thương với bố mẹ chồng, cảm thấy gần gũi với họ bởi đó là người sinh trưởng ra chồng, người ta yêu quý.
Tôi không phủ nhận chuyện ăn Tết với bố mẹ đẻ là vui nhất, được sum vầy bên gia đình ruột thịt của mình cũng là niềm vui mừng hạnh phúc mỗi dịp năm hết, Tết đến. Nhưng, cuộc sống vốn có quy luật của nó. Sinh ra là phận nữ nhi thì chấp nhận chuyện lấy chồng, về nhà chồng, &'xuất giá tòng phu' mà thôi.
9 ngày làm dâu, có lẽ là quãng thời gian dài với một cô dâu mới. Nhưng đó cũng là một cơ hội để &'thực tập' nhiệm vụ của mình. (ảnh minh họa)
Nếu như ai cũng nghĩ như chúng ta, thì chẳng phải chuyện mẹ chồng nàng dâu mãi mãi không được cải thiện sao? Thiết nghĩ, có phải chị em quá đặt nặng chuyện mẹ chồng nàng dâu, hay tại mình cứ bị cái tư tưởng ấy đè nén, rồi người này truyền tai người kia những câu chuyện về mẹ chồng tai quái, nên chúng ta mới bị ám ảnh như vậy? Đâu cũng có người này, người kia. Nếu như họ đối xử không tốt với mình, đừng vội trách họ. Hãy tự kiểm điểm bản thân, tự kiểm tra lại mình xem mình có sai gì, có làm gì không hay không phải để người khác không hài lòng hay không. Lúc đó mới phán xét.
9 ngày làm dâu, có lẽ là quãng thời gian dài với một cô dâu mới. Nhưng đó cũng là một cơ hội để &'thực tập' nhiệm vụ của mình. Con dâu mới phải làm việc nhà, phải giúp bố mẹ chuẩn bị Tết nhất, mua sắm đồ đạc trong nhà, chuẩn bị tiền mừng tuổi, rồi cỗ bàn cũng là chuyện nên làm. Dù không phải là lễ Tết cũng nên thể hiện sự thành kính với các cụ bằng việc làm, có gì đâu phải phàn nàn nhiều nhỉ.
Tôi thấy mấy cô bạn tôi thực sự quan trọng hóa vấn đề. Tôi không phải không muốn sum họp bên bố mẹ nhưng, được ở bên người chồng mình thương yêu, đón Tết cùng anh ấy, đó cũng là niềm hạnh phúc lớn lao mà. Ngày Lễ mới có dịp bận rộn chứ ngày thường thì ai bắt tội đâu! Cứ làm đúng như mình là con cái trong nhà vậy, giống như mình đang báo hiếu chính bố mẹ mình. Chỉ tại mấy cô bạn tôi quá áp lực và căng thẳng thôi!
Theo VNE
Bố mẹ cấm bỏ chồng dù chồng đánh tơi tả Khi tôi mang đứa con về nhà khóc lóc với khuôn mặt bầm tím, đầy vết thương, van xin bố mẹ cho tôi ở lại nhà, bố đã không đồng ý. Bố nhất định bắt tôi về lại nhà chồng, còn không cho tôi vào nhà, bảo là, đã lấy chồng thì phải theo chồng. Thì tôi luôn hiểu đạo lý, con gái...