Chị dâu khuyên tôi nên bỏ chồng
Thấy chồng tôi là người lăng nhăng, chị dâu khuyên tôi ly hôn.
Sinh con được 2 tháng thì vợ chồng tôi ly thân. Chồng tôi là một gã đàn ông vô trách nhiệm với vợ con nhưng lại hết lòng vì bạn bè. Dù có con nhỏ, anh ta vẫn đi nhậu nhẹt với bạn thâu đêm. Khi nào không đi nhậu ở ngoài thì kéo bạn về nhà nhậu, hát hò khiến con trai không thể ngủ được. Tôi nhắc nhở, chồng còn hất đổ cả mâm bát rồi bỏ đi. Tiền bạc làm ra bao nhiêu, anh ta chỉ đưa cho tôi một nửa, phần còn lại thì tiêu xài phung phí.
Chị dâu đến thăm tôi, thấy tôi ăn cơm với quả trứng luộc thì xót quá nên khuyên tôi về nhà ở một thời gian xem thử chồng có thay đổi không? Nhưng tôi dùng dằng mãi thêm cả tháng nữa. Sau một lần chồng nhậu say sưa rồi đập đồ đạc chỉ vì con khóc, anh ta không ngủ được, tôi mới đủ can đảm bế con rời khỏi căn nhà ấy.
Về nhà bố mẹ, tôi không ngờ khi được chị dâu chuẩn bị sẵn cho một căn phòng sạch sẽ, rộng rãi. Chị ấy nói thấy tôi đang ở cữ mà phải dọn dẹp, rửa đống bát đũa do chồng nhậu nhẹt từ hôm trước; rồi ăn bữa cơm đơn giản quá mức, chị không chịu được. Căn phòng trống trong nhà, chị đã thuê người về dọn dẹp, sơn sửa, trang trí lại, để khi nào mẹ con tôi bế tắc thì còn có nơi quay về. Sự ân cần, chu đáo của chị dâu khiến tôi cảm động đến rơi nước mắt. Hèn chi bố mẹ và anh trai tôi, ai cũng quý mến chị.
Từ lúc về nhà ở, chồng tôi có đến tìm 2 lần nhưng lần nào cũng trong tình trạng say xỉn nên gia đình không đồng ý cho tôi về lại bên ấy. Chị dâu nói tôi nên suy nghĩ cho kỹ, sống với một người đàn ông chỉ biết bạn bè, nhậu nhẹt, không có chí hướng, không lo làm ăn thì chỉ khổ cả đời thôi. Chị không khuyên tôi ly hôn nhưng tôi cần phải mạnh mẽ, bản lĩnh hơn khi đối diện với chồng.
Tối qua, tôi bế con, ru con ngủ nên ngủ quên, lúc tỉnh dậy là 9 giờ tối, cả nhà đã ăn cơm xong rồi. Tôi mò xuống nhà bếp tìm đồ ăn. Mở lồng bàn, thấy bát canh giò heo hầm đu đủ, cá kho tộ và đĩa rau luộc, đĩa trái cây tráng miệng, nước mắt tôi tự nhiên rơi. Tôi biết, đây là những món chị dâu nấu riêng cho mình để tẩm bổ cho có sữa. Từng món, chị đều cẩn thận để vào bát giữ nhiệt cho tôi.
Tôi ăn cơm mà trong lòng cứ suy nghĩ mãi về những gì chị khuyên. Tôi biết, chị dâu thương vì thấy cảnh sống của tôi khổ sở cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng nếu chuyển về sống chung mãi như vậy cũng không phải là cách hay vì tôi không muốn trở thành gánh nặng của gia đình. Phải làm sao để chồng tôi bớt nhậu nhẹt và biết thương yêu vợ con hơn đây? Hay tôi nên ly hôn, tìm cho mình một cuộc sống mới?./.
10 mẹo tạo ranh giới lành mạnh với bố mẹ chồng
Mối quan hệ với nhà chồng là một phần tuyệt vời của đời sống hôn nhân nhưng đôi khi nó cũng có thể gây ra căng thẳng nhất định.
Video đang HOT
Mối quan hệ với nhà chồng là một phần tuyệt vời của đời sống hôn nhân. (Ảnh: ITN).
Dù thế nào, bạn vẫn nên tìm cách cải thiện hòa khí trong gia đình, bao gồm cả việc thiết lập ranh giới với bố mẹ chồng khi cảm thấy cần thiết.
Xây dựng mối quan hệ thân thiết với đại gia đình bên chồng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì thế, học cách hòa thuận với mẹ chồng sẽ là tiền đề để bạn có được hạnh phúc và sức khỏe tinh thần lâu dài.
Đặt hôn nhân của bạn lên hàng đầu
Khi kết hôn, một trong những trách nhiệm của bạn là luôn tập trung vào việc duy trì mối quan hệ lành mạnh với chồng. Thậm chí điều này nên là ưu tiên số một trong cuộc sống. Vợ chồng là một đội và nên hành động như một mặt trận thống nhất khi giải quyết các vấn đề với cha mẹ của nhau.
Thực thi các ranh giới lành mạnh
Ranh giới là những gì bạn sẽ làm và không làm. Hai vợ chồng nên cùng nhau quyết định đâu là ranh giới trong chính gia đình. Ví dụ, nếu bạn coi trọng việc đi ngủ sớm của con mình, bạn có thể không tham dự các sự kiện buổi tối, ngay cả khi đó là sinh nhật của chị dâu.
Nếu mẹ chồng bạn đến thăm hàng ngày mà không báo trước khiến bạn không cảm thấy thoải mái, hãy chân thành chia sẻ với bà điều đó và hẹn bà vào những dịp phù hợp.
Không đối đầu với bố mẹ chồng
Thực tế, đối đầu với mẹ chồng hoặc thậm chí là chị dâu của bạn sẽ tạo tiền đề cho xung đột vì nó khiến bạn trở thành kẻ xấu.
Buông bỏ kỳ vọng
Việc loại bỏ hoàn toàn kỳ vọng có thể giúp bạn tìm ra cách đánh giá cao những điều nhỏ nhặt bố mẹ chồng đang hỗ trợ mình. (Ảnh: ITN).
Hầu hết chúng ta đều hình dung về những gì bố mẹ chồng sẽ làm cho chúng ta và con cái. Nhưng, lý thuyết đó không phải lúc nào cũng xảy ra trong đời sống thực.
Thay vào đó, hãy cố gắng không tập trung vào những gì bạn muốn ở bố mẹ chồng. Việc loại bỏ hoàn toàn kỳ vọng có thể giúp bạn tìm ra cách đánh giá cao những điều nhỏ nhặt bố mẹ chồng đang hỗ trợ mình.
Giữ bình tĩnh
Mối quan hệ với bố mẹ chồng không phải lúc nào cũng êm đềm, nhưng sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể tự kiểm soát tốt cảm xúc trong những thời điểm nóng nảy.
Hít một hơi thật sâu hoặc tạm lánh ra ngoài trong giây lát có thể giúp bạn giải tỏa đầu óc để những xung đột nhỏ không bùng phát thành những cuộc tranh cãi gay gắt.
Chỉ cần nhớ rằng, nếu có điều gì làm phiền bạn, hãy nói chuyện đó với chồng của bạn sau và cùng nhau tìm ra giải pháp.
Cố gắng trở nên linh hoạt
Cố gắng tìm những thứ giúp bạn gắn kết với bố mẹ chồng. (Ảnh: ITN).
Nếu bạn có mối quan hệ tốt với bố mẹ chồng, hãy cố gắng bỏ qua những lỗi nhỏ. Nếu mẹ chồng cho con bạn quá nhiều kẹo khi đến chơi, điều này cũng không sao cả. Thay vì góp ý mẹ chồng, bạn nên hạn chế con, không để con ăn quá mức cho phép.
Nếu hoàn cảnh gia đình chồng không mấy yên bình, bạn chỉ cần tập trung vào giải quyết các vấn đề quan trọng nhất, đồng thời bỏ qua các vấn đề nhỏ nhặt.
Tìm cách đáp ứng nhu cầu của bố mẹ chồng
Giả sử bố chồng muốn tham gia xây dựng lại ngôi nhà mà vợ chồng bạn đang ở, tuy nhiên, hai bạn đã quyết định dự án theo phong cách riêng. Trong tình huống này, hãy xem xét yêu cầu nhỏ của bố chồng, chẳng hạn xây một hàng rào mới. Bằng cách đó, bạn vẫn để bố chồng tham gia, nhưng ông không thể tiếp quản toàn bộ dự án.
Tránh các chủ đề dễ gây tranh cãi
Cố gắng loại bỏ các chủ đề như chính trị, tôn giáo hoặc bất cứ điều gì gây tranh cãi khác ra khỏi cuộc trò chuyện của bạn với bố mẹ chồng.
Tìm điểm chung
Cố gắng tìm những thứ giúp bạn gắn kết với bố mẹ chồng. Ví dụ, nhờ mẹ chồng dạy cho bạn một công thức nấu ăn truyền thống của gia đình hoặc tạo thói quen gửi cho bố chồng video dễ thương về các con của bạn.
Luôn tử tế
Luôn chào hỏi bố mẹ chồng và trò chuyện bằng thái độ và giọng điệu tôn trọng, ngay cả khi bạn không cảm thấy thoải mái với họ.
Từ ngày cùng chồng dọn ra ở riêng, tôi gặp áp lực từ chính anh trai ruột Cứ tưởng có nhà riêng thì sẽ có cuộc sống thoải mái, tôi không ngờ còn phiền phức, rắc rối hơn trước đây nữa. Cuối năm ngoái, vợ chồng tôi được bố mẹ chồng cho tiền xây nhà riêng. Đất là của bố mẹ tôi cho nên nhà được xây cạnh nhà bố mẹ ruột của tôi - cũng là nơi mà vợ...