Chỉ đau họng: Đừng hoảng vì chưa chắc bạn đã mắc bệnh
Trong những ngày này, ai cũng cảnh giác cao độ với các triệu chứng. Thậm chí cả những triệu chứng nhỏ nhặt trước đây thường bị bỏ qua, nay ai cũng để ý, như cảm giác nhột nhột trong cổ họng của bạn, theo trang web y tế của Mỹ WebMD.
Vậy đau họng có phải là bạn đã mắc bệnh không?
Câu trả lời là không nhất thiết.
Chắc chắn, đau họng có thể là dấu hiệu của bệnh, như cảm lạnh, viêm họng hoặc thậm chí là Covid-19.
Chỉ đau họng không nhất thiết là bạn đã mắc bệnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhưng chỉ đau họng không nhất thiết là bạn đã mắc bệnh. Nhiều thứ có thể khiến cổ họng của bạn cảm thấy khô, ngứa hoặc đau, chẳng hạn như:
Trào ngược axit, đặc biệt là cơn đau họng vào sáng sớm khi bạn thức dậy, nhưng biến mất trong ngày.
Dị ứng với lông thú cưng và mạt bụi.
Ho hoặc hắng giọng thường xuyên.
Không khí khô – đặc biệt là khi dùng máy sưởi.
Phấn hoa tồn tại ở một số khu vực quanh năm.
Video đang HOT
Chảy nước mũi không do dị ứng.
Về cơ bản, nếu triệu chứng duy nhất của bạn là đau họng, thì có thể bạn sẽ không gặp vấn đề gì, theo WebMD.
Nhưng nếu cơn đau họng của bạn xảy ra kèm theo các triệu chứng sau đây, thì có thể đã đến lúc bạn nên gọi điện cho bác sĩ để tìm hiểu xem phải làm gì.
Nhưng nếu cơn đau họng của bạn theo các triệu chứng khác, thì có thể đã đến lúc bạn nên gọi điện cho bác sĩ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tắc nghẽn trong phổi hoặc xoang.
Các mảng hoặc đốm đổi màu ở sâu trong miệng hoặc cổ họng.
Sốt.
Cảm thấy không khỏe, giống như bị cúm.
Đau đầu.
Mệt mỏi nghiêm trọng.
Sưng amidan.
Nếu bạn phát triển các triệu chứng Covid-19 kèm theo đau họng, bạn nên làm xét nghiệm.
Nhưng nếu cơn đau họng của bạn xảy ra một mình không kèm thêm triệu chứng nào khác, hãy thử một số biện pháp điều trị tại nhà để cảm thấy dễ chịu hơn:
Uống thuốc kháng axit hoặc dùng gối chống trào ngược dạ dày trong khi ngủ – nếu bạn bị trào ngược axit gây đau họng.
Chải lông cho thú cưng thường xuyên hơn, và đeo khẩu trang trong khi làm việc này để tránh bụi vào mũi.
Sử dụng viên ngậm để làm ẩm cổ họng, giảm ho và thông cổ họng.
Trang bị máy tạo độ ẩm để giữ cho không khí trong nhà dễ thở hơn.
Nếu cơn đau họng của bạn không khỏi trong vòng vài ngày dù đã cố gắng hết sức, thì đã đến lúc nên đi khám, theo WebMD.
Cục máu đông: Dấu hiệu báo trước ở hàm và vai
Ước tính cứ 4 ca tử vong trên thế giới thì có 1 ca có liên quan đến cục máu đông, và chúng gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới.
Theo thông tin từ trang web của hệ thống chăm sóc sức khỏe Aurora Health Care (Anh), các triệu chứng cục máu đông bao gồm khó thở, không chỉ đau ở ngực, mà còn gây đau ở cánh tay, vai hoặc hàm.
Nên uống nhiều nước để tránh mất nước, vì mất nước dễ dẫn đến đông máu hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đau chân, sưng, đỏ và nóng, có thể là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyên nếu nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, hãy gọi cấp cứu ngay.
Aurora Health Care khuyến cáo: "Nếu có các triệu chứng của cục máu đông, điều quan trọng là phải tìm cách điều trị ngay lập tức".
Tùy vào vị trí của cục máu đông, chúng có thể gây tắc mạch, như thuyên tắc phổi.
Theo NHS, các cục máu đông hiếm gặp ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh, mặc dù vậy ai cũng có thể mắc phải.
Dấu hiệu báo trước cục máu đông có thể ở hàm và vai. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những ai có nguy cơ bị cục máu đông?
Một số yếu tố khiến một số người có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn như: Người trên 65 tuổi; Người có tiền sử gia đình bị cục máu đông có thể có nguy cơ cao hơn.
NHS cho biết người thừa cân, hút thuốc, người từng bị đông máu, đang mang thai hoặc mới sinh con hoặc có tình trạng viêm nhiễm như bệnh viêm ruột hoặc viêm khớp dạng thấp, có nhiều nguy cơ mắc bệnh này hơn.
Có thể làm gì để giảm rủi ro?
Bạn có thể thực hiện một số bước để giảm rủi ro.
NHS khuyên nên uống nhiều nước để tránh mất nước, vì mất nước dễ dẫn đến đông máu hơn.
Tránh ngồi lâu mà không cử động, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Uống rượu và hút thuốc cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Người nằm viện cũng có nguy cơ cao bị đông máu - nên làm theo lời khuyên của nhân viên y tế để ngăn ngừa cục máu đông, theo nhật báo Express (Anh).
Lý do bệnh nhân COVID-19 xét nghiệm 78 lần vẫn dương tính Các nhà khoa học tìm ra lý do một người đàn ông suốt 14 tháng liên tục ghi nhận kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2. Xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 tạo ra áp lực căng thẳng. Đối với hầu hết mọi người, điều này chỉ xảy ra một hoặc hai lần. Nhưng một người đàn ông đã phải nhận thông...