Chỉ dấu giảm căng thẳng Mỹ – Trung sau vụ khí cầu Trung Quốc bị Mỹ bắn hạ
Chính quyền Mỹ cho rằng ba vật thể không xác định bị bắn rơi kể từ ngày 10/2 là loại phục vụ mục đích thương mại, không phải loại được dùng để thu thập thông tin tình báo.
Nhận định này có thể làm giảm căng thẳng xung quanh vụ khinh khí cầu Trung Quốc xâm nhập không phận Mỹ và bị bắn hạ.
Trục vớt mảnh vỡ khinh khí cầu Trung Quốc ngoài khơi Nam Carolina. Ảnh: Hải quân Mỹ
Theo Bloomberg, ngày 14/2, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết thông tin trên. Ông nói thêm: “Ngay bây giờ chúng tôi không thấy điều gì chỉ ra rằng đây là một phần của chương trình khinh khí cầu gián điệp của Trung Quốc nhằm thu thập thông tin tình báo về Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào”.
Nhận định trên sẽ xoa dịu những lo ngại rằng Mỹ đã trở thành đối tượng của một chương trình giám sát chuyên sâu và trên diện rộng. Những nỗi sợ hãi đó bùng lên sau hàng loạt vụ bắn hạ vật thể lạ ở Alaska, Canada và Michigan bắt đầu từ ngày 10/2 và gây áp lực buộc chính quyền Mỹ phải giải thích bản chất của các vật thể bay ở tầm cao, nguồn gốc các vật thể và liệu chúng có gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia hay không.
Có các dấu hiệu cho thấy cả Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng tìm cách vượt qua tranh cãi về sự cố khinh khí cầu. Sau khi hủy chuyến thăm Bắc Kinh vì sự cố, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang cân nhắc một cuộc gặp với ông Vương Nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đức trong tuần này.
Trong suốt thời gian qua, Trung Quốc luôn khẳng định rằng quả khinh khí cầu bị bắn rơi ngoài khơi Nam Carolina là một thiết bị theo dõi thời tiết đã bay lạc hướng, đồng thời cáo buộc Mỹ thổi phồng vấn đề.
Chính quyền Mỹ đã phải vất vả đối phó với dư luận xung quanh sự cố khinh khí cầu, trong bối cảnh các thành viên đảng Cộng hòa chỉ trích rằng Tổng thống Joe Biden đã sai làm khi để khinh khí cầu di chuyển một thời gian trên bầu trời nước Mỹ rồi mới bắn hạ.
Các nhà lập pháp của cả hai đảng bày tỏ thất vọng khi thiếu thông tin cụ thể và kêu gọi Nhà Trắng cung cấp thêm thông tin. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Richard Blumenthal cho biết: “Người dân Mỹ cần biết nhiều hơn để họ tin tưởng hơn vào an ninh quốc gia của chúng ta. Đối thủ của chúng ta thường biết những gì chúng ta biết. Tổng thống cần lấy hết can đảm để đứng trước công chúng Mỹ và nói cho họ biết những gì mình biết”.
Video đang HOT
Còn Thượng nghị sĩ Cộng hòa Roger Marshall nói: “Tổng thống có thể đứng trước nước Mỹ và trực tiếp nói rằng chúng ta an toàn và mọi người sẽ ổn, rằng chúng ta đã kiểm soát được điều này”.
Trước đó, ngày 13/2, Bộ Tư lệnh phương Bắc của Mỹ cho biết các hoạt động trục vớt của Hải quân Mỹ đã thu hồi được những mảnh vỡ lớn từ khinh khí cầu Trung Quốc. Đội trục vớt đã tìm thấy tất cả các bộ phận cảm biến và thiết bị điện tử cũng như các bộ phận lớn của khinh khí cầu. Họ vẫn đang cố gắng tìm mảnh vỡ của ba vật thể khác đã bị bắn hạ.
Theo Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, hai vật thể đang ở những khu vực rất xa xôi, còn chiếc thứ ba ở dưới độ sâu khoảng 61 mét ở hồ Huron.
Ông Milley cũng cung cấp những chi tiết mới về hoàn cảnh mà vật thể cuối cùng bị bắn hạ ở Michigan. Theo đó, tên lửa đầu tiên bắn trượt và rơi xuống hồ Huron, còn tên lửa thứ hai bắn trúng mục tiêu.
Một trong những câu hỏi lớn mà chính quyền Mỹ phải đối mặt là phải làm gì vào lần tới khi xuất hiện một vật thể được coi là mối đe dọa và liệu có triển khai các máy bay chiến đấu để bắn các vật thể được phát hiện trên không phận Mỹ hay không. Ông Kirby nói rằng Tổng thống Biden đã thành lập một nhóm để đưa ra các tiêu chí mới vào cuối tuần về cách phản hồi.
Ngày 14/2, ông Leon Panetta, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, phát biểu: “Điều quan trọng là có thể xác định chính xác những gì chúng ta đang đối mặt, sau đó phát triển chiến lược toàn diện để có thể đối phó với những tình huống đó, để chúng ta không trải qua giai đoạn khó lường”. Ông cho rằng Mỹ chỉ đang phản ứng dựa theo từng vụ việc đơn lẻ.
Nhà Trắng không biết nguồn gốc vật thể mà máy bay Mỹ mới bắn hạ ở Alaska
Ngày 10/2, một máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ đã bắn hạ một vật thể không xác định bay trên bầu trời Alaska.
Sự việc xảy ra chưa đầy một tuần sau khi quân đội Mỹ bắn rơi khinh khí cầu Trung Quốc bay qua Mỹ.
Mỹ đã điều F-22 để bắn vật thể không xác định trên Alaska. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, Chuẩn tướng Patrick Ryder, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết tên lửa Sidewinder đã bắn hạ vật thể nói trên. Nó có kích thước bằng một chiếc ô tô nhỏ.
Phát ngôn viên Nhà Trắng John Kirby nói: "Chúng tôi không biết ai sở hữu vật thể này". Ông nói thêm rằng không rõ vật thể bắt đầu bay từ đâu. Trước đó, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh bắn hạ vật thể.
Lầu Năm Góc và Nhà Trắng từ chối cung cấp thông tin chi tiết về vật thể vừa bị bắn hạ ở Alaska, chỉ nói rằng nó nhỏ hơn nhiều so với quả khinh khí cầu của Trung Quốc.
Các quan chức Mỹ cũng không suy đoán về vật thể đó có thể là gì, ngay cả sau một ngày quan sát. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi rằng đây là loại vật thể nào mà các phi công và quan chức tình báo có kinh nghiệm của Mỹ lại khó xác định như vậy.
Lầu Năm Góc cho biết vật thể được radar mặt đất phát hiện lần đầu tiên vào ngày 5/2. Máy bay F-35 sau đó đã được điều đến để điều tra. Vật thể này đang bay ở độ cao khoảng 12.190 mét theo hướng Đông Bắc, gây nguy hiểm cho giao thông hàng không dân dụng.
Vật thể này bị bắn rơi ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc Alaska trên vùng lãnh hải đóng băng của Mỹ gần biên giới Canada. Các quan chức cho biết lấy các mảnh vỡ của vật thể trên mặt băng sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc lấy khinh khí cầu của Trung Quốc vì những mảnh đã chìm trong đại dương khi khinh khí cầu bị bắn hạ.
Ông Ryder cho biết các phi công Mỹ đã bay cạnh vật thể nói trên rồi mới bắn hạ khi xác định rằng không có người bên trên. Ông nói thêm rằng vật thể không có khả năng chuyển hướng và không giống một chiếc máy bay. Ông Ryder và các quan chức Mỹ khác không nói liệu đây có thể chỉ đơn giản là một khinh khí cầu thời tiết hay một loại khí cầu khác.
Chiếc F-22 đã bắn hạ vật thể lúc 1:45 chiều, giờ chuẩn miền Đông (EST).
Khi được hỏi tại sao cần phải có sự cho phép của Tổng thống Biden, ông Ryder thừa nhận rằng chỉ huy quân đội Mỹ giám sát không phận Bắc Mỹ có thẩm quyền bắn hạ các vật thể gây rủi ro quân sự hoặc rủi ro cho người dân Mỹ.
Ông Ryder nói: "Trong trường hợp cụ thể này, chúng tôi xác định rằng điều này gây ra mối đe dọa với giao thông hàng không".
Cục Hàng không Liên bang (FAA) cho biết họ đã đóng cửa một số vùng không phận ở phía Bắc Alaska để hỗ trợ các hoạt động của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Khinh khí cầu Trung Quốc bay trên bầu trời Mỹ. Ảnh: Getty Images
Trước đó, ngày 4/2, một máy bay chiến đấu F-22 khác của Mỹ đã bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển Nam Carolina sau khi khinh khí cầu này thực hiện hành trình kéo dài một tuần qua Mỹ và một số vùng của Canada. Chính phủ Trung Quốc đã nói rằng đó là một khinh khí cầu nghiên cứu dân sự, chứ không phải là khinh khí cầu do thám như Mỹ nói.
Một số nhà lập pháp chỉ trích Tổng thống Biden vì đã không bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc sớm hơn. Quân đội Mỹ đã khuyến nghị nên đợi cho đến khi nó bay trên đại dương vì sợ gây thương tích cho người dân khi các mảnh vỡ rơi xuống.
Kể từ khi khinh khí cầu giám sát tầm cao của Trung Quốc bị bắn hạ, các quan chức Mỹ đã tìm khắp đại dương để thu hồi các mảnh vỡ của thiết bị điện tử.
Ông Ryder nói với các phóng viên rằng đa số mảnh vỡ của khinh khí cầu đã được thu hồi hoặc xác định vị trí.
Sau khi vật thể ở Alaska bị bắn hạ, một số nhà lập pháp đã ca ngợi Tổng thống Biden. Thượng nghị sĩ Mark Warner, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, cho biết: "Thật vui khi thấy Tổng thống hành động nhanh chóng trước vụ xâm phạm mới này vào không phận của chúng ta".
Trong phiên điều trần của Thượng viện ngày 9/2, các nhà lập pháp đã chỉ trích Lầu Năm Góc vì đã không bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc sớm hơn, nhấn mạnh mối lo ngại dai dẳng tại Quốc hội về những lỗ hổng trong khả năng bảo vệ không phận của Mỹ.
Phản ứng về vụ Mỹ bắn khinh khí cầu, ngày 5/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố bày tỏ "hết sức bất bình và phản đối việc Mỹ sử dụng vũ lực tấn công khinh khí cầu dân sự". Tuyên bố nhấn mạnh động thái này của Mỹ là "hành động quá mức và vi phạm nghiêm trọng thông lệ quốc tế".
Nga tuyên bố về phản ứng của Mỹ trong sự cố khí cầu của Trung Quốc Sau khi Mỹ đã bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng phản ứng của Mỹ là bốc đồng và thái quá. Khinh khí cầu Trung Quốc bay trên bầu trời Mỹ. Ảnh: Getty Images Theo đài RT, bà Zakharova nói trong một cuộc họp báo ngày 7/2: "Chúng tôi cho rằng những...