‘Chỉ đặt nhẹ thanh sắt cũng khiến san hô chết đi’ – Loài vật này liệu có dễ bị tổn thương đến thế?
Có ý kiến cho rằng mọi người đang làm quá lên, vì san hô thực ra chẳng khác gì đá cả, không dễ bị tổn thương. Nhưng có thực như vậy không?
Câu chuyện ồn ào mới đây về ở chặng 6 chương trình “Cuộc đua kỳ thú 2019″ vẫn đang thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng. Cụ thể trong thử thách lặn biển, chương trình đã đặt những khối bê tông nặng trịch lên các rạn san hô sống – điều được cho là rất có hại với san hô sống.
Điều này lập tức gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, trong các ý kiến phản đối có cả Ngọc Anh – cựu quán quân của Cuộc đua kỳ thú 2015. Theo chia sẻ của Ngọc Anh, cô cho rằng hệ san hô là một sinh vật cực kỳ nhạy cảm, mỗi năm chỉ phát triển được vài centimet, và hành động như vậy chẳng khác gì làm chết san hô.
Các hành động được cho là gây tổn hại đến sinh vật biển
Nhưng bên cạnh đó cũng có một số người cho rằng dư luận đang làm quá mọi chuyện, vì chỉ cầm nắm một chút không thể gây tổn hại quá nhiều đến san hô được. Ai lặn biển chẳng sờ nắn san hô, thậm chí là đứng lên cũng được, đúng không?
Vậy rốt cục ý kiến nào đúng? San hô có thực sự nhạy cảm không, hay mọi thứ chỉ đang bị làm quá lên?
San hô thực sự là loài rất nhạy cảm
San hô thực chất đây là những động vật sống. Nghĩa là chúng có thể sinh trưởng, phát triển, và ngược lại là ốm và chết đi, giống như bất kỳ sinh vật nào khác.
Nhưng điều quan trọng nhất là dù có vẻ ngoài như những tảng đá cứng cáp và rắn rỏi, san hô lại rất dễ bị tổn thương. Theo đánh giá của ICUN, hiện tại san hô trên thế giới đang chết dần do ảnh hưởng của nhiều yếu tố: biến đổi khí hậu, đánh bắt cá, ô nhiễm môi trường…
Và bạn biết không, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn hại cho san hô chính là sự bất cẩn của khách du lịch. Chưa tính đến các loại tàu thuyền vô tình phá vỡ san hô khi thả neo, thì việc khách lặn biển vô tình khiến san hô chịu tổn thương là điều thường thấy. Chúng ta chạm vào san hô, giẫm đạp, ngồi lên… tất cả đều gây ra tổn hại.
Video đang HOT
Thậm chí chỉ cần chạm vào thôi, san hô cũng đã tiếp xúc với dầu cơ thể người – thứ có chứa acid, góp phần ăn mòn vỏ ngoài của chúng.
Chuyện gì xảy ra nếu san hô tuyệt chủng?
Sự tồn tại của san hô đang là một vấn đề hết sức hệ trọng mà giới khoa học quan tâm hiện nay. Bởi lẽ, san hô đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ sinh thái, khi tạo ra môi trường sống cục bộ cho vô số loài sinh vật biển hiện nay, và gián tiếp ảnh hưởng đến con người.
Nhưng bất chấp tính khẩn thiết, thì tương lai của san hô vẫn bị đánh giá là cực kỳ ảm đạm. Ngay cả khi tốc độ Trái đất nóng lên chỉ bằng phân nửa ngày nay, thì đến năm 2050 cũng sẽ có ít nhất 90% san hô chết đi, và chúng ta có nguy cơ mất trắng toàn bộ san hô trên thế giới.
Vậy chúng ta có thể làm gì? Ngăn chặn quá trình Trái đất nóng lên là điều chắc chắn phải làm, nhưng trước mắt tất cả mọi người cần tránh những hành động gây tổn hại trực tiếp đến san hô. Đừng bao giờ chạm vào san hô, và chắc chắn cũng đừng đặt bê tông lên đó.
Tham khảo: Green Tumble, Leisurepro, National Geographic
Theo soha.vn
Kỳ lạ loài vật động vật có khẩu vị "nặng" nhất Trái đất: Chỉ ăn đá và thải cát mà con nào cũng béo múp
Kỳ thực thì trong thế giới động vật cũng có không ít loài ưa các món cứng như gỗ, thân san hô. Nhưng cứng và vô dinh dưỡng như đá mà cũng ăn được thì có lẽ không loài nào ngoài nhà Lithoredo abatanica.
Lithoredo abatanica là tên một loài hà đục gỗ và chỉ có ở sông Abatan của Philippines, quốc gia ở Châu Á. Nhưng không như tất cả các anh em nhà hà đục gỗ cần đến món gỗ, chúng chỉ xơi mỗi một món đá suốt cả đời.
Nhân công tạo cát của dòng Abatan
Ở Philippines, sông Abatan chảy dọc theo phía đông thành phố Bohol, cắt qua các thị trấn Catigbian, Antequera, Balilihan và Maribojoc. Trước khi có đường bộ, con sông này đóng vai trò là tuyến giao thông chủ lực của vùng.
Sông Abatan, nơi sinh cư của loài hà đục đá Lithoredo abatanica
Nhờ có nước và phù sa bồi đắp, hai bên bờ Abatan dày đặc thực vật, chí ít cũng có 273 loài. Động vật hoang dã kéo tới, tổng cộng 67 loài, trong đó bao gồm cả đom đóm hiếm Pteroptyx macdermotti.
Thú vị là vào năm 2006 trên dòng sông này, người ta bất ngờ phát hiện một loại hà đục gỗ khá to, thân dài khoảng 15cm, răng cùn. Chúng không cần mẫn đục gỗ mà gặm đá, sau đó "đi nặng" ra cát.
Cứ tưởng chỉ những loài ăn san hô ngoài biển (ví dụ như cá vẹt) mới là nhân công tạo cát của tự nhiên, nào ngờ đến cả môi trường nước ngọt cũng có một "lao động" đêm ngày điên cuồng bào đá.
Hà đục đá Lithoredo abatanica
Đột biến của nhà hà đục gỗ
Vốn dĩ từ xưa, hà đục gỗ (Teredinidae) đã là nỗi phiền đối với các nhà đi biển. Bằng khả năng tiêu hóa được gỗ, chúng phá hoại từ thân tới sống thuyền, cầu bến cảng.
Về cơ bản thì hà đục gỗ là một loài động vật thân mềm. Xin đừng nhầm lẫn chúng với hà (Cirripedia) chân khớp, thứ bám cứng trên các vách đá vùng biển nông, cả đời không di chuyển lấy một milimet.
Hà đục gỗ thông thường
Bề ngoài, hà đục gỗ hao hao một con giun, có thể dài từ 2-60cm tùy loài, nhưng đều chung một đặc tính là ưa ăn gỗ. Mỗi một lần sinh sản, con cái đẻ ra từ 500 nghìn đến 1 triệu trứng. Trứng của chúng trôi nổi trên biển, chỉ cần gặp gỗ là lập tức bám vào, nở thành con và điên cuồng đục khoét. Thế nên ngoài cái tên hà đục gỗ, chúng còn được gọi là "mối mọt của đại dương".
Chỉ từ khi sắt được phát hiện và các tàu thuyền đi biển được gia cố bằng lớp vỏ kim loại cứng chắc, ngư dân mới thoát khỏi nỗi khốn khổ mang tên "sâu đục thuyền". Chẳng ai buồn bận tâm đến chúng nữa, cho đến tận năm 2006, khi Lithoredo abatanica vô tình được phát hiện ra. Thay vì ăn gỗ như anh em bà con, loài vật này lại ăn đá.
Cả đời miệt mài đục đá dưới lòng sông
Bạn chắc chắn biết một số động vật (ví dụ như chim, gà, thú mỏ vịt...) có nhặt nhạnh một chút cát, sỏi để ăn. Có điều, chúng không ăn những thứ vừa cứng vừa vô vị ấy vì đói hay thiếu chất dinh dưỡng, mà do cần "công cụ" hỗ trợ hoạt động để nghiền thức ăn tại phần mề.
Ấy thế nhưng với Lithoredo abatanica, đá lại là "món chính".
Phiến đá bị hà đục đá chọc thủng lỗ chỗ
Bằng những cái răng to và phẳng, chúng kiên trì bào đá làm thức ăn. Trong khi các anh em ăn gỗ của chúng có một bộ phận giống như túi để lưu trữ và tiêu hóa gỗ từ từ, thì Lithoredo abatanica lại sở hữu hệ thống xử lý thẳng tuột. Toàn bộ lượng vụn đá được đưa vào qua cái miệng sẽ dồn luôn xuống hậu môn và giải phóng ra ngoài.
Lithoredo abatanica có thể đục ruỗng cả phiến đá. Chúng ngày càng "đào" sâu vào trong lòng các khối đá dưới đáy sông Abatan, đến khi xuyên thấu rồi thì lại bắt đầu đục lỗ mới.
Không hiểu lấy dưỡng chất từ đâu mà con nào con nấy béo múp
Lithoredo abatanica có tích cực ăn đá đến mức nào đi chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận thực tế là đá rõ ràng không có dinh dưỡng. Vậy nên lẽ ra chúng không thể chỉ ăn đá mà sống được. Thế nhưng ngoại trừ đá ra, các nhà nghiên cứu không thấy chúng ăn thêm bất cứ "món phụ" nào.
Thêm một điều kỳ lạ nữa là dù chỉ ăn đá, chúng vẫn rất béo. Trong thế giới hà đục gỗ, người ta phát hiện đám "mối mọt đại dương" này cộng sinh với một số vi khuẩn tiêu hủy gỗ. Còn với Lithoredo abatanica, chúng chỉ một thân một mình.
"Chúng tôi sẽ cố gắng quan sát và tìm hiểu kỹ lưỡng hơn nữa để biết được cách chúng hấp thụ, biến đá thành dưỡng chất," - Reuben Shipway, nhà nghiên cứu Lithoredo abatanica hứa.
Xét ra thì Shipway mới chỉ chắc chắn được một điều là đục lỗ vào sâu trong lòng khối đá còn giúp Lithoredo abatanica tự bảo vệ. Những cái lỗ do nó bỏ đi cũng lập tức trở thành "nhà" cho những con tôm, cua.
Theo TTVN
Thủy cung Churaumi, Okinawa xinh đẹp trong bể cá khổng lồ Nhật Bản là đất nước có rất nhiều thuỷ cung rộng lớn và nổi tiếng trên thế giới, một trong số đó là thủy cung Okinawa Churaumi. Đây là địa điểm được đánh giá cao nhất về độ rộng cũng như sự đa dạng loài mà khó có thủy cung nào có thể sánh được. Thủy cung Okinawa Churaumi là một phần của...