Chỉ đạo ‘không vùng cấm, không ngoại lệ’ nhìn từ những phiên xử án lớn năm 2022
Năm 2022, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế và các cựu Bí thư, Chủ tịch tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… đã phải nhận án tù, thể hiện việc xử lý nghiêm những vụ án lớn theo chỉ đạo của Tổng Bí thư là không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Trong năm 2022, TAND TP Hà Nội, đã giải quyết được 34.807 vụ việc các loại, tăng 7.294 vụ việc so với cùng kỳ năm 2021.
Đặc biệt, các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi đã được TAND TP Hà Nội phối hợp tốt với các cơ quan tố tụng khẩn trương nghiên cứu hồ sơ và đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh.
1. Vụ án đầu tiên phải kể đến là vụ AIC. Trong vụ án này, Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 35 bị cáo khác, trong đó có ông Trần Đình Thành (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai), Đinh Quốc Thái (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) bị đưa ra xét xử các tội Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ và Nhận hối lộ.
Phiên tòa xét xử vụ AIC. Ảnh: TTXVN
Theo đại diện VKS, vụ án này là một minh họa điển hình cho lợi ích nhóm, sự cấu kết của doanh nghiệp với người có thẩm quyền, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trục lợi, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, xâm hại đến tính đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm suy giảm lòng tin của nhân dân.
Bản án sơ thẩm cho rằng, trong vụ án này, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có vai trò chủ mưu cầm đầu, chịu trách nhiệm chính về các sai phạm xảy ra tại Công ty AIC. Chủ tịch AIC dù đang bỏ trốn đã phải nhận án 30 năm tù cho cả hai tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Các ông Trần Đình Thành và Đinh Quốc Thái lần lượt nhận án 11 và 9 năm tù vì cùng nhận hối lộ hơn 14 tỷ đồng từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và thuộc cấp.
2. Năm 2022, cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung phải ra hầu tòa phúc thẩm ở vụ án thứ 3 vì liên quan đến sai phạm trong mua bán chế phẩm Redoxy-3C.
Theo bản án sơ thẩm, năm 2016, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác xử lý, cải tạo, khắc phục ô nhiễm nước các sông, hồ trên địa bàn thành phố bằng cách tìm kiếm các công nghệ tiên tiến phù hợp.
Ông Nguyễn Đức Chung tại tòa. Ảnh: CTV
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Đức Chung đã lựa chọn công nghệ xử lý nước ô nhiễm của Công ty Watch Water (Đức), tổ chức đoàn tham quan, thử nghiệm, đặt hàng sản xuất ra chế phẩm Redoxy-3C.
Sau đó, ông Chung chỉ đạo việc mua chế phẩm Redoxy-3C thông qua Công ty Arktic (công ty trung gian) là công ty gia đình, với động cơ vụ lợi, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước với tổng giá trị thiệt hại hơn 36 tỷ đồng.
Chiều 22/6/2022, TAND cấp cao tại Hà Nội đã quyết định giảm án tù cho cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Theo đó, ông Nguyễn Đức Chung nhận 5 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trước đó, TAND TP Hà Nội tuyên phạt ông Chung mức án 8 năm tù.
3. Liên quan đến sai phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long, tháng 11/2022 TAND TP Hà Nội tuyên phạt cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang 30 tháng tù treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cựu Thứ trưởng Cao Minh Quang chống gậy đến hầu tòa. Ảnh: Đình Hiếu
Cáo trạng cho rằng, ông Cao Minh Quang được giao nhiệm vụ chỉ đạo, định kỳ kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình mua, bảo quản, sử dụng thuốc Tamiflu, nguyên liệu Oseltamivir và sản xuất thuốc dự trữ.
Nhưng cựu Thứ trưởng Bộ Y tế đã thiếu trách nhiệm, không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, không chỉ đạo kiểm tra để làm rõ số tiền hơn 3,8 triệu USD Công ty CPDP Cửu Long chưa thanh toán cho nhà cung cấp nguyên liệu nên không phát hiện được Công ty CPDP Cửu Long đã giữ lại số tiền này, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.
4. Cũng trong năm 2022, một Thứ trưởng khác của Bộ Y tế là ông Trương Quốc Cường cũng bị đưa ra xét xử vì liên quan đến vụ buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada.
Ông Trương Quốc Cường đến hầu tòa. Ảnh: Đình Hiếu
Theo nhận định của HĐXX, bị cáo Trương Quốc Cường đã thực hiện không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ được giao, đã đồng ý cấp phép thuốc trong khi số thuốc này chưa đủ điều kiện được cấp phép. Sau đó, dù nhận được thông tin về số thuốc không đủ điều kiện được cấp phép nhưng bị cáo không chỉ đạo thu hồi, dẫn đến hậu quả số thuốc không rõ nguồn gốc được dùng cho người bệnh.
Chiều 19/5/2022, TAND TP Hà Nội tuyên phạt cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường mức án 4 năm tù vì tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cuối tháng 9/2022, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ tội của ông Trương Quốc Cường, giảm cho bị cáo 1 năm tù.
5. Ngày 30/8/2022, TAND TP Hà Nội tuyên án vụ sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai xảy ra tại tỉnh Bình Dương. Theo đó, ông Trần Văn Nam (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương) và Trần Thanh Liêm (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) đều nhận 7 năm tù vì cùng tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Đến cuối tháng 12/2022, HĐXX cấp phúc thẩm quyết định chấp nhận kháng cáo của ông Trần Thanh Liêm, giảm cho bị cáo 1 năm tù.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam. Ảnh: Đình Hiếu
Theo cáo buộc, Tổng Công ty SX – XNK Bình Dương là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, do Tỉnh ủy Bình Dương là chủ sở hữu. Tất cả tài sản của Tổng Công ty được giao quản lý, sử dụng đều thuộc sở hữu Nhà nước.
Ông Trần Văn Nam và ông Trần Thanh Liêm cùng các bị cáo chịu trách nhiệm chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản của Nhà nước tại Tổng công ty này nhưng đã chỉ đạo, cố ý làm trái các quy định của pháp luật về quản lý vốn, tài sản, gây thất thoát đặc biệt lớn cho Nhà nước.
Theo đại diện tỉnh Bình Dương, vụ án này là bài học lớn, đắt giá và rất đau xót cho chính bản thân các bị cáo và sẽ có ý nghĩa răn đe, cảnh tỉnh cho các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên tỉnh nhà.
6. Cuối tháng 1/2022, TAND TP Hà Nội tuyên phạt cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh mức án 5 năm tù vì tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Phiên tòa xét xử ông Nguyễn Quốc Anh và đồng phạm. Ảnh: CTV
Quá trình triển khai thực hiện đề án, ký hợp đồng liên danh, liên kết tại Bệnh viện Bạch Mai, ông Quốc Anh cùng các bị cáo khác đã lợi dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để thực hiện không đúng các quy định của pháp luật. Việc này nhằm mang lại lợi nhuận cho tập thể và cá nhân ông Quốc Anh hơn 331 triệu đồng.
Trong năm 2022, từ cựu Thứ trưởng Bộ Y tế, đến cựu Bí thư, Chủ tịch tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… đều đã phải nhận án tù vì những sai phạm đã gây ra. Điều này thể hiện việc xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, cố ý làm trái theo chỉ đạo của Tổng Bí thư là không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.
Vì sao khó thi hành án dân sự các 'đại án' liên quan Phan Văn Anh Vũ, Phạm Công Danh...?
Cục Thi hành án dân sự Đà Nẵng vừa có báo cáo công tác năm 2022. Trong đó, cục này tiếp tục nêu ra một số vụ có giá trị lớn, khó thi hành như vụ án liên quan Phan Văn Anh Vũ và các cựu quan chức Đà Nẵng; vụ Phạm Công Danh...
Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) liên quan vụ án Phạm Công Danh - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Theo Cục Thi hành án dân sự Đà Nẵng, điển hình các vụ việc khó thi hành như: Theo bản án số 158 của TAND cấp cao tại Hà Nội, bản án số 20 của TAND TP Hà Nội liên quan Phan Văn Anh Vũ và các cựu quan chức TP Đà Nẵng liên đới bồi thường thiệt hại cho UBND TP Đà Nẵng để sung quỹ nhà nước số tiền trên 4.192 tỉ đồng và lãi chậm thi hành án.
Vụ Phạm Công Danh - Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh. Đây là vụ việc có giá trị phải thi hành hơn 3.946 tỉ đồng theo bản án số 332 của TAND TP.HCM và bản án số 30 của TAND cấp cao tại TP.HCM. Hiện nay còn nhiều vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản khu phức hợp sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng).
Tòa tuyên giao UBND TP Đà Nẵng thu hồi khu đất 29ha dự án khu đô thị mới quốc tế Đa Phước và cùng các bên liên quan thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định đảm bảo quyền lợi công dân - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Một vụ khác: Theo bản án của tòa đã tuyên buộc Tổng công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam hoàn trả số tiền 200 tỉ đồng được xác định là vật chứng vụ án cho Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam. Toàn bộ số tiền vật chứng thu hồi nêu trên sẽ dùng khấu trừ nghĩa vụ của Hứa Thị Phấn trong vụ án.
Ngoài ra là vụ Nguyễn Thị Bích Thuận (tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Quảng Đà, Đà Nẵng) và Hồ Thị Cẩm Uyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 200 người có giá trị thi hành gần 95 tỉ đồng.
Về nguyên nhân khó thi hành, Cục Thi hành án dân sự Đà Nẵng cho rằng do số tiền phải thi hành lớn nhưng tài sản chưa xử lý được do vướng mắc về cơ sở pháp lý, liên quan chủ trương chính sách của Nhà nước, địa phương; vướng mắc về hiện trạng tài sản, dẫn đến chưa thể xử lý tài sản đảm bảo (vụ Phạm Công Danh, xử lý sân vận động Chi Lăng; vụ Trần Văn Minh và đồng phạm phải xử lý 28 tài sản là bất động sản).
Cùng với đó là biên chế ngày càng giảm, trong khi đó chỉ tiêu được giao năm sau cao hơn năm trước và tính chất vụ việc ngày càng phức tạp. Nhất là tổ chức thi hành các vụ án kinh tế, tham nhũng gặp rất nhiều khó khăn, gây áp lực lớn...
Nhiều đương sự lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để cố tình kéo dài thời gian tổ chức thi hành án.
Bộ trưởng Tô Lâm: Tham nhũng càng tinh vi, phức tạp, 'mình cứ ra cái khiên này, nó lại có mác khác' Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng công tác phát hiện, điều tra các vụ án kinh tế, tham nhũng có nhiều bước tiến mới, góp phần cảnh tỉnh, răn đe, tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm - Ảnh: NGHĨA ĐỨC Sáng 15-9, phát biểu tại phiên...