Chỉ đạo khẩn cứu rừng của Thủ tướng và chuyện “nhà quan” phá rừng tại Bắc Giang
Trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết liệt chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên, xử nghiêm các hành vi tiêu cực, bao che cho phá rừng… để khẩn trương cứu rừng Tây Nguyên thì ngay tại vựa rừng Sơn Động (Bắc Giang), chuyện gia đình chủ tịch thị trấn ngang nhiên phá bay hàng chục nghìn m2 rừng tự nhiên như một sự thách thức pháp luật và đi ngược chủ trương của Chính phủ.
Tây Nguyên đã mất 41% rừng. Con số thống kê khiến dư luận xã hội giật mình. Ngày 20/6, tại tỉnh Đắk Lắk, tuyên bố khẩn trương cứu rừng là chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Việc bảo vệ rừng Tây Nguyên, được coi như nóc nhà Đông Dương, là đặc biệt quan trọng và cấp thiết. Bên cạnh vai trò về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, điều tiết khí hậu, rừng còn gắn với văn hóa cồng chiêng, tín ngưỡng, không gian sinh tồn của cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong khu vực 2,25 triệu ha rừng tự nhiên hiện có sang mục đích khác, kể cả các dự án, công trình đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai, trừ các dự án phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh quan trọng. Không chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp.
Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc chỉ đạo quyết liệt và khẩn trương cứu rừng.
Đặc biệt, các hành vi tiêu cực, bao che cho phá rừng phải được xử lý nghiêm là chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi câu chuyện phá rừng và chỉ đạo khẩn cứu rừng Tây Nguyên của Thủ tướng đang được cả xã hội quan tâm thì ngay tại tỉnh Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội trên dưới 100km, vựa rừng Sơn Động với những khu bảo tồn thiên nhiên quý giá bị tàn phá một cách công khai, không thương tiếc. Điều khiến dư luận ngỡ ngàng nhất không phải là lâm tặc phá rừng hay người dân phá rừng mà là gia đình lãnh đạo địa phương ngang nhiên phá rừng.
Hạt kiểm lâm Sơn Động kết luận việc tố cáo gia đình ông Thắng – chủ tịch thị trấn Thanh Sơn phá rừng tự nhiên trái pháp luật là có cơ sở. Tuy nhiên, thủ phạm chính trong việc tổ chức phá rừng lại là con trai ông Thắng, tức Phạm Văn Cương (cán bộ tư pháp thị trấn). Tổng diện tích rừng bị phá là 26.056m2 xảy ra từ tháng 4/2014. Thời điểm phá rừng là năm 2014 khi ông Thắng đang giữ cương vị là Trưởng công an thị trấn Thanh Sơn.
Video đang HOT
Hiện trạng một khoảnh rừng ngay sát khu thi công dự án cáp treo Yên Tử tại huyện Sơn Động. (Ảnh: Anh Thế)
Như vậy, chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, vựa rừng Sơn Động đã bị tàn phá không chỉ bởi người dân mà bởi cả công ty lâm nghiệp. Cụ thể, năm 2014, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn ộng (Công ty Lâm nghiệp Sơn Động) lợi dụng việc được giao thực hiện dự án cải tạo rừng tự nhiên để nhập nhèm phá, bán hơn 20ha rừng trên địa bàn xã Bồng Am – Sơn ộng (Bắc Giang). Thêm vụ việc gia đình lãnh đạo ngang nhiên phá rừng tự nhiên khiến dư luận “sốc” bởi cách bảo vệ rừng của chính quyền huyện Sơn Động.
Cùng đó, hệ thống kiểm lâm tại Sơn Động cũng đã tê liệt, bị che mắt kỳ lạ bởi hàng chục nghìn m2 rừng bị gia đình lãnh đạo địa phương phá tan hoang nhưng trong suốt hơn 1 năm lực lượng kiểm lâm tại đây không thể phá hiện. Sự việc chỉ vỡ lở khi một người dân liên tục làm đơn tố cáo. Và sau khi nhận được đơn thư của người dân, Hạt kiểm lâm Sơn Động mới bắt buộc phải lập đoàn kiểm tra xác minh kết luật sư việc phá rừng của gia đình chủ tịch thị trấn là đúng.
Trong nỗ lực cứu rừng của Chính phủ, đặc biệt là chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì điều mà công luận đặt ra câu hỏi cần phải được trả lời là những “ông vua con” phá rừng tại huyện Sơn Động sẽ được xử lý như thế nào? Liệu có phải là một quyết định xử phạt hành chính?
Hệ thống chính quyền huyện Sơn Động, cụ thể là những cá nhân lãnh đạo nào sẽ bị xử lý bởi sự tắc trách, buông lỏng quản lý của mình.
Việc này đã được quy định rõ tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, lãnh đạo huyện Sơn Động sẽ phải kiểm điểm và bị xử lý trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật khi để rừng bị phá. (Ảnh: Trang thông tin điện tử huyện Sơn Động)
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công việc và trách nhiệm của chính quyền cấp huyện được phân cấp và xác định rất rõ: “Tổ chức hoạt động có hiệu quả của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ; huy động các lực lượng trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần); kịp thời báo cáo lên cấp trên đối với vụ việc khi vượt quá tầm kiểm soát của xã; giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản theo quy định của pháp luật.
Địa phương nào để xảy ra tình trạng phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng, giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trái quy định pháp luật, cháy rừng nghiêm trọng, kéo dài mà trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để, thì lãnh đạo địa phương đó phải kiểm điểm và bị xử lý trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật”.
Được biết, ông Trần Công Thắng hiện đang giữ cương vị Bí thư huyện ủy Sơn Động, ông Nguyễn Quang Ngạn đang giữ cương vị Chủ tịch UBND huyện Sơn Động.
Báo Dân trí kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tỉnh uỷ – UBND tỉnh Bắc Giang vào cuộc, làm rõ và xử lý trách nhiệm những vị trí lãnh đạo huyện Sơn Động để tình trạng phá rừng xảy ra theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo Dantri
Đường dây phá rừng lớn nhất Đà Nẵng: Xóa sổ gỗ kiền kiền
104 cây kiền kiền tương đương 154,36 m3 bị xẻ thịt thành 1.461 thanh gỗ, thiệt hại gần 5,2 tỉ đồng. 12 lâm tặc cùng 7 bảo vệ rừng, kiểm lâm bị đề nghị truy tố trong vụ phá rừng lớn nhất Đà Nẵng.
Phạm Đình Lợi - đầu nậu tiêu thụ gỗ lậu bị bắt tạm giam - Ảnh: Nguyễn Tú
Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng vừa kết luận điều tra vụ án phá rừng, đưa và nhận hối lộ tại rừng Cà Nhông (xã Hòa Bắc, H.Hòa Vang).
Theo đó, kẻ chủ mưu Vũ Văn Tam (48 tuổi, ngụ thôn Láy, xã Tư, H.Đông Giang, Quảng Nam) bị đề nghị truy tố về tội vi phạm các quy định khai thác bảo vệ rừng và đưa hối lộ. 11 đàn em, đồng bọn của Tam bị đề nghị truy tố về tội vi phạm các quy định khai thác bảo vệ rừng gồm: Đỗ Văn Lưu (49 tuổi), Đinh Văn Thuấn (35 tuổi), Nguyễn Văn Học (45 tuổi), Phạm Văn Chính (40 tuổi), Nguyễn Văn Vụ (34 tuổi, cùng ngụ xã Lai Thành, H.Kim Sơn, Ninh Bình); Vũ Văn Quý (37 tuổi), Vũ Văn Pháp (lái xe, 35 tuổi, cùng ngụ xã Nga Thái, H.Nga Sơn, Thanh Hóa); Phạm Đình Lợi (đầu nậu gỗ, 51 tuổi, ngụ xã Hòa Phong, H.Hòa Vang), Kiều Ngọc Quý (61 tuổi, ngụ xã Duy Nghĩa, H.Duy Xuyên, Quảng Nam), Kiều Ngọc Trung (lái xe, 36 tuổi), Sầm Tô Binh (lái xe, 28 tuổi, cùng ngụ xã Ba, H.Đông Giang, Quảng Nam)...
Theo điều tra, Vũ Văn Tam quê quán xã Giao Yến, H.Giao Thủy, Nam Định. Năm 1991, Tam vào H.Đông Giang làm vàng tặc, sau đó chuyển sang trồng rừng nên biết trong rừng Cà Nhông thuộc Ban quản lý (BQL) rừng đặc dụng Bà Nà Núi Chúa có nhiều gỗ giá trị kinh tế cao. Năm 2012, Tam thuê và dẫn Lưu, Quý vào tiểu khu 31, 33 rừng Cà Nhông yêu cầu đốn gỗ kiền kiền, cưa xẻ quy cách 6x25x300cm (dùng làm khung ngoại). Tam nói cứ việc phá rừng, Tam lo hết "quan hệ" với cơ quan chức năng.
Sau khi thuê thêm các bị can nêu trên, Quý mua 1 số cưa lốc tại xã Ba rồi cùng Pháp chỉ huy nhóm đốn hạ cây, cưa xẻ với tiền công 70.000 đồng/thanh. Còn Lưu chỉ huy nhóm cắt rừng, khuân vác ra xe với giá 150.000 đồng/thanh. Tam gọi điện thoại cho Lợi bán gỗ với giá 550.000 đồng/thanh và Lợi bán lại giá 700 - 750.000 đồng/thanh. Cứ mỗi lần khai thác đủ 180 thanh, Lợi thuê Trung, Quý và Binh đưa xe vào rừng lấy gỗ, chở đến ngã 3 Đội 2, thôn Lấy, xã Tư, H.Đông Giang với giá 8,1 triệu đồng/chuyến. Tại đây, Lợi tiếp tục thuê người dân địa phương bốc gỗ với giá 10.000 đồng/thanh sang xe tải của Lợi. Cứ 180 thanh kiền kiền thì Lợi chia thành 4 chuyến, xếp kiền kiền nằm dưới, chất gỗ keo ở trên để che mắt lực lượng chức năng. Lợi còn nhờ đàn em theo dõi cán bộ chức năng, thường xuyên báo cáo để Lợi đối phó.
Tổng cộng, nhóm của Lưu đã cho đốn hạ 104 cây kiền kiền tương đương 154,36 m3, xẻ thành 1.461 thanh gỗ, tương đương 97,23 m3 và được Tam thanh toán hơn 450 triệu đồng. Trong đó, đợt 1 nhóm này xẻ được 290 thanh (18,782 m3), thiệt hại gần 898 triệu đồng; đợt 2 là 360 thanh (23,3 m3), thiệt hại 1,252 tỉ đồng, đợt 3 gồm 360 thanh (23,3 m3), thiệt hại 1,286 tỉ đồng. Khi UBND H.Đông Giang thành lập tổ liên ngành truy quét từ ngày 1.6.2014, Tam không đưa gỗ ra được mà chỉ đạo nhóm của Lưu cất giấu, đến ngày 12.10.2014 thì bị phát hiện, thu giữ 451 thanh (19,864 m3), thiệt hại gần 1,75 tỉ đồng. Theo định giá, CQĐT kết luận số gỗ nhóm lâm tặc này triệt hạ gây thiệt hại gần 5,2 tỉ đồng. Theo một cán bộ điều tra, với số lượng gỗ triệt phá "khủng" như vậy, Tam và đồng bọn đã gần như xóa sổ các cây gỗ kiền kiền có đường kính lớn, giá trị kinh tế cao ở rừng Cà Nhông, để lại hậu quả rất lớn...
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, Vũ Văn Tam lại không thành khẩn khai báo hành vi phạm tội cũng như đồng bọn, bất hợp tác, gây khó khăn cho quá trình truy xét của cơ quan chức năng. Trong khi nhân thân Tam rất xấu, năm 2011 và 2012 bị công an và kiểm lâm H.Đông Giang phạt 10,5 triệu đồng do buôn lậu và đưa trái phép phương tiện cơ giới vào rừng, do đó CQĐT đề nghị Viện KSND TP.Đà Nẵng cần truy tố với khung hình phạt thích đáng.
Nguyễn Tú
Theo Thanhnien
Chặn xe gỗ, cán bộ bảo vệ rừng bị lâm tặc đánh nhập viện Phát hiện chiếc xe công nông đang vận chuyển gỗ ra khỏi rừng, anh Ngọc cùng một cán bộ bảo vệ rừng yêu cầu các đối tượng ngưng hành vi và tạm giữ hai đối tượng cùng cưa máy để chờ xử lý. Tuy nhiên, anh Ngọc đã bị các đối tượng bao vây đánh trọng thương để giải cứu đồng bọn. Ngày...