Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19
Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19.
Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và tử vong cao khi mắc.
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529). Trong đó, nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và tử vong cao khi mắc Covid- 19 là nhóm người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.
Theo Bộ Y tế, việc quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong là rất cấp thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Vì thế, Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid- 19.
Ảnh minh họa.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện hướng và thực hiện báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.
Các nội dung ưu tiên cần thực hiện gồm: quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống Covid-19; tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc Covid-19; chăm sóc và điều trị người bệnh; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
Bộ cũng đề nghị địa phương bố trí ngân sách, huy động các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng dẫn.
Cụ thể:
Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm:
- Người có bệnh nền có nguy cơ cao.
- Người trên 50 tuổi.
- Phụ nữ có thai.
Video đang HOT
- Người người chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 ở người trên 18 tuổi.
Các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn như lập danh sách, xác định các yếu tố bệnh nền, sức khỏe chung, theo dõi sức khỏe…
Về việc tiêm vaccine, các địa phương cần rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được. Đồng thời, chú ý tiêm mũi bổ sung, nhắc lại cho người đã tiêm đủ liều. Ngoài ra, cũng cần tiêm vaccine đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.
Về việc xét nghiệm, các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó, chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… Tần suất xét nghiệm thực hiện trên cơ sở cấp độ dịch để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.
F0 ở Hà Nội tăng vọt, nhân viên y tế điều trị tại nhà như thế nào?
Các ca F0 liên tục tăng nhanh từng ngày, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như giảm tải cho các cơ sở y tế, TP Hà Nội đã cho phép thực hiện điều trị F0 không triệu chứng tại nhà.
Ghi nhận trên địa bàn xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì chiều ngày 21/12, cán bộ và lực lượng y tế xã đã có những bước triển khai việc sàng lọc, điều trị tại nhà theo quy trình đối với các bệnh nhân F0 không triệu chứng.
Trạm y tế lưu động được xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) kích hoạt sau khi số lượng F0 trên địa bàn xã có dấu hiệu gia tăng. Tính tới ngày 21/12, toàn xã có tổng cộng 65 F0 trong đó 11 trường hợp theo dõi cách ly và điều trị tại nhà.
Trạm y tế lưu động với nhiệm vụ sàng lọc các trường hợp có liên quan tới F0 cũng như có dấu hiệu ho, sốt, khó thở... thuộc các đối tượng người dân đang sinh sống trên địa bàn xã.
Người dân tới khám sàng lọc sẽ thực hiện test Covid-19 theo phương pháp test nhanh, cho kết quả sau 15-20 phút sau đó.
Với các trường hợp có liên quan dịch tễ tới F0 có kết quả test nhanh âm tính sẽ được cho về và thực hiện cách ly y tế tại nhà, còn các trường hợp có kết quả dương tính sẽ được đưa ra phòng cách ly riêng.
Ngay trong chiều 21/12, thông qua khám sàng lọc đã có 4 trường trong cộng đồng test nhanh tại chỗ có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Đối tượng được xác nhận là F0 được đưa vào khu vực cách ly riêng và được nhân viên y tế tiến hành điều tra thông tin dịch tễ, lên danh sách những người có liên quan để tiếp tục sàng lọc.
Nhân viên y tế thực hiện việc khử khuẩn quanh khu vực lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, đặc biệt là vị trí có đối tượng nhận kết quả test nhanh dương tính.
Theo bà Nghiêm Thị Phương Chi, PCT UBND Xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, toàn xã hiện tại có 11 trường hợp F0 không triệu chứng đang thực hiện cách ly và điều trị tại nhà. Nhân viên y tế xã kết hợp cùng trạm y tế xã có nhiệm vụ theo dõi và quản lý, điều trị các bệnh nhân này.
Hàng ngày, ngoài việc gọi điện, theo dõi tình trạng bệnh của các F0 điều trị tại nhà, nhân viên y tế cũng tới tận nơi các địa điểm thực hiện cách ly tại nhà để phát thuốc đối với trường hợp có biểu hiện sốt.
Trước mỗi nhà của bệnh nhân F0 đều được dán biển cách ly y tế và khuyến cáo người dân không tiếp xúc gần kèm theo thông tin ngày tháng thực hiện.
Nhân viên y tế ghi thông tin bệnh nhân và tiến hành các bước kiểm tra thân nhiệt, đo huyết áp đối với mỗi F0 đang điều trị tại nhà.
Trường hợp có dấu hiệu sốt cũng được cấp phát thuốc và hướng dẫn việc sử dụng hiệu quả, đúng liều.
Chị Huệ (nhân viên văn phòng) là một F0 đang thực hiện cách ly và điều trị tại nhà tại xã Tam Hiệp cho biết, chị cảm thấy có chút lo lắng khi bất ngờ trở thành F0 mà không biết lây từ đâu. Trong thời gian này chị được điều trị tại nhà thay vì phải đi xa và được nhân viên y tế quan tâm hàng ngày nên hi vọng sẽ sớm âm tính trở lại.
Có những hộ gia đình trong xã Tam Hiệp toàn bộ các thành viên trong nhà đều là F0 và cũng được nhân viên y tế thường xuyên thăm hỏi trong quá trình điều trị tại nhà.
Sau mỗi lần điều trị tại nhà cho bệnh nhân F0, nhân viên y tế sẽ thực hiện việc khử khuẩn toàn thân và di chuyển tới nhà bệnh nhân khác.
Cũng trong thời gian này, lãnh đạo xã Tam Hiệp cũng đang tích cực vận động người dân chưa tiêm vaccine hoàn tất việc tiêm đúng lộ trình. Đa phần những đối tượng chưa tiêm là người già, chưa tin tưởng vào tác dụng của vaccine đều được giải thích rõ ràng những lợi ích mà vaccine đem lại. Được biết, tỉ lệ phủ vaccine người dân trên 18 tuổi của toàn xã Tam Hiệp đang đạt mức 96,2%.
Bà Nguyễn Thị Thìn (xóm 2C, thôn Tựu Liệt, xã Tam Hiệp) là một trong những người dân chưa hoàn tất việc tiêm vaccine nhưng sau khi nghe giải thích từ phía lãnh đạo xã đã đồng ý tham gia tiêm trong thời gian tới.
Đà Nẵng còn hơn 5.000 người chưa tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19 Tới hết ngày 23-12, TP Đà Nẵng sẽ kết thúc đợt đăng ký tiêm vắc xin tự do cho người chưa tiêm mũi 1. Số lượng đăng ký tiêm đến nay khoảng 5.000 người. Còn hơn 5.000 người chưa tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 đang ở Đà Nẵng, trong đó có nhiều người từ các địa phương khác mới chuyển tới...