Chi cục trưởng Kiểm lâm TT-Huế: Từ chức nếu rừng bị phá như ở Quảng Nam
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế sẵn sàng từ chức nếu “rừng bị phá có qui mô lớn như ở Quảng Nam”.
Liên quan đến tình trạng phá rừng phòng hộ qui mô lớn tại A Lưới, VietNamNet trao đổi với ông Nguyễn Đại Anh Tuấn – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.
Ông thừa nhận có tình trạng phá rừng tại các tiểu khu mà VietNamNet phản ánh và cho biết đã có báo cáo gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên – Huế
“Dù các cây gỗ bị lâm tặc đốn hạ không phải là gỗ quý, có giá trị kinh tế cao nhưng để xảy ra tình trạng phá rừng là điều đáng tiếc”, ông Tuấn nói.
Sau khi báo chí phản ánh, Chi cục đã chỉ đạo BQL rừng phòng hộ A Lưới và hạt kiểm lâm A Lưới rà soát, kiểm tra thực tế.
Đồng thời, cũng yêu cầu BQL rừng phòng hộ A Lưới kiểm điểm trách nhiệm của đội bảo vệ rừng chuyên trách Mỏ Quạ theo hướng có tình có lí.
Ông Tuấn khẳng định, chắc chắn không có sự buông lỏng của cán bộ vì… gỗ đó không có giá trị kinh tế nhiều.
“Trước đó, tôi cũng nhận được phản ánh của người dân về việc xe chở gỗ ban đêm, ban ngày qua cổng nhưng sau khi Phòng Thanh tra – Pháp chế điều tra, sự thật không phải như vậy.
Những xe gỗ này là do cán bộ quản lí rừng, kiểm lâm đưa từ trong rừng ra sau khi phát hiện bị khai thác trái phép.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quá trình chở gỗ ra, do lực lượng chức năng không thông báo cho chính quyền địa phương, người dân biết nên người dân nhìn vào đó cứ nghĩ là gỗ khai thác trái phép, lâm tặc vận chuyển ra”, ông Tuấn nói.
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh TT-Huế và BQL rừng phòng hộ A Lưới trao đổi với PV
Tại buổi làm việc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cũng nhắc đến trách nhiệm của chính quyền địa phương.
“Theo quyết định 07 của Chính phủ, chính quyền địa phương là cơ quan quản lí nhà nước về lâm nghiệp. Để xảy ra phá rừng, lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước”, ông nhận định.
Về phương diện kiểm lâm, ông nhấn mạnh: “Nếu để xảy ra tình trạng phá rừng như Quảng Nam, tôi sẵn sàng là người từ chức đầu tiên”.
Phát hiện 24 gốc bị chặt
Ông Văn Thân – Giám đốc BQL rừng phòng hộ thừa nhận, có tình trạng phá rừng tại các tiểu khu 297, 298, 311. Những tiểu khu này đều thuộc rừng phòng hộ do đơn vị quản lí.
Hàng loạt cây gỗ tại rừng phòng hộ A Lưới bị lâm tặc đốn hạ
“Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã tổ chức 3 đợt truy quét và thu giữ hơn 9,5 khối gỗ bị khai thác trái phép. Sau khi báo chí phản ánh, chúng tôi đã phối hợp với Hạt kiểm lâm A Lưới trực tiếp vào hiện trường để kiểm tra và phát hiện tình trạng khai thác gỗ trái phép tại các tiểu khu 297, 298.
Tại những khu vực này, lực lượng liên ngành phát hiện 24 cây bị lâm tặc đốn hạ. Các cây bị đốn hạ chủ yếu thuộc gỗ nhóm VI, nhóm VII như chò, chũa, quế rừng.
Chúng tôi tháo dỡ 1 lán trại và một số giá để máy tời của lâm tặc. Hiện tại còn 26 phách gỗ với khối lượng hơn 2,3 khối đang nằm lại trong khu vực này”, ông Thân cho biết.
Hiện trạng phá rừng tại tiểu khu 311, ông Thân cho rằng, lực lượng liên ngành của BQL rừng phòng hộ và kiểm lâm chưa đi kiểm tra.
Trong khi đó, với lí do “rừng diện tích lớn, nhân lực mỏng”, ông Lê Nhân Đức – Hạt trưởng hạt kiểm lâm A Lưới cho hay, “rất khó khăn trong công tác quản lí”.
“Tại các khu vực đó, chỉ có một kiểm lâm viên phụ trách nên tình trạng phá rừng không khỏi diễn ra”, ông Đức nói.
Quang Thành
Theo VNN
69 trận động đất ở Quảng Nam không gây thiệt hại
Viên Vât ly đia cầu cho biết 69 trận động đất xảy ra gần 2 năm qua tại huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) chi la đông đât kich thich, không có khả năng gây thiệt hại.
Từ tháng 1/2017 đến 8/2018, huyện Bắc Trà My xảy ra 69 trận động đất có cường độ từ 2,5 đến 3,9 độ Richter. Chấn tâm động đất tập trung chủ yếu trong phạm vi hồ thủy điện Sông Tranh 2.
Thông tin trên được ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng viện Vật lý địa cầu, đưa ra trong cuộc họp ngày 10/8 với ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ Quảng Nam, cùng các sở ngành. Chủ đề chính tập trung vào tình hình hoạt động của các thủy điện và ảnh hưởng của các trận động đất trên địa bàn trong thời gian qua.
Ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng viện Vật lý địa cầu. Ảnh: Thanh Đức
Theo Viện trưởng viện Vật lý địa cầu, động đất liên tiếp xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 do quy luật tích tụ nước sau khi hồ thủy điện hình thành.
"Việc tích nước về lâu dài sẽ gây nên áp lực và thấm dần xuống, đến một thời điểm nhất định sẽ gây nên động đất. Sau khoảng 2 đến 3 năm, các trận động đất sẽ có xu hướng giảm dần. Đây cũng là quy luật của các hồ thủy điện trên toàn quốc", ông Xuân Anh cho hay.
Nói về việc 2 tháng trở lại đây, khu vực hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My xảy ra 10 trận động đất lớn hơn 3 độ Richter, kèm theo tiếng nổ gây rung lắc khiến người dân lo sợ, Viện Vật lý địa cầu cho rằng những trận động đất này cường độ vẫn dưới 4 độ Richter, chưa phải lớn nhưng tâm chấn nông nên gây tiếng nổ lớn.
Phải đảm bảo an toàn hồ thủy điện
Theo quy hoạch thủy điện, tỉnh Quảng Nam có 46 dự án đã được phê duyệt, với tổng công suất hơn 1.700 MW, điện lượng bình quân 6.530 triệu kwh/năm. Trong số này có 10 thủy điện bậc thang do Bộ Công Thương phê duyệt và 36 dự án thủy điện vừa và nhỏ do UBND tỉnh phê duyệt.
Ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ Quảng Nam, cho biết cần rà soát các hồ thủy điện trên địa bàn để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du. Ảnh: Thanh Đức.
Để người dân khu vực thủy điện chủ động đối phó với mưa lũ, ông Huỳnh Tấn Đức, Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam, đề nghị lắp đặt bổ sung các trạm quan trắc mưa, tháp báo lũ, loa phát tại thủy điện Sông Bung 4 và Đak Mi 4.
Phát biểu tại hội nghị Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh yêu cầu phải kiểm tra tất cả các phương án đảm bảo an toàn. Các chủ hồ phải khẩn trương thuê đơn vị tư vấn đánh giá đặc điểm khí tượng trong lưu vực hồ để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.
"Lâu nay, việc kiểm tra chúng ta vẫn làm, tuy nhiên chất lượng chưa cao nên tôi yêu cầu chất lượng phải cao hơn. Các sở phối hợp mời thêm chuyên gia kiểm tra để đảm bảo an toàn. Chúng ta phải tính toán phương án xấu nhất có thể xảy ra đó là vỡ đập, để có những kịch bản cần thiết", ông Thanh nói.
Thanh Đức
Theo Zing
Bơ vơ nỗi đau con trẻ sau đại tang Chưa qua một giấc ngủ, hàng chục đứa trẻ thôn Lương Điền (xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) bỗng chốc mang thân phận mồ côi, đón tin dữ cha, mẹ tử vong sau vụ TNGT thảm khốc tại Quảng Nam Cháu Nguyễn Thị Hạnh Ngân (con anh Nguyễn Khắc Bình, nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn) năm nay lên...