Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội: Chuối, đu đủ ủ hóa chất bí ẩn!
Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội thừa nhận không tìm ra tên hóa chất dùng để ủ chuối và đu đủ.
Ông Nguyễn Hồng Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội
Ông Nguyễn Hồng Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội cho biết, Hà Nội biết việc chuối, đu đủ bị phun thuốc ép chín.
Ông Hồng Anh thừa nhận: “Đúng là có việc đó. Các loại quả, đặc biệt là chuối và đu đủ là những loại quả thông thường rất phổ biến, được người dân tiêu thụ nhiều và cần được quan tâm.
Chúng tôi cũng đã từng phát hiện vài vụ dùng hóa chất phun tẩm cho chuối và đu đủ chín đẹp, nhưng đó là những hóa chất không tên tuổi, labo của chúng ta chưa phát hiện ra được là chất gì”.
Hà Nội hiện đang thí điểm hình thành thương hiệu chuối và đu đủ an toàn tại 2 khu vực, dấm bằng cách truyền thống là cho vào chum, sau đó thắp hương làm chín. Những loại quả này sẽ được dán đai niêm phong theo thiết kế.
Video đang HOT
Ngoài chuối, Hà Nội cũng đang làm thương hiệu chè an toàn của Hà Nội, đó là chè Huy Quý ở Bắc Sơn.
Liên quan đến rau sạch, ông Hồng Anh cho biết, sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 60%, trong số đó chỉ có khoảng 30% là rau an toàn.
Hiện tại, toàn thành phố có 58 cửa hàng, điểm bán rau an toàn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, sản lượng tiêu thụ trung bình từ 50 – 120kg/cửa hàng/ngày.
Bên cạnh đó, còn có 35 siêu thị đang tiêu thụ rau an toàn, sản lượng tiêu thụ trung bình từ 80 – 200kg/siêu thị/ngày.
Để người dân tin tưởng, dễ dàng nhận biết, lựa chọn sản phẩm rau an toàn, ông Hồng Anh cho biết, ngoài việc gắn nhãn nhận diện cho rau an toàn bán buôn, từ tháng 9/2012 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã chỉ đạo Chi cục bảo vệ thực vật phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp triển khai dán tem nhận diện “ Rau an toàn Hà Nội” cho các sản phẩm bán lẻ ở các cửa hàng, siêu thị, chợ…
“Tuy nhiên, đến nay mới chỉ thực hiện thí điểm được ở 29 cơ sở. Quá trình theo dõi, quản lý, 2 cơ sở có dấu hiệu không thực hiện nghiêm túc đã bị chúng tôi cho dừng lại. Chúng tôi làm rất nghiêm.
Nói như thế cũng có nghĩa là rất nhiều rau thực sự an toàn đang được bán tại các chợ nhưng vẫn chưa được dán tem. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai”, ông Anh nhấn mạnh.
Theo Dantri
Đà Lạt: Lại xuất hiện "vết dầu loang" trên hồ
Tình trạng tảo lam xuất hiện dày đặc, nổi lềnh bềnh trên mặt hồ Xuân Hương giống như "vết dầu loang" đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng ngành chức năng vẫn chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu.
Sáng nay (10/12), hiện tượng "vết dầu loang" đã xuất hiện tại nhiều khu vực trên hồ Xuân Hương, thành phố Đà Lạt. Trong đó dày đặc nhất là tại khu vực bờ hồ phía đường Trần Quốc Toản và Yersin. Một số nơi còn có xác cá chết nổi trên mặt hồ.
Tảo lam nổi lềnh bềnh trên mặt hồ
Tại một hội thảo khoa học mới đây, các nhà khoa học đã khẳng định tình trạng ô nhiễm hồ Xuân Hương, mà nổi cộm là hiện tượng tảo lam nổi dày đặc tạo thành váng trên mặt hồ. Nguyên nhân gây ô nhiễm hồ Xuân Hương là do chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phế phẩm nông nghiệp đổ về hồ. Bên cạnh đó, hoạt động tưới cỏ sân golf Đà Lạt (đồi Cù) cũng xả một lượng lớn dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật xuống hồ gây ô nhiễm.
Vớt cá chết trên hồ
Các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều giải pháp để xử lý ô nhiễm hồ Xuân Hương nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai đồng bộ.
Theo 24h
Rau an toàn sẽ bắt buộc phải có tem nhận diện Chi Cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết, từ năm 2013, sẽ nhân rộng việc gắn nhãn rau an toàn (RAT) bán buôn và dán tem nhận diện cho RAT bán lẻ ra các vùng sản xuất trên địa bàn thành phố. Theo bà Nguyễn Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, việc gắn nhãn, dán tem...