Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thông tin hiệu quả của “bảo bối” xử lý nước sông Tô Lịch
Cơ quan chuyên môn đã có những đánh giá sơ bộ về hiệu quả việc đặt máy xử lý nước sông Tô Lịch.
Nước sông Tô Lịch đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt được xử lý làm sạch bằng 4 máy sục khí Nano công nghệ Nhật Bản.
Liên quan đến việc làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano của Nhật Bản, ngày 3/6, đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội) thông tin, thực hiện chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội, Sở đã phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ thành lập nhóm công tác hỗ trợ quá trình thực hiện thí điểm xử lý nước sông Tô Lịch.
Theo đánh giá chung về quá trình thí điểm xử lý nước trên sông Tô Lịch từ ngày 16-23/5, máy móc thiết bị thực hiện thí điểm hoạt động bình thường, không có sự cố đáng kể.
“Kết quả sơ bộ ban đầu sau 3 ngày, mùi đã giảm đáng kể, không còn mùi hôi và đã được người dân kiểm chứng”, thông tin từ đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội.
Đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thông tin thêm, theo thuyết minh công nghệ, sau 1-2 tháng các chỉ số quan trắc nước sông Tô Lịch sẽ đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).
Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy, nước sông đã giảm mùi và một số chỉ số nước có sự thay đổi tích cực.
Video đang HOT
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (đơn vị vận hành máy) cho hay, sau 3 ngày lượng khí amoniac (NH3) gây mùi hôi thối đã giảm nhanh chóng; sau 7 ngày, bùn dưới đáy sông bắt đầu bị phân hủy, giảm từ hơn 1m xuống còn khoảng 76-91 cm, xuất hiện lớp nước trong trên bề mặt bùn.
Sáng 3/6 (tức 18 ngày kể từ khi đặt máy), ghi nhận của PV tại khu vực đặt máy sục khí Nano công nghệ Nhật bản (đầu đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) cho thấy, cả 4 chiếc máy đặt tại đây vẫn đang hoạt động, sục lên bọt trắng trên mặt nước. Nước sông bề mặt có chuyển sang màu nâu hơi đen chứ không còn đen ngòm, mùi hôi thối vẫn còn nhưng không nồng nặc…
Một số người dân ở gần đó cho biết, mấy hôm trước Hà Nội có mưa nên nước sông chảy ra có màu hơi đục. Mực nước sông đang khá thấp khi ven bờ hở ra một lớp bùn.
Ngày 2/6, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cũng đã xuống kiểm tra việc xử lý làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano của Nhật Bản. Dựa trên kết quả phân tích, Hà Nội sẽ lựa chọn phương pháp công nghệ phù hợp, hiệu quả nhất để áp dụng.
Trước đó, từ ngày 16/5, Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Dự án thí điểm do đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt thực hiện bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản.
Bốn chiếc máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor được đặt xuống đầu nguồn sông Tô Lịch tại khu vực đầu đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy). Các chuyên gia Nhật Bản cho hay, khi đặt máy sục khí bio-nano xuống thì 3 ngày sau, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và sau từ 1-2 tháng các chỉ số quan trắc nước sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Theo Danviet
Sông Tô Lịch hết mùi trong 3 ngày : Khả thi hay chỉ là "nổ"?
Đánh giá về dự án làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor, PGS.TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa học, Đại học KHTN - ĐHQGHN) khẳng định: Đây là công nghệ tiên tiến, mang nhiều ưu điểm vượt trội, tính khả thi cao nhưng còn quá sớm để khẳng định có bền vững hay không.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn: Đây chỉ là giải pháp mang tính tình thế, giải quyết trước mắt những bức xúc về môi trường chứ không phải là giải pháp mang tính lâu dài, bền vững.
"Dù công nghệ hiện đại đến đâu thì về nguyên tắc muốn duy trì việc khử mùi, giảm mùi, chúng ta phải thường xuyên bổ sung các vi sinh hoạt động liên tiếp. Mà việc làm này tôi e là khó khả thi bởi chỉ khi môi trường sạch thì mới là điều kiện tốt nhất cho các vi sinh vật có lợi hoạt động hiệu quả" - PGS.TS Trần Hồng Côn nhấn mạnh.
Các kỹ sư Nhật Bản thi công lắp đặt thiết bị làm sạch nước sông Tô Lịch. Ảnh: Ngọc Hải
Cũng theo ông Côn, muốn làm sạch nước sông Tô Lịch theo hướng bền vững, cần phải đảm bảo được 3 yếu tố:
Thứ nhất, phải gom được hết nước thải từ các nguồn, đưa về các trạm phân tán bố trí dọc theo lòng sông để xử lý trước khi đưa nước đổ về sông. "Cũng giống như chúng ta diệt sâu bọ hay các mầm mống gây bệnh, thì phải bắt đầu từ gốc rễ của vấn đề. Nếu ngày nào nguồn nước thải ô nhiễm từ khắp nơi còn đổ về sông thì chừng đó mọi công nghệ đều trở nên bất lực" - ông Côn cho hay.
Thứ hai, sau khi đã xử lý được nguồn nước thải thì phải đảm bảo mực nước sông luôn duy trì ở mức 1-1,5m. Đây là mực nước tối thiểu đảm bảo hệ sinh thái dưới lòng sông có thể sinh sôi, phát triển và là điều kiện tiên quyết để dòng sông có cơ chế tự làm sach. Nếu cứ để lòng sông cạn trơ đáy như hiện nay thì không một sinh vật nào sống nổi và sông Tô Lịch mãi mãi là dòng sông chết.
Thứ ba, việc quản lý sử dụng dòng sông sau khi làm sạch cũng phải được tính toán sao cho hợp lý và tiện dụng nhất. Có thể tính tới phương án đấu thầu cho các doanh nghiệp tận dụng một phần diện tích của dòng sông để kinh doanh, nhưng Nhà nước vẫn phải đảm bảo công tác quản lý và có chế tài đủ mạnh để xử lý những vi phạm gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng với hệ sinh thái cũng như cảnh quan chung của dòng sông.
Với công nghệ Nano-Bioreactor, một đoạn sông Tô Lịch sẽ giảm bớt mùi hôi, tiến tới lộ trình làm sạch trong vòng 2 tháng. Ảnh: Ngọc Hải
Trước đó như Dân Việt đã thông tin: sáng 16/5, thành phố Hà Nội đã khởi động "dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor".
Theo đó, các hộp thiết bị đặt chìm dưới nước sẽ tạo ra dòng khí nano khuếch tán vào dòng nước, kích thích các vi sinh vật hoạt động, từ đó giải phóng oxy, xử lý bùn thải, tạo nên môi trường trong lành hơn. Hiện thời gian các hộp thiết bị phát huy tác dụng và kinh phí thí điểm chưa được công bố.
Tiến sĩ Tadashi Yamamura, Chủ tịch tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, công nghệ trên đã được sử dụng thành công trong nhiều dự án xử lý ô nhiễm cho các con sông ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Đoạn sông 300m được thí điểm làm sạch, nằm trên đường Hoàng Quốc Việt giao cắt với đường Bưởi. Ảnh: Ngọc Hải
"Công nghệ Bio-nano của Nhật Bản phân hủy hoàn toàn lớp bùn ở tầng đáy mà không cần nạo vét cơ học, sẽ xử lý căn cơ và triệt để nguồn gây ô nhiễm tạo ra mùi hôi thối của sông Tô Lịch", ông Tadashi Yamamura nói.
Cũng theo ông Tadashi Nhật Bản sẽ mang thiết bị có tốc độ xử lý siêu nhanh đặt dưới lòng sông Tô Lịch. Công nghệ này gồm máy sục khí công nghệ nano sử dụng vật liệu thiên nhiên. Chuyên gia cho biết, chỉ sau 3 ngày, mùi ô nhiễm sẽ giảm đáng kể.
Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch. Ngoài ra, hạ lưu sông còn phải tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Tuy, Mai Động, Văn Điển.
Theo Nguyễn Tố (Dân Việt)
Sông Tô Lịch sau 3 ngày đặt máy lọc nước "thần kỳ": Người dân nói gì? Sau 3 ngày được lắp đặt 4 máy lọc nước bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản, mùi hôi thối ơ sông Tô Lich liêu đã được cải thiện đáng kể theo như khẳng định của chuyên gia Nhật Bản? Cung nghe đanh gia cua nhưng ngươi dân sinh sông quanh khu vưc nay. Theo Danviet











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thấy 2 người mất tích trong vụ tàu cá bị chìm ở Bình Thuận

Bảo mẫu liên tục tát 'bôm bốp' vào đầu, mặt bé gái khoảng 1 tuổi

Vụ cháy nhà 3 người chết ở TPHCM: Phó Thủ tướng chỉ đạo sớm làm rõ nguyên nhân

Đề nghị kỷ luật cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh

Thông tin mới vụ 37 người nhập viện sau ăn bánh mì trên đường đi Đầm Sen

Cháy nhà, 3 người chết ở TPHCM: Bác sĩ đến sớm nhưng không thể cứu nạn nhân

Hải phòng một ngày xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong

Vụ chuyển nhầm 427 triệu đồng cho người nghi đã mất: Các bên phải làm gì?

"Tiktoker giang hồ" làm giám khảo: Không thể chấp nhận nổi!

Kè chống xói lở hơn 3 tỷ đồng mới đưa vào sử dụng đã vỡ tan hoang

Giáo viên tiểu học bị đình chỉ công tác sau khi tát học sinh 9 lần

Khẩn cấp di dời nhiều hộ dân ở TP Lào Cai
Có thể bạn quan tâm

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất
Thế giới
22:13:32 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
Sức khỏe NSƯT Chí Trung sau ca phẫu thuật khối u
Sao việt
21:45:07 02/04/2025
Kim Soo Hyun phản hồi cáo buộc ép Sulli đóng cảnh nóng, chỉ 1 câu mà bị chế giễu khắp MXH
Hậu trường phim
21:43:07 02/04/2025
Bắt 2 cán bộ Sở NN&MT Cà Mau vì nhận hối lộ khi đăng kiểm tàu cá
Pháp luật
21:40:13 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025
Vợ cũ Tom Cruise mặc xuyên thấu không nội y, nhan sắc tuổi 47 gây chú ý
Sao âu mỹ
21:13:02 02/04/2025
Nóng: Lực lượng cứu hộ Việt Nam ở Myanmar giải cứu 1 nạn nhân động đất còn sống
Netizen
21:07:02 02/04/2025
Vợ chồng Duy Mạnh dạy con cực khéo, tiểu thư Quỳnh Anh lộ tính cách thật chỉ qua 1 giây lườm chồng
Sao thể thao
20:56:35 02/04/2025