Chi cục ATVSTP Hà Nội phản hồi vụ kiểm tra ‘thần tốc’ Công ty URC
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã có phản hồi sau bài viết “Bí ẩn cuộc thanh tra “thần tốc” nhà máy C2″ mà báo ANTT.VN đăng tải…
Thanh/kiểm tra trong vòng 1 tiếng 35 phút
Trong một văn bản (qua email) gửi ANTT.VN, bà Hoàng Thị Thu – Phó chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội cho biết, Đoàn thanh thanh tra liên ngành VSATTP Thành phố Hà Nội đã tiến hành thanh kiểm tra công ty URC có địa chỉ tại lô CN 22, KCN Thạch Thất – Quốc Oai vào ngày 15 tháng 9 năm 2015.
Công ty URC
“Đây là hoạt động thanh/kiểm tra theo kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 04/9/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Trung thu trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2015 và Quyết định số 4493/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 của UBND Thành phố về việc thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP Tết Trung thu trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2015″, email trả lời phóng viên của bà Thu, cho biết.
Bà Thu xác nhận, đợt kiểm tra vào ngày 15/9 của đoàn liên ngành đối với Công ty URC diễn ra trong vào 1 giờ 35 phút, cụ thể là từ lúc 10h10 đến 11h45 phút.
Theo bà Thu, đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra/kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật của nhà nước về ATTP cơ sở sản xuất thực phẩm phục vụ Tết Trung thu 2015, như:Các giấy tờ thủ tục pháp lý về ATTP; kiểm tra các điều kiện ATTP thực tế; lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP theo qui định.
Với thời gian bó hẹp đó, nhưng theo bà Thu, kết quả của đoàn thanh tra liên ngành, mức độ chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của Công ty URC tại thời điểm kiểm tra đạt yêu cầu. Cụ thể, tại thời điểm thanh kiểm tra, cơ sở xuất trình được các giấy tờ pháp lý liên quan đến sản xuất thực phẩm, như có Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề phù hợp. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP còn hiệu lực và Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của sản phẩm: Trà xanh hương chanh C2; Trà xanh hương táo C2. Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP và bản công bố cho sản phẩm nước tăng lực hương dâu hiệu rồng đỏ còn hiệu lực do Cục ATTP cấp; Có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của các loại nguyên liệu và bao gói dùng cho sản xuất nước giải khát còn hiệu lực. Giấy khám sức khỏe định kỳ và giấy xác nhận kiến thức ATTP của người lao động còn hiệu lực. Phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP của 3 loại sản phẩm nước giải khát còn hiệu lực. Phiếu kiểm nghiệm nước định kỳ dùng cho sản xuất thực phẩm còn hiệu lực.
Sau khi kiểm tra điều kiện vệ sinh thực tế, đoàn thanh tra liên ngành có kết luận như sau: Công ty URC có dây truyền sản xuất thực phẩm khép kín, theo nguyên tắc một chiều, có kho bảo quản nguyên liệu và thành phẩm đảm bảo ATTP, có thiết bị chai, ly nhựa chứa đựng thực phẩm theo quy định. Xưởng sản xuất đảm bảo ATTP.
Về thực hành vệ sinh, đảm bảo ATTP. Bảo quản trang thiết bị dụng cụ đạt theo yêu cầu. Nhãn mác sản phẩm đúng quy định.
Điều kiện vệ sinh cơ bản đạt yêu cầu, tuy nhiên đoàn nhắc nhở cơ sở phải sửa chữa quét sơn bức tường bên ngoài kho, thu gọn các linh kiện của dây truyền đang sửa chữa để luôn đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Kiểm tra … “cưỡi ngựa xem hoa?”
Theo văn bản số số 172/KH-UBND ngày 04/9/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Trung thu trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2015, thì bắt buộc đoàn kiểm tra phải thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất là giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP; bản công bố phù hợp quy định ATTP, công bố hợp quy ATTP, hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm; phiếu kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ; kết quả kiểm nghiệm nước dùng sản xuất; giấy chứng nhận sức khỏe và tập huấn kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người lao động.
Đoàn kiểm tra cũng phải xác minh các hợp đồng kinh tế, hóa đơn, chứng từ nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia được sản xuất, chế biến, lưu thông phân phối sản phẩm.
Đặc biệt, đoàn kiểm tra phải kiểm tra điều kiện vệ sinh những cơ sở nằm trong kế hoạch như vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ và vệ sinh cá nhân của người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Với những “công việc” được liệt kê như trên, liệu rằng chỉ với 95 phút đồng hồ thì đoàn kiểm tra liên ngành Hà Nội có đủ thời gian để tuân thủ các yêu cầu theo chỉ đạo tại văn bản 172 của UBND Tp. Hà Nội khi kiểm tra Công ty URC? Trong khi đó, riêng với yêu cầu “vệ sinh dụng cụ và vệ sinh cá nhân của người trực tiếp sản xuất”, dư luận cho rằng đoàn kiểm tra đang “cưỡi ngựa xem hoa” vì khó có thể kiểm tra từng con người với số lượng nhân công lớn đang làm việc trên những dây chuyền của URC.
Lấy sản phẩm URC đi kiểm nghiệm
Phó chi cục trưởng Chi cục VSATTP Hà Nội Hoàng Thị Thu cho hay, ngoài việc kiểm tra nói trên, đoàn cũng lấy 2 mẫu nước giải khát kiểm nghiệm đánh giá chất lượng sau công bố sản phẩm gồm: Nước tăng lực hương dâu hiệu rồng đỏ; Trà xanh hương chanh C2.
Về kết quả xét nghiệm hai mẫu sản phẩm Nước tăng lực rồng đỏ và Trà xanh hương chanh C2, bà Thu cho biết, “hiện đã có kết quả nhưng chưa quy chuẩn ra giống như hồ sơ công bố của họ nên chi cục lại chuyển lại cho Viện kiểm nghiệm quốc gia để tính lại đơn vị. Sơ bộ thì đạt theo quy chuẩn nhưng so với hồ sơ công bố thì chưa chắc đã đạt, sau khi so với hồ sơ công bố của họ nếu lệch so với hồ sơ công bố cũng sẽ xử lý vi phạm”.
Theo An Ninh Tiền Tệ
URC Hà Nội mở rộng nhà máy "chui": Sai phạm được bưng bít thế nào?
Từ vẽ đường cho hươu chạy Quá trình điều tra vụ việc Cty TNHH URC Hà Nội (khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai) xây dựng mở rộng nhà máy trái pháp luật, không được cấp phép, ghi nhận của phóng viên cho thấy có nhiều dấu hiệu bao che, xử lý thiếu kiên quyết của cơ quan hữu trách.
Như đã phản ánh việc Cty TNHH URC Hà Nội (khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai) xây dựng cả một dự án "khủng", không được cấp phép ngay trong khu công nghiệp nhưng không bị cơ quan quản lý khu công nghiệp có biện pháp mạnh, cưỡng chế các sai phạm này.
Tại văn bản báo cáo UBND TP Hà Nội, ban quản lý này thừa nhận dự án mở rộng nâng công xuất nhà máy của Cty TNHH URC Hà Nội (giai đoạn 2 của dự án) đã được xây dựng từ tháng 5/2013. Ban này cũng đã phát hiện và nhiều lần nhắc nhở Cty này về hành vi xây dựng trên là vi phạm vì xây vào các lô đất dùng cho xây dựng kho tàng, bãi tập kết rác thải chung của khu công nghiệp.
Vì xây dựng sai quy hoạch nên ban này không cấp phép cho việc xây dựng của dự án mở rộng trên. Nhưng Cty TNHH URC Hà Nội không chấp hành, phớt lờ trước các nhắc nhở của BQL dự án mà vẫn tiến hành xây dựng và hoàn thiện dự án.
Cổng vào nhà máy của URC tại khu công nghiệp Thạch Thất- Quố Oai, Hà Nội
Ban QLD các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội thừa nhận Cty TNHH URC Hà Nội đã xây dựng thêm một trạm xử lý nước thải cho dự án mở rộng với công suất xử lý 525 m3/ngày đêm.
Như vậy hiện tại Cty này đang vận hành 02 trạm xử lý nước thải, trong đó trạm xử lý nước thải cho dự án mở rộng chưa được cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án. Hiện tại Cty này đang làm hồ sơ trình Bộ TN&MT kiểm tra, xác nhận.
Sau khi có đề nghị của Cty này, ngày 6/2/2015, Tổng cục môi trường có quyết định số 133/QĐ-TCMT thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án Nâng công suất nhà máy nước giải khát không cồn và bánh snack URC Hà Nội.
Việc kiểm tra này được giao cho Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động môi trường thuộc Tổng cục Môi trường làm trưởng đoàn.
Văn bản của BQL các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
Theo báo cáo của BQL các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho thấy kết quả kiểm tra Cty TNHH URC Hà Nội có một số vi phạm về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan như (pháp luật về đầu tư, xây dựng, xây dựng trên đất sai quy hoạch, chưa có giấy phép xây dựng).
Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND TP. Hà Nội về việc quản lý hoạt động tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố nói chung và khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai nói riêng.
Nhưng thay vì để đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật, phải kiên quyết xử lý sai phạm, cưỡng chế công trình, nhà xưởng không phép, dừng hoạt động xả thải của trạm xử lý nước thải cho dự án mở rộng của Cty TNHH URC Hà Nội thì BQL các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội lại cùng với đơn vị của Tổng cục Môi trường, Cty TNHH URC Hà Nội thống nhất cho tiếp tục bổ sung hồ sơ pháp lý liên quan đến trách nhiệm xử lý nước thải và thủ tục xây dựng dự án để làm căn cứ xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
Khi Cty TNHH URC Hà Nội hoàn thiện đủ thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường của dự án thì Cục kiểm soát hoạt động môi trường sẽ trình lãnh đạo Tổng cục môi trường xem xét xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường để dự án đi vào vận hành.
Đến né tránh báo chí
Thay vì kiên quyết xử lý vi phạm, tổ chức cưỡng chế công trình không phép của Cty TNHH URC Hà Nội, thì lại được lái sang theo hướng đề nghị UBND TP. Hà Nội điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai.
Văn bản của BQL các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội có tính chất "mở đường" cho URC Hà Nội
Với mong muốn làm rõ việc vì sao BQL các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội thiếu kiên quyết trong việc xử lý việc xây dựng không phép của Cty TNHH URC Hà Nội? Có không dấu hiệu bao che cho sai phạm? Việc đề nghị điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết khu công nghiệp là phục vụ cho mục tiêu phát triển chung cho khu công nghiệp hay chỉ là động thái nhằm hợp thức hóa cho việc xây dựng không phép, sai quy hoạch của URC Hà Nội? Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội đã liên tục, tiếp cận và đề nghị BQL này làm việc, trảo đổi với phóng viên.
Nhưng sau khi phóng viên trình thẻ nhà báo, giấy giới thiệu, nội dung làm việc đến gần nửa tháng nay BQL này luôn lẩn tránh, không trả lời vụ việc. Ông Nguyễn Đồng Tâm- Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn của BQL này khi phóng viên liên hệ đều liên tục cho biết rằng chưa thể bố trí trao đổi thông tin vì nhiều lý do khác nhau.
Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở Cục Kiểm soát hoạt động môi trường thuộc Tổng cục môi trường, Bộ TN&MT. Khi phóng viên đến tìm hiểu về việc với một dự án chưa được cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án (giai đoạn mở rộng) mà nhà máy vẫn hoạt động thì sẽ xử lý như thế nào? Tuy nhiên, ở đây chúng tôi liên tục nhận được sự lẩn tránh một cách khó hiểu.
Phải qua nhiều lần liên hệ, phóng viên báo chí mới có được lần tiếp xúc hiếm hoi với một cán bộ văn phòng của Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường.
Khi được hỏi về việc xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường cho Cty URC Hà Nội thì được bà này cho biết là: "Cái này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, kết thúc quá trình thử nghiệm họ sẽ hoàn tất hồ sơ. Hiện Cty URC vẫn chưa được xác nhận đã hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường".
Trả lời cho câu hỏi tại sao thì bà này cho biết là: "Nó có vấn đề trong đấy, em không trả lời được. Phải xin ý kiến anh Hanh (cục trưởng). Em không bình luận gì về những câu hỏi, lãnh đạo em có chỉ đạo như vậy nên trả lời như vậy. Em nhắc lại, hiện nay bọn em vẫn đang làm công tác xác nhận hoàn thành theo quy định".
Xung quanh vụ việc này, khi được hỏi các luật sư đều cho rằng với việc xây dựng nhà máy không phép như trên thì Tổng cục Môi trường không thể cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án. Bởi nếu cấp thì đồng nghĩa cho việc Tổng cục này tiếp tay cho sai phạm, thừa nhận sai phạm. nếu không có giấy phép này thì về nguyên tắc hệ thống xử lý nước thải chưa đủ điều kiện vận hành.
Theo Gia đình & Xã hội
Nữ đại gia Hà Linh: Bạc mệnh hồng nhan Cái chết của nữ doanh nhân Hà Thúy Linh trong chuyến công tác tại Trung Quốc không chỉ khiến dư luận bàng hoàng mà còn khiến cho không ít người tỏ ra lo ngại về một thị trường trà ô long xuất khẩu của Cty TNHH Hà Linh sẽ bị gián đoạn, và như thế là sẽ ảnh hưởng phần nào đến sản...