Chỉ còn 29/40 nhà máy đường còn hoạt động
Đó là thông tin được chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến ‘ Cơ hội và thách thức cho ngành mía đường’ do Báo Nhân Dân điện tử tổ chức chiều 23/3.
Tọa đàm trực tuyến ‘Cơ hội và thách thức cho ngành mía đường’ Ảnh: Nguyên Huân .
Ngay khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường vào Việt Nam giảm bình quân từ 85% xuống 5% và không còn áp dụng hạn ngạch. Trong một thời gian khá dài, ngành mía đường Việt Nam đã xảy ra nghịch lý sản lượng đường trong nước dư thừa, nhưng lại nhập siêu lên đến gần 1 triệu tấn đường vì không còn rào cản thuế.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2019-2020, diện tích trồng mía tiếp tục bị giảm 15-20%. Dự báo, niên vụ 2020-2021, tiếp tục sẽ thiếu hụt nguồn cung mía nguyên liệu cho các nhà máy.
Hiện chỉ còn 29/40 nhà máy đường còn hoạt động, tổng lượng mía Việt Nam chỉ đạt khoảng 5,3 triệu tấn mía, tương đương 530.000 tấn đường. Hơn nữa, giá đường nội địa Việt Nam vẫn thấp nhất trong khu vực.
Video đang HOT
Đứng trước những khó khăn lao đao của ngành mía đường, ngày 9/2/2021, Bộ Công thương đã ký ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan với mức 48,88% cho đường tinh và 33,88% cho đường thô.
Quyết định này đã mang lại cơ hội cạnh tranh công bằng cho đường của Việt Nam ở thị trường nội địa. Nhiều tín hiệu tích cực khác trong năm 2021 như giá đường có tăng nhẹ, nhu cầu đường thế giới liên tục tăng thời gian qua cũng giúp ngành mía đường có cơ hội vực dậy. Nhà máy đường hoạt động có lãi trở lại, các doanh nghiệp đã điều chỉnh giá mua mía của nông dân tăng lên để chia sẻ lợi ích.
Nhân cơ hội này, các chuyên gia, nhà quản lí, hiệp hội tham dự tọa đàm cho rằng, các nhà máy đường hãy tăng cường sản xuất để tranh thủ giai đoạn thuận lợi này để phát triển bền vững. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người nông dân, xây dựng được vùng nguyên liệu mía chất lượng. Đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Đề xuất mới về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2020/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự thảo Nghị định được xây dựng theo hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2020/NĐ-CP để hướng dẫn việc lựa chọn nhà thầu đối với cả những gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định EVFTA, trong đó dự kiến bao gồm các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA). Do vậy, Bộ đề xuất ý kiến về việc sửa tên của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP theo một trong hai phương án sau:
Phương án 1: Nghị định hướng dẫn thực thi điều ước quốc tế về đấu thầu.
Phương án 2: Nghị định hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
Quy định về đấu thầu nội khối
Theo kết cấu của Dự thảo Nghị định, gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của các Hiệp định CPTPP , EVFTA và UKVFTA được chia thành 3 Phụ lục như sau:
Phụ lục I: gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của cả 3 Hiệp định. Đối với những gói thầu này, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu nội khối, cơ quan mua sắm cho phép nhà thầu đến từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP , các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (nhà thầu nội khối) tham dự thầu.
Phụ lục II: gói thầu chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP.
Phụ lục III: gói thầu chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định EVFTA và UKVFTA.
Để tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu, Dự thảo Nghị định dự kiến quy định theo hướng:
Về tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp dịch vụ (dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn và dịch vụ xây dựng): Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục II, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự. Đối với gói thầu quy định tại Phụ lục III, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tham dự.
Về tổ chức đấu thầu nội khối đối với gói thầu cung cấp hàng hóa: Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục II, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP, các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước thành viên Hiệp định CPTPP chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP tham dự thầu.
Đối với gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại Phụ lục III, cơ quan mua sắm quyết định cho phép các nhà thầu nội khối chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định CPTPP, các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tham dự thầu hoặc chỉ cho phép nhà thầu thuộc các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len chào hàng hóa có xuất xứ từ các nước EU, Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tham dự thầu.
Phân công 4 bộ thực thi Hiệp định thương mại với Cuba Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định chỉ định 4 bộ: Công Thương, Tài chính, Khoa học & Công Nghệ, NN-PTNT là các cơ quan đầu mối để thực thi Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Cu Ba. Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam...