Chỉ còn 12 ngày nữa sẽ không được rủ rê, ép buộc người khác uống rượu, bia
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Điều 5 luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định 13 nhóm hành vi bị nghiêm cấm (ảnh minh họa)
Cụ thể, tại Điều 5 của Luật này quy định 13 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia, trong đó cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia được đề cập đầu tiên.
Tiếp đến là một loạt các hành vi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người khác cũng bị nghiêm cấm như điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi…
Theo đó, cơ sở bán, rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.
Đặc biệt, để phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia, luật còn quy định người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
Video đang HOT
Đồng thời, người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông phải có trách nhiệm chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông…
Việc ban hành luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được xem là biện pháp cấp thiết góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội; bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.
Số liệu thống kê của cảnh sát giao thông trên toàn quốc các vụ tai nạn giao thông do uống rượu bia lái xe có tỷ lệ người lái xe máy chiếm từ 70-90% số vụ, trong đó, tỷ lệ nam giới gây ra là 80-90%. Thời điểm xảy ra tai nạn liên quan đến uống rượu, bia thường vào buổi tối (18-24 giờ) và cao hơn vào các ngày cuối tuần. Khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say.
Thực trạng này cho thấy, việc ban hành luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 được xem là biện pháp cấp thiết để góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của rượu, bia đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Tuy nhiên, chia sẻ với Infonet, Luật sư Lê Hồng Vân (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, công tác xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn vì hành vi ‘rủ rê” uống rượu, bia rất khó để “bắt quả tang” và không dễ xử lý.
“Mặt khác, dù luật chính thức có hiệu lực nhưng cũng chưa quy định cụ thể thế nào là hành vi ép buộc, xúi giục, lôi kéo uống rượu, bia… Đây là vấn đề các ngành chức năng liên quan cần quan tâm, kịp thời bổ sung các quy định cụ thể để các quy định của luật này có thể đi vào cuộc sống”, Luật sư Hồng Vân bày tỏ.
Theo N. Huyền (Infonet)
Người đi xe đạp có nồng độ cồn sẽ bị phạt tới 600.000 đồng từ đầu năm 2020
Luật phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, trong đó, người điều khiển xe đạp và xe thô sơ có nồng độ cồn có thể bị phạt tới 600.000 đồng.
(Ảnh minh Họa).
Theo Tổ chức Y tế thế giới, rượu bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và còn là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm khác.
Ông Trần Hữu Minh - Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, cho biết như trên khi trao đổi với báo Pháp Luật TP. HCM liên quan đến việc Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 mở rộng đối tượng không được sử dụng rượu, bia khi lái xe. Trong đó, nghiêm cấm đối với người điều khiển tất cả phương thức vận tải, bao gồm cả hàng không, hàng hải, thủy nội địa, đường sắt, đường bộ....
Báo Tiền Phong cho hay, tại hội nghị triển khai Luật phòng chống tác hại của rượu bia (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2020) diễn ra vào ngày 16/10 tại Hà Nội, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách ban An toàn giao thông Quốc gia, cho biết: Chế tài đối vi phạm nồng độ cho tất cả các phương tiện đường bộ bao gồm cả xe đạp, xe thô sơ đã được đưa vào dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông, theo hướng tăng nặng chế tài xử phạt đối với lái xe vi phạm về ma tuý, nồng độ cồn và các hành vi uy hiếp đến an toàn giao thông.
Dự kiến chế tài này sẽ chính thức có hiệu lực từ năm 2020 cùng với thời điểm Luật phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực.
Theo ông Hùng, người điều khiển xe đạp, xe thô sơ khi tham gia giao thông chỉ cần có nồng độ cồn sẽ bị phạt 80.000-100.000 đồng; nếu trong máu có nồng độ cồn tối đa là 80mg/100 ml máu sẽ bị phạt từ 400.000-600.000 đồng.
Người đi môtô, xe máy bị phạt tối đa 8 triệu đồng và thấp nhất từ 2-3 triệu nếu phát hiện có nồng độ cồn trong máu.
Cũng tại dự thảo Nghị định mới, người điều khiển ôtô có nồng độ cồn, mức phạt thấp nhất 6-8 triệu đồng (thay vì 1-2 triệu như hiện hành) và tối đa là 30-40 triệu đồng.
Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu bia cao nhất thế giới và tỷ lệ uống rượu bia ngày càng gia tăng. Nếu như năm 2010 có 70% nam và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu bia trong 30 ngày qua thì sau 5 năm, đến năm 2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80,3% ở nam giới và 11,6% ở nữ giới.
Đặc biệt, tình trạng sử dụng rượu, bia trong lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng diễn ra nghiêm trọng với tỷ lệ uống rượu, bia trong vị thành niên và thanh niên đã tăng gần 10% sau 5 năm. Tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại - tức là uống từ 6 đơn vị rượu trở lên trong một lần uống lên tới 44%.
Theo dkn.tv
Nóng : Quốc hội đã đồng ý với quy định đã uống rượu bia không lái xe Sáng nay (14/6), trước khi thông qua toàn văn Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, Quốc hội đã thông qua điều 5 về các hành vi cấm, trong đó bổ sung quy định cấm, đó là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông. Kết quả biểu quyết điều 5 của Luật phòng, chống tác hại...