Chỉ còn 1 năm nữa, vaccine chống HIV sẽ chính thức được thử nghiệm trên người
Vaccine chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS sắp được thử nghiệm trên người. Tương lai vĩnh biệt căn bệnh này đã đến rồi.
Vấn nạn của thế kỷ 21 là ung thư, nhưng không vì vậy mà con người xem nhẹ một căn bệnh thế kỷ khác là HIV/AIDS. Các nhà khoa học vẫn đang hết sức nỗ lực tìm ra các loại thuốc điều trị, hay thậm chí là phòng chống căn bệnh này từ trước khi nó xảy ra.
Và nay, theo báo cáo mới nhất từ NIAID (Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia – Mỹ), các chuyên gia đã bắt đầu lên kế hoạch thử nghiệm vaccine chống HIV trên người, sau những kết quả đại thành công với chuột bạch, chuột lang và khỉ. Dự tính, thử nghiệm sẽ bắt đầu vào đầu năm 2019.
Cụ thể, vaccine sẽ nhắm đến HIV-1 – một loại protein quan trọng trên bề mặt HIV, với vai trò giúp virus ký sinh được trong tế bào của vật chủ. HIV-1 được xác định vào năm 2016, khi các chuyên gia phân tích một loại kháng thể HIV do cơ thể bệnh nhân nhiễm bệnh trong nhiều năm tạo ra. Hệ miễn dịch tự nhiên của bệnh nhân này đã tạo ra một kháng nguyên đặc biệt, có thể gắn vào một bên của virus, mà cụ thể thì chính là peptide HIV-1.
Sau khi kiểm tra kỹ hơn, nhóm nghiên cứu do John Mascola và Peter Kwong đứng đầu đã giật mình nhận ra rằng loại kháng nguyên này chứa mọi điều kiện cần thiết để giúp chúng ta sản xuất vaccine: vừa hoạt động ổn định khi virus nhân bản, lại không bị các tế bào miễn dịch khác xâm lấn.
Kế đó, cả hai đã thử tiến hành chế tạo một loại protein có thể kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể nhắm đến kháng nguyên HIV-1, rồi tạo ra các mẫu vaccine tương ứng. Khi tiến hành thử nghiệm trên chuột, kết quả cho thấy các kháng thể đã tấn công và trung hòa đến 31% trong số 208 dòng HIV trên thế giới.
Kháng thể (màu vàng) bám vào màng virus (xám). Các gai virus có màu xanh, và phần màu đỏ là kháng nguyên.
Video đang HOT
Các thử nghiệm khác trên chuột lang và khỉ đuôi vàng cũng cho kết quả hết sức tích cực. Và đó là dấu hiệu cho thấy vaccine sẽ hoạt động hiệu quả trên cơ thể người.
“Nghiên cứu này là một bước tiến hết sức quan trọng để tạo ra vaccine chống virus HIV.” – Anthony S. Fauci, giám đốc NIAID cho biết.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine.
Tham khảo: IFL Science
Theo helino
Loại thuốc mới vừa điều trị vừa chống nhiễm HIV?
Nhóm nghiên cứu đứng đầu là các nhà khoa học từ Đại học Hồng Kông tin rằng khám phá khoa học của họ, hiện mới chỉ được thử nghiệm trên chuột, có thể bảo vệ mọi người khỏi bị nhiễm HIV, đồng thời điều trị được virus này
Nhóm nghiên cứu đã phát triển một loại thuốc kháng thể mới, không chỉ bảo vệ chống nhiễm HIV mà còn là thuốc điều trị tác dụng kéo dài đối với vi-rút, một điểm khác với các thuốc hiện nay.
Nhưng sẽ cần có thêm nhiều thử nghiệm trước khi thuốc, được đặt tên là "BiIA-SG", trở thành một thành viên trong cuộc chiến toàn cầu chống lại vi-rút gây bệnh AIDS.
Cho đến nay nhóm nghiên cứu mới chỉ thử nghiệm loại thuốc này trên chuột, nhưng họ đang tìm cách thử nghiệm trên những động vật lớn hơn như khỉ, trước khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người.
Tuy nhiên, GS. Chen Zhiwei (ảnh trên), trưởng nhóm nghiên cứu và là giám đốc Viện Aids của HKU, nhấn mạnh rằng khám phá khoa học này đã mang lại "một trong những loại thuốc kháng thể mạnh nhất và hiệu quả nhất".
Nghiên cứu cho thấy những con chuột được tiêm thuốc trước khi cho nhiễm HIV được bảo vệ khỏi vi-rút trong khoảng một tuần.
Ngoài ra, các thí nghiệm, với sự tham gia của các chuyên gia từ các viện nghiên cứu và y học Trung Quốc, thấy rằng khi chuột bị nhiễm HIV trước khi được điều trị, 42% có mức vi-rút "không thể phát hiện được" trong ít nhất 4 tuần sau một lần tiêm kháng thể.
Chen giải thích rằng loại thuốc này có thể là "một mũi tên trúng hai đích" vì thứ nhất, nó có thể tiêu diệt vi-rút và thứ hai, nếu vi-rút đã sinh sôi nảy nở, thì thuốc có thể ngăn không cho vi-rút xâm nhập vào nhiều tế bào hơn.
Những phát hiện từ nghiên cứu của HKU được công bố gần đây trên tạp chí Journal of Clinical Investigation.
Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là kéo dài thời gian bảo vệ của thuốc kháng thể mới.
"Chúng tôi đang có những cải tiến khác ... để đảm bảo nồng độ thuốc có thể được duy trì trong thời gian lâu hơn. Chúng tôi đang nhắm tới mục tiêu vài tuần hoặc thậm chí vài tháng".
GS. Chen nói thêm rằng chừng nào nồng độ thuốc còn được duy trì ở mức hiệu quả, nhóm nghiên cứu hy vọng nó sẽ mang lại hiệu quả phòng ngừa 100%.
Các xét nghiệm cho thấy thuốc có hiệu quả chống lại 124 chủng HIV, kể cả những chủng thường gặp trên bệnh nhân ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục.
Theo số liệu của chính phủ, có 9.091 người ở Hồng Kông đã được chẩn đoán nhiễm HIV từ năm 1984 - khi ca đầu tiên được báo cáo - đến năm ngoái. Khoảng 681 trường hợp mắc mới được báo cáo cho Trung tâm bảo vệ sức khỏe năm ngoái. Chi phí thuốc chống HIV cho những người ở thành phố bị nhiễm vi-rút này lên đến hơn 550 triệu đô la Hồng Kông một năm.
Một thách thức lớn trong việc phát triển vắc-xin phòng chống HIV - đã gây nhiễm hơn 70 triệu người và giết chết khoảng 35 triệu người trên toàn cầu - là cách vi-rút nhanh chóng đột biến và thay đổi diện mạo để né tránh các kháng thể mà hệ thống miễn dịch của người sản sinh ra để chống lại nó.
Thuốc điều trị hiện nay cho những người có HIV thường đòi hỏi phải uống hàng ngày, nếu không thì "mức vi-rút sẽ hồi phục", GS. Chen nói.
Truvada, loại thuốc có thể ngăn ngừa nhiễm trùng, cũng vậy. Đây là thuốc dự phòng trước phơi nhiễm, hay PrEP, mà nếu uống hàng ngày, có thể làm giảm hơn 90% nguy cơ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục và hơn 705 nguy cơ từ tiêm chích ma túy, theo CDC.
Ở Hồng Kông, thuốc được cung cấp thông qua các cơ sở y tế tư nhân với mức giá khoảng 8.000 đến 10.000 đô la Hồng Kông một tháng.
Một số vắc-xin và thuốc kháng vi-rút tác dụng kéo dài khác đang trong các giai đoạn thử nghiệm khác nhau.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
"Tại sao bạn nên để nước cam trong tủ lạnh rồi mới uống?": Câu trả lời của các nhà khoa học sẽ khiến bạn bất ngờ Chúng ta luôn biết nước cam là thức uống rất tốt cho cơ thể nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết nên để nước cam trong tủ lạnh và rã đông nó trước khi uống sẽ tốt hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Seville đã nghiên cứu thấy rằng để nước cam trong tủ lạnh cho...