Chỉ có duy nhất ở An Giang: Loại bánh gói bằng lá thốt nốt cực lạ
Với hình dáng bắt mắt, cùng cái tên vô cùng đặc biệt, bánh Kà Tum là loại bánh chỉ xuất hiện trong những dịp lễ lớn của bà con nơi đây, với ý nghĩa đủ đầy, trọn vẹn và sung túc.
Bánh Kà Tum trong tiếng Khmer có nghĩa là bánh trái lựu. Đây loại bánh này được gói kín trong lá thốt nốt và chỉ xuất hiện trong những dịp lễ hội lớn, ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, Ok Om Bok, Dolta. Điều đặc biệt là loại bánh này chỉ có duy nhất ở vùng đất Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Kà Tum là loại bánh đặc biệt của đồng bào Khmer ở vùng thất sơn. Ảnh: M.A.
Được mẹ truyền dạy làm bánh Kà Tum từ khi 16 tuổi, đến nay bà Neáng Phương đã có hơn 38 năm gắn bó với nghề. Và bà cũng là người làm bánh Kà Tum khéo và giỏi nhất ở vùng này.
Bà Phương có 38 năm theo nghề làm bánh Kà Tum. Ảnh: M.A.
Bà Neáng Phương (ngụ xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), cho biết: Bánh này gọi là bánh Kà Tum vì nhìn nó giống trái lựu. Bên trong bánh có gạo nếp, đậu trắng, dừa, đường cát, muối… Việc gói bằng lá thốt nốt khiến bánh Kà Tum có mùi rất thơm và béo.
Theo bà Phương nguyên liệu làm bánh rất quen thuộc. Nếp sau khi mua về ngâm qua một đêm, sau đó gút sạch, để ráo. Tiếp đến là cho đậu trắng nước cốt dừa cùng chút muối và một ít đường trộn điều cho thấm gia vị.
Để làm ra loại bánh đặc biệt này, nguyên liệu khá đơn giản nhưng bí quyết nằm ở những chiếc lá thốt nốt. Ảnh: M.A.
Video đang HOT
Riêng phần lá để gói bánh Kà Tum phải chuẩn bị rất công phu, thường bà con phải trèo lên ngọn cây thốt nốt lựa những tàu lá non vừa đủ độ già, chặt đem xuống, lau sạch, rọc từng mảnh rồi đan thành hình vuông. Riêng phần chóp có hình dáng giống như cánh hoa đang bung nở.
Nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng để làm được loại bánh này phải tốn nhiều công sức, đặt biệt ở phần tạo hình vỏ bánh từ lá thốt nốt. Để có được những chiếc bánh Kà Tum vừa ngon lại vừa đẹp, người thợ sẽ chuẩn bị phần khuôn bánh được thắt từ lá thốt nốt trước, sau đó mới khéo léo bỏ phần nhân bánh vào bên trong.
Kỹ thuật tạo vỏ bánh từ lá thốt nốt rất kỳ công, và không phải ai cũng làm được. Ảnh: M.A.
Một chiếc bánh nhìn như một bông hoa đẹp mắt. Ảnh: M.A.
Qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ, chiếc bánh Kà Tum đã được làm vô cùng đẹp mắt. Chẳng cần bất kỳ sợi dây nào, những chiếc bánh Kà Tum được đan vô cùng khéo léo để tạo thành hình vuông, riêng phần chóp được thắt thành hình những cánh hoa xòe nở.
Bà Phạm Thị Kiều Oanh – Phó Chủ tịch UBND xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, cho biết: “Một ngày một người thợ thành thạo như cô Phương làm tối đa cũng chỉ khoảng 100 cái. Lượng bánh sản xuất ra rất ít và mang tính đặc thù ở xã. Hiện nay chỉ còn cô Phương và một người khác còn làm, cô Phương cũng sẵn sang truyền dạy để mở rộng nghề làm bánh này”.
Do có hình dáng đặc biệt nên dù đã thạo nghề, thế nhưng để cho ra những chiếc bánh đẹp mắt như thế này, bà Phương phải mất hơn 5 phút để vừa xé lá, thắt và cho nhân bánh vào bên trong. Ảnh: M.A.
Bánh sau khi đươc gói xong sẽ được nấu trong nước sôi từ 30-45 phút tùy theo bánh lớn hay nhỏ. Sau đó được vớt ra, trần qua nước lạnh rồi để ráo. Nhìn bề ngoài bánh Kà Tum có màu vàng nhạt, hình dáng lạ mắt, hao hao giống bánh dừa ở miệt đồng bằng. Khi lột bỏ lá, không dính vào vỏ bánh, vỏ bánh sáng bóng, lấm chấm những hột đậu trắng, nếp mềm mịn, dẻo thơm, đậu trắng và nước cốt dừa beo béo. Đặc biệt, bánh còn có mùi vị đặc trưng của lá thốt nốt sau nhiều giờ chìm trong nồi nước trên ngọn lửa đỏ.
Bà Phương mong muốn truyền lại nghề làm bánh Kà Tum để giữ gìn nét đẹp văn hóa của đồng bào Khmer vùng thất sơn. Ảnh: M.A.
Nhìn sự trau chuốt và tỉ mỉ của Neáng Phương trong việc làm ra từng chiếc bánh Kà Tum mới hiểu hết tình yêu của bà dành cho loại bánh này.
Theo Mai Anh – Ngọc Quyên (Dân Việt)
An Giang: Nuôi nhốt bầy rắn hổ hèo, bán 300-400 ngàn đồng/ký
"Không cần diện tích thả nuôi lớn; nguồn thức ăn cho rắn hổ hèo có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm; người chăn nuôi không gặp khó khăn trong quá trình chăn nuôi do đây là động vật dễ nuôi, ít bị nhiễm bệnh .
Chi phí đầu tư thấp, phù hợp với mọi thành phần kinh tế..." - đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Dân (ấp Tân Thạnh, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) sau 2 năm thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo.
Đang loay hoay tìm kiếm mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, năm 2016, ông Nguyễn Văn Dân được tiếp cận với mô hình nuôi rắn hổ hèo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhận thấy đây là mô hình phù hợp, ông quyết định đến tỉnh Đồng Tháp để mua con giống về nuôi.
Mô hình nuôi rắn hổ hèo của ông Dân đã mở ra hướng đi mới cho nhiều nông hộ
Tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà, ông Dân xây dựng chuồng để nuôi rắn. Chuồng được làm bằng lưới sắt, đặt cách mặt đất 1m để thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng cũng như tạo môi trường thông thoáng cho rắn sinh sống. Trong chuồng nuôi rắn có đặt máng nước để làm mát, cung cấp nước uống và cho rắn tắm, trên nóc chuồng được che kín để tránh ánh nắng trực tiếp.
Về kỹ thuật chăn nuôi rắn hổ hèo, ông Dân cho biết, rắn hổ hèo dễ nuôi; là động vật hoang dã nên kháng bệnh tốt (hầu như không có bệnh) và có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, người nuôi rắn hổ hèo cần dọn dẹp chuồng trại thường xuyên.
Về nguồn thức ăn cho rắn, tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng mà thức ăn khác nhau. Trong giai đoạn rắn nhỏ, nguồn thức ăn chủ yếu là: nhái, ếch con...Khi đàn rắn lớn hơn một chút có thể sử dụng cóc, ếch hay cá (có thể cắt nhỏ hay để cả con tùy vào trọng lượng của rắn).
"Hiện nay, gia đình tôi kiếm được đầu mối cung cấp vịt con để làm thức ăn cho rắn với giá khá rẻ. Chỉ cần 50.000 đồng có thể cho số lượng rắn trong chuồng ăn cả tháng..." - ông Dân chia sẻ kinh nghiệm nuôi rắn hổ hèo.
Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Văn Dân chăn nuôi 8 chuồng rắn hổ hèo và được chia làm 2 khu vực, gồm: rắn con (2 chuồng, 100 con) và rắn bố mẹ (6 chuồng, 20 cặp). Mỗi năm, ông Dân thu nhập từ bán rắn thịt và rắn con vài chục triệu đồng.
Theo ông Dân, rắn hổ hèo nuôi khoảng 10 tháng là có thể sinh sản. Mỗi năm, rắn đẻ 2 đợt, với khoảng 30 trứng/năm. Việc sinh sản của rắn bố mẹ cũng rất tự nhiên, không cần có sự tác động nào khác. Cũng giống như nhiều loại vật nuôi khác, khi đến mùa giao phối, rắn cái thường biểu hiện bằng cách bò quanh chuồng.
Lúc này, sẽ cho rắn cái và rắn đực giao phối. Rắn cái sau khi đẻ sẽ được cho ra ở riêng. Trứng rắn sau khi đẻ được cho vào lu để ấp. Sau 70-75 ngày, trứng rắn hổ hèo sẽ nở thành con, tỷ lệ sống đạt từ 90% trở lên. Rắn con sau khi nở khoảng 7 ngày có thể bán con giống.
Ông Dân cho hay: "Trứng rắn được các thương lái mua với giá từ 40.000-60.000 đồng/trứng (tùy thời điểm). Còn rắn con, tôi bán với giá 70.000-100.000 đồng/con. Ngoài ra, những lúc rắn trong chuồng quá nhiều tôi bán thêm rắn thịt cho các bạn hàng ở huyện Tri Tôn với giá 300.000-400.000 đồng/kg".
Cũng theo ông Dân, đầu ra của rắn hổ hèo chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Thời điểm hút hàng, có bao nhiêu thương lái thu mua hết.
Mô hình nuôi rắn hổ hèo là một trong những mô hình làm ăn hiệu quả, phù hợp với những hộ không có nhiều diện tích đất sản xuất cũng như thiếu vốn để đầu tư các mô hình khác. Ông Dân cho biết: "Nuôi rắn hổ hèo đơn giản, dễ chăm sóc, ít bị bệnh, giá bán cao và lợi nhuận mang về khá lớn. Sắp tới, tôi sẽ mở rộng thêm diện tích chăn nuôi, tăng số lượng đàn rắn cũng như tìm kiếm đầu ra nhằm phát triển mô hình này".
Theo Đức Toàn (Báo An Giang)
Giếng nước kỳ lạ có một không hai giữa cánh đồng ở vùng đất khát An Giang Giữa cánh đồng khô cằn thuộc ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, lại có một giếng nước ngọt được cho là của hiếm. Giếng nước này suốt hơn 10 năm qua đã giúp giải cơn khát nước ngọt cho hơn 600 hộ dân nơi đây suốt nhiều tháng mùa khô. Theo Youtube