“Chỉ có điên mới đâm đầu vô đó…”
Tôi nhớ lần đầu tiên, tôi nhận ra tình cảm khác lạ của mình là khi thấy anh đi cùng cô bạn học lớp bên cạnh. Có cái gì đó đâm xuyên lồng ngực khiến tôi muốn ngã quỵ. Tôi chạy vô nhà vệ sinh và ở thật lâu trong đó. Hết giờ giải lao, tôi trở vào lớp mà mắt đỏ hoe. Năm đó chúng tôi học lớp 12.
Tôi và Sơn học chung từ năm lớp 10. Khi ấy tôi ở quê ra, trọ học gần nhà anh. Bắt đầu năm học khoảng 1 tháng thì tôi phát hiện điều đó. Không ngờ khi tôi vừa nói ra, Sơn đã nhiệt tình: “Vậy thì để mình chở bạn đi học luôn cho tiện”.
Lúc đầu tôi còn ngại nhưng sau đó Sơn nói mãi khiến tôi xiêu lòng. Từ đó, ngày ngày tôi ngồi sau xe để anh chở đến trường. Sơn sinh trước tôi 9 tháng nên chúng tôi thống nhất tôi làm em, còn Sơn làm anh. Có lẽ thương tôi ở xa nhà nên Sơn chăm sóc tôi như em gái của mình. Có gì ngon ngọt anh cũng mang cho tôi. Học nhóm, anh và tôi cũng học cùng. Tôi cứ nghĩ, mãi mãi chúng tôi sẽ là anh em tốt của nhau như thế.
Không ngờ, tình cảm của tôi đã thay đổi. Tôi bắt đầu nhận ra mình không còn vô tư nữa dù ngoài mặt vẫn cố hồn nhiên vui đùa. Cho đến một ngày, tôi thấy con tim mình tan nát khi Sơn đi với người con gái khác. Mấy hôm sau tôi bảo Sơn: “Từ giờ em đi với nhỏ Phương, anh khỏi chở em nữa”. Sơn tưởng thật nên vui vẻ: “Ừ, vậy cũng được. Nói Phương đi đứng cẩn thận, đừng có lạng lách nghe chưa”.
Từ đó, tôi không có dịp nào được ngồi sau xe anh nữa. Thay chỗ tôi ngồi đã có một cô bạn khác. Những quan tâm Sơn dành cho tôi trước đây cũng bị san sẻ rất nhiều. Tôi chấp nhận điều đó một cách khó khăn và chỉ biết lấp đầy khoảng trống bằng cách chúi mũi vào chuyện học hành.
Có kết quả thi tốt nghiệp, tôi đỗ thủ khoa. Khi ấy tôi đã về nhà nghỉ hè với ba mẹ. Sơn đạp xe gần 60 cây số về báo tin cho tôi. “Để anh hẹn lớp mình đi liên hoan mừng cả lớp tốt nghiệp, mừng em là thủ khoa…”- Sơn hào hứng nói. Nhưng tôi lắc đầu: “Thôi, để thi đại học xong đã anh à”. Hôm đó khi Sơn về, tôi đưa anh ra đến đầu đường, rồi đứng tần ngần mãi mới dám đưa cho anh quyển sách bài tập Toán luyện thi đại học mà tôi mua từ năm lớp 11 nhưng chưa có dịp nào để trao cho anh. Ở trang cuối của quyển sách, tôi đã viết một dòng bằng mực đỏ và hi vọng, nếu anh đọc đến trang cuối cùng thì sẽ nhận ra…
Có lẽ Sơn đã đọc. Từ đó, mỗi mùa hè, anh đều về thăm ba má tôi ở quê. Tôi biết điều đó và cố tình tránh mặt với lý do học trường y rất bận rộn. Có một năm, tôi về ăn tết, nghe má nói: “Thằng Sơn dẫn bạn gái về giới thiệu với ba má. Con nhỏ dễ thương hết sức”. Tôi mừng cho anh nhưng vẫn thấy có điều gì đó buốt nhói trong lòng.
Sơn học Nông nghiệp ở Cần Thơ. Ra trường anh đi làm rồi cưới vợ. Suốt từng ấy năm trời, chúng tôi không gặp nhau lần nào. Tôi học xong cũng về Cần Thơ công tác. Tôi không ngờ có ngày tôi gặp lại anh trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Con gái anh bệnh nhập viện điều trị ngay chính khoa của tôi. Cháu bị sốt cao không rõ nguyên nhân phải nằm lại để theo dõi. Gặp anh, tôi hết sức bất ngờ. Anh cũng mừng rỡ nắm tay tôi lắc mạnh: “Em về đây hồi nào? Sao không liên lạc gì với anh vậy? Mấy năm nay công việc bận rộn quá nên anh không về thăm ba má được…”.
Anh nhắc ba má tôi với giọng ấm áp như thể đó là người thân của mình. Đến lúc đó tôi mới biết vợ anh đã mất. Một mình anh bây giờ phải nuôi 3 đứa con nhỏ, đứa lớn nhất mới 6 tuổi, hai đứa sinh đôi 4 tuổi. “Vợ anh mất ngay sau khi sinh 2 đứa nhỏ… Cô ấy bệnh tim. Khi mang thai lần sau, bác sĩ khuyên nên bỏ nhưng cô ấy không bằng lòng”- giọng anh nghèn nghẹn. Tôi lặng người đi. Thảo nào mà tóc anh đã bạc dù khi đó anh và tôi mới ngoài ba mươi.
Cuộc gặp này khiến tôi đánh mất tình cảm của một người đồng nghiệp. Đúng hơn là người ấy đã không thể chờ đợi vì tôi cứ vướng víu 3 đứa trẻ của Sơn. “Cho em thêm thời gian… Nhìn cha con anh ấy bây giờ em không đành lòng…”- tôi nói với anh bạn như vậy. Nhưng anh đã từ chối: “Anh nghĩ không cần như vậy. Nhìn em và mấy đứa nhỏ quấn quýt nhau, anh biết điều gì sẽ xảy ra. Thôi thì dứt khoát càng sớm càng tốt để không ai bận lòng”. Vậy rồi người ấy ra đi.
Video đang HOT
Bây giờ thì 2 đứa út đã 10 tuổi, bé lớn đã vào cấp II. Tóc tôi cũng bắt đầu có vài sợi bạc. 6 năm qua, tôi đã lặng lẽ đi cạnh cha con anh như thể định mệnh đã gắn chúng tôi lại với nhau. Có lần, cách nay chưa lâu, Sơn đưa cho tôi quyển sách giải bài tập Toán lớp 11 mà tôi tặng anh ngày nào. Dòng mực đỏ ở cuối trang sách đã mờ nhưng tôi vẫn đọc được những dòng chữ của chính mình: “Từ bây giờ đôi ngã chia xa… nhưng mãi mãi em vẫn nhớ người ta”. Tôi nhẩm tính, đã gần 20 năm. Anh nắm tay tôi, rất lâu mới nói được: “Sao em lại làm như vậy? Phải biết nghĩ tới bản thân chứ? Anh và các con đã tự lo được rồi…”.
Tôi nhìn cha con anh mà nhiều khi không cầm được nước mắt. Nếu các cháu là con trai thì có thể dễ dàng hơn, đằng này lại là 3 đứa con gái. Không có bàn tay người mẹ chăm lo, dạy dỗ, tội nghiệp biết chừng nào… Nhưng trên hết, tôi biết rõ trái tim mình đã thuộc về anh, từ những ngày còn học chung hay khi xa cách, chưa có lúc nào tôi quên anh.
Má tôi có lẽ hiểu điều đó nên bảo: “Nếu con thương thằng Sơn thì cứ lấy nó, má không cản…”. Thế nhưng rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè của tôi thì can ngăn: “Chỉ có điên mới lao đầu vô đó. Con mình mình lo còn mệt mỏi, đằng này con riêng của chồng, hơi sức đâu mà lo? Lỡ mai mốt tụi nó phản thì thêm tức”.
Tôi không ngại điều đó vì tôi đã dạy dỗ mấy đứa nhỏ từ khi chúng còn bé, tôi hiểu chúng nó cũng yêu thương tôi như vậy. Nhưng bây giờ, tôi cảm thấy đã quá muộn để nghĩ đến chuyện hôn nhân. Tôi soi gương và chợt buồn khi nghĩ đến những vết chân chim, những sợi tóc bạc, những cơn đau âm ỉ khi trái gió trở trời…
Có phải là tôi đã quá già để làm vợ, làm mẹ?
Theo VNE
Sốc khi biết chồng là "khách sộp" của "phố vẫy"
"Anh đây là khách sộp đấy, mỗi lần ở nhà với vợ già là anh lại stress, phải biết chiều, sáng tạo thì mới có thưởng".
Hôm ấy, Liên tình cờ bắt gặp cảnh chồng người bạn đang ve vãn một ả gái đứng đường. Cái cách anh ta trả giá, buông lời tán tỉnh rồi còn sỗ sàng nói mấy câu: "Em có chiêu gì mới chiều khách không? Mấy kiểu cũ anh biết hết rồi nha cưng. Với cái giá em đưa ra thì ít nhất cũng phải có gì đó mới mẻ chứ", khiến Liên thấy rợn người.
Biết là chuyện nhà người, nhưng không kìm nổi, nên Liên đã chạy tới, dừng xe bên cạnh rồi nói: "Ủa anh Dũng, cái Tâm nó đang đợi cơm anh ở nhà đấy...".
Thấy Liên, anh ta tỏ ra hơi bất ngờ rồi nhanh chóng lấp liếm: "Liên hả em, cô này đang xin anh đi nhờ, anh cũng tính về nhà giờ đây. Chắc vợ nhớ anh lắm rồi đó". Nói xong, Dũng cười giả lả, rồi chạy biến, bỏ mặc Liên đứng như trời trồng với cô ả mà anh ta đang thương lượng dang dở. Ả "gái" còn cố nói với theo: "Muốn chơi con này mà còn sợ vợ, đồ đĩ đực!".
ảnh minh họa
Hai hôm sau, Dũng gọi điện thoại hẹn gặp Liên ở một quán cà phê. Liên chưa kịp ngồi xuống ghế, Dũng đã nói ngay: "Cô là cái thá gì mà xen vào chuyện nhà tôi? Nhờ phúc của cô, chúng tôi sắp ly hôn rồi. Cô tưởng nhà cô tốt đẹp lắm à? Chồng cô còn sành hơn cả tôi đấy!".
Liên đã chuẩn bị tâm lí sẽ bị Dũng mắng mỏ thậm tệ vì đã kể chuyện đi "gái" cho vợ nghe. Nhưng điều tiết lộ cuối cùng của hắn ta trong cơn nóng giận mới khiến cô hoảng hốt. Cô lắp bắp: "Anh đừng có vơ đũa cả nắm...".
Vừa dứt lời cô nhận ngay được nụ cười khả ố của Dũng, kèm theo lời nói: "Cô em còn non lắm, chồng cô em đâu kém cạnh gì. Cô nghĩ đàn ông tụi này cứ trung thành mãi một thứ mà không chán à, lâu lâu cũng phải đổi gió chứ! Mà cô biết không, nhu cầu chồng cô hơi cao đấy...".
Dũng đứng dậy bỏ đi luôn sau khi để lại cho Liên hàng loạt câu hỏi trong đầu. Cô không muốn tin những gì được nói ra từ miệng Dũng, nhưng điều gì đó khiến cô thấy bất an.
Tối đến, tranh thủ lúc chồng đi tắm, Liên tò mò mở điện thoại chồng kiểm tra. Lần đầu tiên cô làm điều này sau 5 năm chung sống. Và cũng lần đầu tiên cô hoàn toàn sụp đổ về chồng.
"Cưng à, tối nay anh vui lắm, anh sẽ thưởng thêm cho em sau nhé...", "Hàng của em được đấy, với những của quý như vậy, anh sẽ không trả giá đâu..." - những tin nhắn khiến Liên ghê tởm không thể đọc tiếp được nữa. Cô nghĩ chồng người là kẻ hư hỏng, nhưng không ngờ chồng cô cũng đổ đốn không kém.
Trước khi cưới nhau, hai vợ chồng Liên đã thống nhất quan điểm: cưới là một chuyện, nhưng ai cũng có không gian riêng, phải tin tưởng nhau thì mới sống tốt được. Và suốt 5 năm qua, hai người vẫn luôn lấy đó làm phương châm sống. Có lẽ vì vậy nên chồng Liên đã "sơ suất" đến mức để lại những tin nhắn gạ tình ngay trong điện thoại.
Đến lúc này, Liên chỉ biết tự trách mình ngu dại bởi đã tin tưởng một cách tuyệt đối vào chồng.
Lấy lại bình tĩnh, Liên cất máy chồng về vị trí cũ, rồi gọi điện thoại cho Dũng và nói: "Anh có thể nói rõ hơn chuyện lúc sáng được không? Tôi cũng như vợ anh, ai cũng có quyền được biết sự thật".
Trong điện thoại, Liên nghe tiếng anh ta cười thật châm biếm: "Cô cũng tỉnh ngộ rồi đó hả? Muốn biết thì cứ cuối tuần, đến cuối đường lần trước cô gặp tôi ấy. À mà nhớ chuẩn bị tinh thần nhé, ông chồng quý tử nhà cô không phải hạng vừa đâu"... Liên dường như quay cuồng trong mớ sự thật vừa khám phá ra.
Những ngày tiếp theo, dù vẫn cố sống bình thường nhưng Liên không thể nhìn thẳng vào mắt chồng. Hễ chồng có ý định chạm vào người cô là cô lại thấy ghê tởm.
Rồi cuối cùng cũng tới Chủ nhật, thấy chồng vừa ra khỏi nhà với lí do đi nhậu với bạn cũ là Liên đã thấy lạnh người. Giờ ngẫm lại, cô mới thấy hầu hết tối chủ nhật nào, chồng cô cũng vắng mặt ở nhà. Lúc thì về thăm nội, lúc thì nhậu nhẹt bạn bè, đám cưới...
Đợi chồng đi được một lúc, cô đến thẳng địa điểm lần trước gặp Dũng và chờ đợi. Cô mừng thầm khi thấy đã hơn 30 phút nhưng không ai xuất hiện, chỉ có mấy ả ưỡn ẹo đong đưa khách lạ. Nhưng rồi chưa kịp mừng lâu, cô đã thấy chồng mình đầu tóc bóng loáng, quần áo là lượt chạy xe tới... khác hẳn với hình ảnh quần cộc áo thun khi chồng cô bước ra khỏi nhà.
Hóa ra mỗi lần chuẩn bị đi tìm "hàng", chồng Liên đã phải "tân trang" lại bản thân rồi mới đi. Một điều đáng ghê tởm hơn là khi chồng Liên vừa đến, không ả gái nào ở đó không gọi tên anh ta. Nhìn khuôn mặt hống hách, nụ cười mời gọi của chồng, Liên chỉ muốn chạy tới cấu xé.
Chồng Liên đi hết một lượt, chạm vào ngực cô này, vuốt ve cô khác, bao lời tục tĩu ghê tởm trong chuyện chăn gối anh ta lấy đó làm đề tài để trả giá: "Em sẽ làm gì cho anh, có dụng cụ gì mới kích thích không cô em?".
Không kiềm chế thêm được nữa, Liên lao tới chặn ngay trước xe chồng. Mặt anh lộ rõ vẻ hoảng hốt. Thất vậy, mấy cô ả kia xúm tới chỗ Liên như định ăn tươi nuốt sống: "Mụ gái già này, định tranh giành địa bàn đấy hả? Biết đây là khách sộp nên muốn hớt tay trên hả thím?".
Nghe đến từ "gái già", "khách sộp", Liên giận tím người. Cô nghiến răng quay sang nói: "À vâng, em nào dám! Anh này sộp lắm hả chị?".
Trong khi chồng Liên người cứng đơ, miệng lắp bắp thì mấy ả kia thi nhau nói như tranh công: "Anh đây là khách sộp đấy. Mỗi lần ở nhà với vợ già là anh lại stress, phải biết chiều, sáng tạo thì mới có thưởng. Thím mới vào nghề, không làm được đâu. Mà lần sau có muốn khoe hàng, kiếm cơm thì làm ơn mặc cái gì nhìn ngon mắt ấy".
Liên nổi điên quay sang nhìn chồng, tát anh ta một cái rồi bỏ đi. Trong khi chồng chạy theo cô như để giải thích, thì mấy cô ả kia vẫn không quên gọi với theo: "Ơ, anh nói tuần này đến lượt em mà, con mái già kia có gì chứ...".
Liên về thẳng nhà mẹ đẻ, chồng cô lẽo đẽo theo sau cầu xin, nài nỉ nhưng cô không buồn nghe nữa. Trong đầu Liên giờ chỉ còn những lời ong bướm tán tỉnh của chồng, rồi những lời dạy dỗ Liên làm gái đứng đường của mấy ả lúc nãy. 5 năm chung sống, Liên đã phải trả cái giá quá đắt cho niềm tin của mình...
Theo VNE
Tôi đã phải đợi 3.000 ngày, để được bố tha thứ Giờ khi đã chuẩn bị bước qua bên kia con dốc cuộc đời, tôi mới thấm thía tình yêu thương và sự hi sinh vĩ đại của những người làm bố và mẹ. Tôi đã không sống như bố tôi đã kì công dạy dỗ, tôi đã hủy hoại cuộc đời ông, khiến ông sống trong đau đớn, hổ thẹn. Gần 10 năm...