Chỉ có 5 triệu, mua smartphone nào vừa chơi game tốt, vừa chụp ảnh đẹp?
Ở mức ngân sách 5 triệu đồng, người dùng vẫn có thể thoải mái lựa chọn nhiều điện thoại chất lượng, bền bỉ.
Phân khúc tầm trung ngày càng trở nên nhộn nhịp khi các thương hiệu liên tục tung ra các sản phẩm mới. Một số thiết bị ở tầm giá 5 – 6 triệu mặc dù chưa có khả năng kết nối 5G nhưng đa số đều có chip khoẻ, RAM lên tới 6GB và khả năng sạc nhanh 25W. Thêm vào đó, chúng cũng đều có camera với độ phân giải cao, pin lớn và diện mạo khá bắt mắt.
Dưới đây là những điện thoại 5 triệu đồng lý tưởng nhất lúc này:
Dễ thấy, Galaxy A23 của Samsung là chiếc điện thoại tốt nhất ở tầm giá 5 triệu. Máy cung cấp cấu hình vừa đủ cho người dùng phổ thông. Hiệu năng từ chip Snapdragon 680 RAM 6GB giúp người dùng thoải mái chơi một số tựa game di động phổ biến. Thiết lập camera sau 50MP, 5MP, 2MP, 2MP cho phép chụp đa dạng chế độ: chân dung, ban đêm, cận cảnh, góc cực rộng,…
Thêm nữa, người dùng có thể sử dụng điện thoại lên tới 2 ngày với viên pin 5000 mAh, sạc nhanh hơn với công suất 25W. Khác với thế hệ tiền nhiệm, Galaxy A23 còn có phiên bản màu cam đẹp mắt.
Video đang HOT
Dù có giá bán phải chăng nhưng Realme C35 rất đáng mua vì có thiết kế cũng như thông số kỹ thuật “chất” trong tầm giá.
Cụ thể hơn, máy có các cạnh phẳng tinh tế, 2 camera sau đi kèm ống kính lớn, tạo cảm giác cao cấp khi cầm trên tay. Mặc dù có bộ nhớ hơi hạn chế nhưng chip xử lý Unisoc T616 vẫn đủ khoẻ để xử lý mượt các tác vụ cơ bản. Và giống như các “đối thủ” khác trong phân khúc, máy cũng có pin 5000 mAh, đem tới thời lượng dài.
Xét về thông số kỹ thuật, Xiaomi Redmi Note 11 có khá nhiều điểm chung với Galaxy A23, bao gồm cả chip, bộ nhớ và camera, pin. Nhưng điện thoại lại có giá bán thấp hơn. Khác biệt trên thiết bị Xiaomi là màn hình AMOLED 6.43 inch, độ phân giải Full HD kèm thiết kế “đục lỗ” – chứa camera selfie 13MP, tạo trải nghiệm xịn sò hơn.
Cùng có chip xử lý như Xiaomi Redmi Note 11 nhưng Realme 9i lại có bộ nhớ khiêm tốn hơn, cho phép lưu trữ ít hơn. Bù lại, máy cũng có màn hình 6,6 inch thiết kế “đục lỗ” ở góc trái màn hình và khả năng nhiếp ảnh không hề lép vế với thiết lập camera sau 50MP, 2MP, 2MP; camera selfie cũng có cảm biến 16MP, thừa sức chụp ảnh “sống ảo” cho người dùng trẻ.
Trong danh sách này, Oppo A57 có cấu hình yếu nhất. Hiệu năng của máy đáp ứng được những nhiệm vụ cơ bản. Thiết lập camera sau kép 13MP 2MP chỉ có thể đem lại ảnh chụp trung bình.
Bù lại, điện thoại có pin 5000 mAh, có thể cung cấp thời lượng pin dài; công suất sạc 33W cũng cho phép rút ngắn thời gian sạc đáng kể. Phía trước là màn hình IPS LCD kích cỡ 6,56 inch, độ phân giải HD đủ sắc nét để chơi game nhẹ, xem phim.
Thực hư chuyện Facebook Gaming dừng hoạt động tại thị trường Việt Nam
Những ngày vừa qua, cộng đồng người chơi game xôn xao trước thông tin Facebook Gaming ngưng hoạt động tại Việt Nam, song việc này chỉ đúng một phần.
Trên thực tế, Facebook sẽ loại bỏ ứng dụng Facebook Gaming - một nền tảng độc lập được cài đặt trên iOS và Android. Trong khi đó, mảng game trên nền tảng Facebook vẫn sẽ được duy trì.
Trả lời ICTnews, người phát ngôn của Meta (Facebook) nói sẽ tiếp tục công việc kết nối cộng đồng gaming trên nền tảng của họ.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cộng đồng gaming, các nhà phát triển và những nhà sáng tạo nội dung trên ứng dụng Facebook - nơi có hàng trăm triệu người chơi game, xem video về game, và kết nối với các nhóm gaming mỗi tháng", đại diện Meta trả lời bằng văn bản.
Ứng dụng Facebook Gaming hoạt động độc lập với Facebook, được cho ra mắt cách đây hơn hai năm. Trong một thông báo gửi tới người dùng, Facebook cho biết ứng dụng sẽ không còn hoạt động hoặc có thể tải xuống bắt đầu từ ngày 28/10.
Ứng dụng Facebook Gaming sẽ không còn trên chợ ứng dụng kể từ 28/10/2022. (Ảnh: Hải Đăng)
Facebook ra mắt Gaming vào năm 2018 như một cách để cạnh tranh với Twitch, YouTube và Mixer (vào thời điểm đó). Sau đó, mạng xã hội tung ra ứng dụng đi kèm trên thiết bị di động vào năm 2020.
Facebook Gaming là một nền tảng tương tự như Twitch và YouTube Gaming. Trên đó có rất nhiều streamer và người có ảnh hưởng phát đi các video chơi game, hướng dẫn chơi game... Ứng dụng cũng đồng thời cũng cho phép những người dùng bình thường được phát trực tiếp và giới thiệu cách chơi game của họ.
OTA Network - đối tác chính thức của Facebook Gaming tại Việt Nam cho biết: Facebook Gaming vẫn có hơn 1.000 streamer hoạt động, dự kiến trong cuối quý 3 và quý 4 năm 2022, sẽ tổ chức nhiều hoạt động dành riêng cho streamer tại Việt Nam. Năm 2023 sẽ có thêm tính năng Reels (thước phim) mở thêm nhiều quyền lợi độc quyền cho streamer.
Tại Việt Nam, Facebook Gaming vẫn cho phép streamer đăng ký và trở thành đối tác chính thức, có cơ hội khai thác doanh thu trên ads-break (quảng cáo trong luồng), donation (ủng hộ), subscription (đăng ký theo dõi) cùng Facebook Gaming. Trước đó vào năm 2019, YouTube cũng ngưng ứng dụng Gaming vì cho rằng ứng dụng này gây nhầm lẫn với ứng dụng chính, sau đó đã gộp nó với YouTube.
Theo The Verge, mặc dù Facebook Gaming trở nên phổ biến trong đại dịch Covid-19, song số giờ xem trên nền tảng này (và các dịch vụ khác) đã bắt đầu giảm dần. Dữ liệu từ Streamlabs cho thấy số giờ xem trên Facebook Gaming, Twitch và YouTube Gaming giảm 8,4% trong quý 2 năm 2022. Facebook Gaming có số giờ xem ít nhất trong số 3 giờ trong cả quý 1 và 2 năm nay, với 803 triệu trong Q1 và 580 triệu trong Q2.
4 lý do khiến màn hình cong "đốn tim" game thủ Màn hình cong đang là lựa chọn lý tưởng của các game thủ chuyên nghiệp nhờ 4 lý do dưới đây. Màn hình chơi game cong đang là sản phẩm rất được quan tâm với người dùng PC. Không chỉ mang tính thẩm mỹ cao hơn, cho trải nghiệm mới lạ, màn hình cong còn đem tới cảm nhận tuyệt vời hơn. Dưới...