Chỉ có 5% người cao tuổi khỏe mạnh
“Gánh nặng bệnh tật đang đè nặng lên 95% người cao tuổi ở nước ta”, theo điều tra của ngành y tế được công bố tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới (7/4) năm 2012 do Bộ Y tế tổ chức.
Để vui khỏe khi già cần ý thức ngay từ lúc trẻ (ảnh minh họa internet)
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, nhấn mạnh: “Nước ta đang ở thời kỳ dân số vàng nhưng đồng thời cũng đang bước vào ngưỡng cửa của sự già hóa dân số với tốc độ nhanh, đòi hỏi ngành Y tế phải có những biện pháp thích hợp để đảm bảo cho phát triển kinh tế – xã hội nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe nói riêng một cách bền vững. Thực tế trên vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời cũng là nhiệm vụ nặng nề của ngành Y tế”.
Theo nghiên cứu dịch tễ học mới đây, tỷ lệ người cao tuổi có sức khỏe tốt chỉ chiếm khoảng 5%. 95% còn lại mắc các bệnh tăng huyết áp (gần 40%), viêm khớp (hơn 30%), bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tĩnh, đái tháo đường, sa sút trí tuệ, giảm thị lực, thính lực… Tính trung bình mỗi người già mang 2,6 bệnh tật.
Hiện Việt Nam có khoảng 8,15 triệu người cao tuổi, chiếm 9,4% dân số. Dự báo vào năm 2017 tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số, tức là dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa”.
Hệ quả là bình quân chi phí y tế cho người cao tuổi gấp 7 lần so với người trẻ và chỉ tính riêng chi phí y tế cho nhóm người trên 75 tuổi đã chiếm tới 30% tổng ngân sách y tế của một quốc gia.
Nếu không sẵn sàng chuẩn bị, chúng ta có thể “bị choáng ngợp bởi sự gia tăng số lượng người tàn tật và người cần sự chăm sóc như người mắc bệnh đột quỵ, đái tháo đường và ung thư” và “Điều quan trọng chúng ta nhìn nhận tuổi già không phải như một thời kỳ giảm sút sức khỏe không thể tránh khỏi mà phải như là một cuộc sống năng động, ý nghĩa và hữu ích”, TS Shin Young-soo, GD WHO khu vực Tây Thái Bình Dương khẳng định.
Video đang HOT
Vì vậy, cùng với thông điệp “Có sức khỏe tốt sẽ giúp kéo dài thêm tuổi thọ” của WHO đưa ra trong Ngày sức khỏe thế giới năm nay, ngành y tế cũng kêu gọi tăng cường chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi qua việc tạo ra một môi trường thân thiện để người già có thể hòa nhập và tham gia vào cộng đồng (như sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình, kính trọng người già…) chăm sóc y tế cộng đồng để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật… và duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày.
7 nguy cơ hàng đầu đối với sức khỏe mà người cao tuổi có thể phòng ngừa được: Hút thuốc lá: Nguy cơ mắc các bệnh mạn tính của người cao tuổi có liên quan tỷ lệ thuận với thời gian và mức độ hút thuốc. Ít hoạt động thể lực: Tham gia rèn luyện thể lực thường xuyên, điều độ có thể trì hoãn được sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, làm giảm nguy cơ khởi phát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn ít chất bột, chất béo làm giảm nguy cơ béo phì, các bệnh mạn tính và tàn phế ở tuổi già. Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia. Tai biến do thuốc: Người cao tuổi thường có một hoặc nhiều bệnh mạn tính cho nên họ hay sử dụng thuốc chữa bệnh. Đôi khi thuốc lại được kê quá nhiều cho người già. Không tuân thủ chế độ chăm sóc, điều trị: Sự tuân thủ điều trị bao gồm sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc và duy trì chế độ ăn lành mạnh, tập luyện thể dục, không hút thuốc… Việc tuân thủ kém ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị, đến chất lượng sống. Lúc đó, những tiến bộ của y dược học cũng không làm gì được để giảm gánh nặng của bệnh mãn tính.
Nước không sạch và môi trường vệ sinh kém: Một trong những nguyên nhân gây tử vong do tiêu chảy.
Trầm cảm và sa sút trí tuệ: Nhìn chung trong cuộc đời của mình, có từ 15 đến 40% người cao tuổi từng có một thời kỳ trầm cảm rõ rệt. Hơn 90% ca trầm cảm và sa sút trí tuệ không được phát hiện và ngay cả khi đã biết cũng không được điều trị đúng.
Thu Phương
Theo Dân trí
5 Căn bệnh phát sinh từ các thiết bị giải trí tại gia
Phải nói ngay rằng, nhờ khoa học phát triển mà cuộc sống nhân loại ngày càng được cải thiện, trong đó có các thiết bị giải trí dân dụng. Ngoài cái "được" ai cũng rõ thì mặt trái của nó lại ít được quan tâm, nhất là thiết bị nghe, nhìn, máy tính... những phương tiện được giới chuyên môn ví là happy meals (món ăn khoái khẩu) nhưng nó cũng là thủ phạm đánh cắp sức khỏe của con người nếu bị lạm dụng.
1. Đối với mắt
Bất kể người cao tuổi, trẻ nhỏ hay thanh niên nếu lạm dụng vô tuyến, máy tính quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mắt như: đỏ, ngứa mắt, nhức đầu và khó chịu. Nếu màn hình quá mờ có thể gây ảnh hưởng đến não, làm cho não căng thẳng, gây đau cơ mắt, nhức mắt và nếu cứ kéo dài có thể ảnh hưởng gây giảm thị lực.
Cách khắc phục: nên duy trì ánh sáng trong phòng cho phù hợp, khoảng cách giữa mắt với màn hình hợp lý. Không nên để ánh sáng quá cao, nên duy trì ánh sáng trong phòng thấp hơn ánh sáng môi trường (nếu xem tivi ban ngày nên giảm khoảng 50%), máy tính nên để thấp hơn so với hướng nhìn thẳng của mắt. Những người phải làm việc thường xuyên trên máy tính, hoặc xem phim ảnh trên tivi, kể cả các loại màn hình có độ phân giải cao (HD) nên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh có liên quan đến thị lực và có cách phòng tránh thích hợp.
2. Tai
Theo một nghiên cứu mới nhất đăng tải trên tạp chí y học JAMA của Mỹ thì có tới 20% dân số tuổi teen Mỹ hiện đang gặp rắc rối về thính lực do nghe nhạc. Còn ở Australia, người ta cũng phát hiện thấy tai nghe nhạc là thủ phạm làm tăng tới 70% nguy cơ giảm thính lực ở con người, nhất là nhóm người quen nghe ở tần số cao lâu ngày.
Cách khắc phục: nếu có thói quen nghe nhạc bằng thiết bị cầm tay thì chỉ nên nghe ở mức tần số thấp. Ví dụ, người ta phát hiện thấy nếu nghe ở mức 100dB dài kỳ có thể gây giảm thính lực, bởi vậy nên giảm xuống dưới mức này. Nên dùng tai nghe mềm, hoặc để thiết bị nghe nhạc ở xa tai, duy trì mức âm thanh hợp lý.
3. Chân
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ngồi quá nhiều, quá lâu dễ mắc bệnh DVT (deep vein thrombosis) - bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu hay còn gọi là bệnh tắc máu, có cục đông máu trong tĩnh mạch làm cho máu lưu thông khó khăn. Đây là căn bệnh thường gặp ở những người thường xuyên đi máy bay, vì vậy nên được gọi là hội chứng ngồi máy bay. Bệnh nhân liệt nằm bất động cũng là nhóm dễ mắc phải căn bệnh này, còn ở người khỏe mạnh thì ngồi xem tivi, làm việc ngồi nhiều, ít vận động cũng rất dễ mắc bệnh.
Cách khắc phục: những người đi máy bay nhiều thường khắc phục bằng cách đi tất nén, tất chặt nhưng ở gia đình thì không thể áp dụng phương pháp trên được. Cách tốt nhất là nên trang bị các loại bàn ghế ngồi xem cho thoải mái, duỗi được chân cẳng, ngồi được ở mọi tư thế hoặc đứng lên đi lại thường xuyên. Không nên nằm quá lâu hay ngồi quá lâu, riêng trẻ nhỏ chỉ nên ấn định thời lượng xem thích hợp.
4. Vòng eo
Theo nghiên cứu do các chuyên gia ở Đại học Y khoa Harvard, Mỹ thực hiện thì cứ mỗi giờ ngồi trước màn hình thì mức tăng vòng eo ở trẻ nhỏ tăng khoảng 2%, mặc dù không gây béo phì mà do ngồi nhiều, ăn vặt nhiều làm cho người ta dễ dư thừa trọng lượng.
Cách khắc phục: một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là cắt giảm thời gian xem truyền hình và ăn vặt trong khi đang xem, sau đó nên tham gia các hoạt động thể chất để giúp cơ thể khoan khoái và khỏe mạnh.
5. Đầu và cổ
Lý do xem nhiều ngửa cổ nhiều sẽ gây đau đầu, đau cổ. Kể cả tivi lẫn máy tính, nếu kê không đúng vị trí, ngồi gò bó, ánh sáng không thích hợp sẽ làm cho cơ thể dễ bị mỏi mệt, đau nhức phần đầu và cổ.
Cách khắc phục: nên tìm vị trí thích hợp nhất để máy, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ, thuận lợi khi ngồi xem, không phải cúi gập đầu, ngẩng quá cao, sẽ giảm được các loại bệnh có liên quan đến các cơ đầu và cổ.
Theo SKĐS
Sống khỏe để tăng tuổi thọ Nhân ngày Sức khỏe thế giới 7/4, WHO kêu gọi hành động để đảm bảo rằng tại thời điểm dân số thế giới già đi nhanh chóng, những người trong độ tuổi lão hóa có điều kiện sức khỏe tốt nhất có thể. Trong vài năm tới, lần đầu tiên số người già trên 60 tuổi sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới...