Chỉ có 4 trong 147 tổ chức NGO ủng hộ Hun Sen chống PCA, bảo vệ Trung Quốc?

Theo dõi VGT trên

Theo ông, đây là cách Hun Sen thể hiện với giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng, ông vẫn có hậu thuẫn của mình. Từ lâu Campuchia đã thể hiện rõ lập trường gạt ASEAN ra.

The Cambodia Daily ngày 6/7 đưa tin, sau bài phát biểu của Thủ tướng Hun Sen tuần trước cảnh báo những “nguy hiểm tiềm tàng của việc can thiệp vào tranh chấp Biển Đông”, Chính phủ Campuchia thông báo có 147 tổ chức phi chính phủ và công đoàn ủng hộ lập trường này của ông Hun Sen.

Chỉ có 4 trong 147 tổ chức NGO ủng hộ Hun Sen chống PCA, bảo vệ Trung Quốc? - Hình 1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: freemalaysiatoday.com.

Mặc dù nói có những 147 tổ chức NGO ủng hộ lập trường của ông Hun Sen chống lại phán quyết của PCA và bảo vệ Trung Quốc, nhưng danh sách Chính phủ Campuchia đưa ra chỉ có tên 4 tổ chức, trong số này chỉ có 2 tổ chức là rõ ràng hiện hữu. Đó là Liên minh các hiệp hội Campuchia (NACC) và Liên đoàn Vì nhân quyền và phát triển Campuchia (CFHRAD).

The Cambodia Daily bình luận, mặc dù chính phủ Campuchia tuyên bố trung lập trong vấn đề Biển Đông, nhưng nước này đang bị chỉ trích rộng rãi là bảo vệ yêu sách (bành trướng) của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, phá hoại các nỗ lực chung của ASEAN để hình thành mặt trận thống nhất chống lại yêu sách (phi lý, phi pháp) của Bắc Kinh.

Còn The Phnom Penh Post ngày 6/7 nhận xét, sau khi bị vùi dập bởi những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế về lập trường bảo vệ Trung Quốc (bành trướng) trên Biển Đông, Thủ tướng Hun Sen tuần này tìm kiếm sự hỗ trợ cho lập trường của mình từ dư luận trong nước.

Tuy nhiên các nhà phân tích đã nhanh chóng đặt câu hỏi về 147 tổ chức NGO ủng hộ ông Hun Sen.

The Phnom Penh Post đã liên hệ với Giám đốc tổ chức CFHRAD Thao Veasna, Giám đốc tổ chức Cơ quan Tư vấn xã hội cho Campuchia (SCAC) Ung Molyvann được nêu trong danh sách, nhưng cả hai từ chối bình luận. Chủ tịch tổ chức NACC, Som Aun thì không liên lạc được.

Yong Phanny, người đứng dầu đảng Liên minh Dân chủ – Độc lập – Đoàn kết, một trong 17 cơ quan nằm dưới sự bảo trợ của NACC cho hay, ông không hề được thông báo về việc NACC tham gia tuyên bố của 147 tổ chức NGO ủng hộ lập trường của Hun Sen.

Tuy nhiên về nguyên tắc, đảng này là thành viên của NACC nên phải ủng hộ quyết định của NACC.

Ông Phay Siphan, người phát ngôn Chính phủ Campuchia khẳng định, chính phủ không có bất kỳ tác động nào đến việc 147 tổ chức NGO ra tuyên bố. Đó là tiếng nói của bản thân các tổ chức này do lo ngại về tình hình Biển Đông.

Còn tác giả cuốn “Hun Sen của Campuchia”, Sebastian Strangio hôm qua nhận định: “Tuyên bố này rõ ràng được dàn dựng bởi Thủ tướng Hun Sen và chính phủ của ông để đảm bảo sự hỗ trợ của Campuchia cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Không tổ chức nào trong con số 147 NGO được biết đến nó.”

Theo ông, đây là cách Hun Sen thể hiện với giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng, ông vẫn có hậu thuẫn của mình. Từ lâu Campuchia đã thể hiện rõ lập trường gạt ASEAN ra khỏi vấn đề Biển Đông.

Billy Chia-Lung Tai, một nhà tư vấn pháp lý và nhân quyền cho biết: “Tôi không nghĩ rằng hầu hết người dân Campuchia đang quan tâm đến những gì xảy ra ở Biển Đông”.

Cá nhân người viết cho rằng, nhận xét của Sebastian Strangio đã nói lên nhiều điều và không cần phải bình luận gì nhiều. Tuy nhiên chỉ xin lưu ý một điều, động thái này của Campuchia rất giống với cách làm của Trung Quốc đã bị The Wall Street Journal vạch trần ngày 17/6: Bắc Kinh bịa đặt 60 nước ủng hộ họ chống PCA.

Video đang HOT

Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay mà vẫn có ai đó tin rằng có thể một tay che cả bầu trời, một tay bịt miệng thế gian và nói những điều không trung thực như vậy thì thật kỳ lạ, ấu trĩ. Chắc chắn nó chỉ mang lại những tác dụng ngược mà bản thân họ không hề mong muốn.

Theo Giáo Dục

Nỗi lo của Nga khi bán công nghệ tên lửa S-400 cho Hàn Quốc

Theo RBTH, công nghệ hàng đầu của Nga sẽ có mặt trong các hệ thống phòng không và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Hàn Quốc nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên.

Nỗi lo của Nga khi bán công nghệ tên lửa S-400 cho Hàn Quốc - Hình 1

Đặc biệt, công nghệ tên lửa tiên tiến trên hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga sẽ tăng sức mạnh cho các chương trình tên lửa phòng không và phòng thủ tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc.

Tờ Russia Beyond the Headlines (RBTH) cho hay, nhằm đáp trả việc Triều Tiên triển khai tên lửa hạt nhân và tàu ngầm, Seoul đã tăng cường cho ngành công nghiệp vũ khí trong nước các công nghệ Nga. Trong số những dự án quan trọng nhất là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và tên lửa đất-đối-không tầm trung đến xa M-SAM Cheolmae-2.

Hàn Quốc hy vọng có thể vượt hơn hẳn Triều Tiên khi Bình Nhưỡng cũng đang áp dụng công nghệ tên lửa S-300 của Nga vào SLBM.

Theo Lee Choon-geun, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Khoa học & Công nghệ Hàn Quốc, Seoul sẽ "sử dụng công nghệ ổn định hơn" từ S-400, phiên bản cải tiến của S-300.

Nỗi lo của Nga khi bán công nghệ tên lửa S-400 cho Hàn Quốc - Hình 2

Hệ thống phòng không S-400

S-400 là tên lửa tiên tiến sử dụng công nghệ phóng lạnh. Đối với các tàu ngầm mới lớp Jangbogo-III của Hàn Quốc (lượng giãn nước 3.000 tấn), các tên lửa phóng lạnh rất quan trọng.

Ở cơ chế phóng lạnh, khi tên lửa đạt đến một độ cao nhất định, động cơ chính của tên lửa mới được kích hoạt. Nhờ thế, tàu ngầm có thể phóng tên lửa đạn đạo ngay từ dưới mặt nước, khi vẫn đang lặn.

Tờ Korea Joongang Daily dẫn lời một quan chức quân đội cấp cao cho biết công tác phát triển SLBM mới của Hàn Quốc dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2020.

Tờ Daily cho hay, Hải quân Hàn Quốc hiện nay đã có tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm (SLCM). Tuy nhiên, do Triều Tiên sắp hoàn tất chương trình phát triển công nghệ SLBM nên nhu cầu đáp trả của quân đội Hàn Quốc trở nên cấp thiết hơn.

"Mặc dù SLBM có thể không đạt độ chính xác như SLCM (do SLCM có hệ thống dẫn đường) nhưng tốc độ và khả năng phá hủy của nó lớn hơn đáng kể" - ông Kim Hyeok-soo, cựu Chuẩn Đô đốc, đồng thời là chỉ huy đầu tiên của đội tàu ngầm Hàn Quốc nhận định.

"Chương trình phát triển các SLBM với tốc độ cao và khả năng tàng hình sẽ cho phép Hải quân Hàn Quốc giáng một đòn mạnh mẽ về phía Triều Tiên trước khi tình hình leo thang tới cấp độ khẩn cấp" - ông Kim nói.

Mạng lưới phòng không của Hàn Quốc

Trong lúc này, tập đoàn Thales (Pháp) và tập đoàn Samsung đang hợp tác phát triển hệ thống M-SAM.

Richard Weitz, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị - Quân sự tại Viện Hudson cho hay: "M-SAM sẽ sử dụng công nghệ tên lửa S-400 do công ty Almaz Antey (của Nga) cung cấp, trong đó có các dữ liệu độc quyền từ radar đa chức năng X-band của S-400. Hệ thống dẫn đường dành cho tên lửa của tập đoàn LG dự kiến cũng sẽ sử dụng các thành phần thiết kế của Nga".

Hệ thống M-SAM Cheolmae-2 được thiết kế để đ.ánh chặn cả tên lửa đạn đạo và máy bay. Nếu Hàn Quốc có thể tiếp cận hệ thống S-400 của Nga, họ sẽ có trong tay một loại vũ khí đáng gờm để đối phó với các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Với phạm vi theo dõi 600km và khả năng tấn công mục tiêu cách xa 400km, di chuyển với tốc độ 17.000 km/h (tức là nhanh hơn vận tốc của bất cứ máy bay nào hiện nay), S-400 thực sự là thứ vũ khí đáng sợ.

Nỗi lo của Nga khi bán công nghệ tên lửa S-400 cho Hàn Quốc - Hình 3

Hệ thống S-400 phóng tên lửa t.iêu d.iệt mục tiêu.

Được quân đội Nga triển khai lần đầu tiên vào năm 2010, mỗi tiểu đoàn S-400 có 8 bệ phóng, 1 xe chỉ huy, 1 đài radar và 16 tên lửa dự phòng.

"Nhờ tầm b.ắn siêu xa và khả năng tác chiến điện tử hiệu quả, S-400 là hệ thống vũ khí "thay đổi cuộc chơi", đặt ra thách thức cho nhiều phương tiện quân sự hiện nay ở cấp chiến dịch" - Paul Giarra - chủ tịch công ty tư vấn Global Strategies & Transformation nói với Defense News.

Còn theo tổ chức tư vấn Air Power Australia, "Gia đình tên lửa đất-đối-không (SAM) S-300P/S-400 rõ ràng là hệ thống SAM mạnh nhất được sử dụng rộng rãi tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Air Power Australia nhận định thêm rằng: "Mặc dù các hệ thống S-300P/S-400 thường bị gọi là "phiên bản Patriot của Nga" nhưng ở nhiều khía cạnh then chốt, chúng mạnh hơn nhiều so với hệ thống Patriot của Mỹ. Các phiên bản sau (của S-300) có khả năng di động và sống sót cao hơn nhiều so với Patriot".

Trong nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc đã luôn nơm nớp lo sợ mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên. Các tên lửa phòng thủ thế hệ mới sẽ cho phép Hàn Quốc loại bỏ cơ hội tấn công của Bình Nhưỡng.

Thay đổi quan hệ hợp tác quốc phòng Nga - Hàn

Do Hàn Quốc vốn là một đồng minh quan trọng và khách hàng trung thành của vũ khí Mỹ nên trước nay nhiều luồng ý kiến dự đoán Seoul khó lòng mua vũ khí Nga.

Tuy nhiên, trên thực tế, giao dịch quốc phòng giữa Seoul và Moscow lại diễn ra theo cách không tưởng.

Năm 1991, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hàn Quốc mở rộng khoản vay 1 tỷ USD t.iền mặt và khoản vay 470 triệu USD tín dụng hàng hóa như một món quà để đáp lại sự công nhận của Moscow đối với đất nước Hàn Quốc. Tuy nhiên, cũng trong năm đó, Liên bang Xô viết sụp đổ.

Không đủ khả năng trả khoản vay t.iền mặt, Nga bắt đầu cung cấp thứ mà nước này sẵn có - đó chính là các thiết bị quân sự như xe tăng T-90, xe chiến đấu bộ binh và trực thăng. Hai thỏa thuận vũ khí đầu tiên để trả nợ được ký kết vào năm 1995 và 2003.

Tuy nhiên, Seoul không muốn tiếp tục nhập khẩu các loại vũ khí đã chế tạo sẵn. Có 2 lý do cho điều này: Một là, do các hệ thống của Seoul được tích hợp chặt chẽ với hệ thống quân sự của Mỹ, trong khi vũ khí Nga lại không dễ dàng tích hợp vào đó. Vì thế, Hàn Quốc đã quyết định ngừng mua vũ khí Nga.

Tất nhiên, điều này được Nga xem là một "chiêu trò" cũ rích của Washington nhằm chiếm ưu thế trước các đối thủ và tăng thị phần cho vũ khí Mỹ.

Thứ hai, Hàn Quốc đã trở nên tham vọng hơn. Họ muốn xây dựng một tổ hợp công nghệ-quân sự tầm cỡ thể giới, từng bước thống trị một số lĩnh vực thương mại.

Sáng kiến cải cách quốc phòng năm 2020 của chính phủ Hàn Quốc đã hướng tới mục tiêu phát triển năng lực nội địa thông qua các chương trình nghiên cứu và phát triển quốc phòng. Việc đề nghị Nga chuyển giao công nghệ tiên tiến của S-400 cũng nằm trong kế hoạch này.

Trong cuốn "Hàn Quốc thế kỷ 21, hai tác giả Seung-Ho Joo và Tae-Hwan Kwak cho biết, "Hàn Quốc có thể tìm thấy những lợi ích kinh tế trong mối quan hệ hợp tác quân sự với Nga.

Seoul và Moscow có thể hợp tác phát triển công nghệ tiên tiến và vũ khí công nghệ cao, sau đó bán chúng ra thị trường thế giới. Mối quan hệ giữa 2 quốc gia có thể bổ trợ cho nhau: Nga có 2 lợi thế trong lĩnh vực khoa học cơ bản và công nghệ tiên tiến, trong khi Hàn Quốc mạnh về vốn và kỹ năng tiếp thị".

Mặt trái của việc chuyển giao công nghệ

Chắc chắn rằng Nga sẽ phải đối mặt với một số bất lợi khi chuyển giao những vũ khí hàng đầu như vậy cho Hàn Quốc.

Mối quan hệ đồng minh thân cận giữa Hàn Quốc với Mỹ đồng nghĩa rằng công nghệ nhạy cảm của Nga có nguy cơ rơi vào tay Washington.

Trước nay, một trong những lý do khiến Nga không quá lo ngại về máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ là bởi chúng không thể vượt qua hệ thống phòng không của Nga.

S-400 là một trong những siêu vũ khí của Nga để vô hiệu hóa mối đe dọa từ các máy bay chiến đấu thế hệ 5.

Nỗi lo của Nga khi bán công nghệ tên lửa S-400 cho Hàn Quốc - Hình 4

S-400 khai hỏa trong đêm.

Tuy nhiên, nếu Hàn Quốc tiết lộ bí mật của S-400 cho Mỹ, nó sẽ gây bất lợi cho hệ thống phòng không của Nga và Trung Quốc ở một mức độ nhất định. Chẳng hạn, năm 1976, khi viên phi công Liên Xô đào tẩu làm lộ bí mật của máy bay chiến đấu MiG-25, Nga đã phải nghiên cứu sản xuất radar và hệ thống tên lửa mới cho mẫu máy bay này với chi phí khá tốn kém.

Ngoài ra, nếu Hàn Quốc tích hợp hệ thống M-SAM (dựa trên S-400) vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, Nga có nguy cơ phải chống lại chính tên lửa của mình nếu xảy ra xung đột với Mỹ trong tương lai.

Song, do hệ thống tên lửa thế hệ mới S-500 đã sắp hoàn thiện, Nga sẽ không bị thiệt hại quá nhiều nếu lộ mật S-400.

Theo Soha News

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo
20:14:00 02/07/2024
Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?
07:00:42 03/07/2024

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz
06:47:05 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024

Tin mới nhất

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng b.ắn

05:09:42 04/07/2024
Thay vào đó, Ukraine đã đề xuất Thụỵ Sỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6 vừa qua mà không có sự tham gia của Moskva để xem xét các bước đi tới hòa bình.

NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine

05:06:24 04/07/2024
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.

Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công

05:04:21 04/07/2024
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Xã đảo Nghi Sơn Điểm đến đậm di sản văn hoá biển

Du lịch

11:45:41 04/07/2024
Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ của du khách trong nước mà còn thu hút du khách quốc tế.

Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

Tin nổi bật

11:41:26 04/07/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

Ăn diện luôn dẫn đầu xu hướng, công nương Diana từng có lúc mặc kiểu áo "xấu xí" này vì lý do đặc biệt

Thời trang

11:33:16 04/07/2024
Thường xuyên tạo nên cơn sốt thời trang với váy áo thanh lịch, duyên dáng hoặc lộng lẫy, Công nương Diana cũng có lúc giản dị bất ngờ với chiếc áo nỉ.

Zenless Zone Zero chính thức ra mắt

Mọt game

11:26:58 04/07/2024
Vào 9h sáng ngày 04/07/2024 (theo giờ Việt Nam), tựa game Zenless Zone Zero đã chính thức ra mắt trên toàn cầu. Game có mặt trên cả 4 nền tảng iOS, Android, PS5 và Microsoft Windows và hoàn toàn miễn phí.

Phong thủy nhà ở: Tránh những màu sắc đại kỵ

Trắc nghiệm

11:10:30 04/07/2024
Thông thường, chúng ta thường chọn màu sắc trang trí cho không gian sống của mình theo cá tính, sở thích của mình.Tuy nhiên, nếu mình chọn màu sắc trùng với màu đạ

Vợ vào nhà tắm rất lâu còn nghe tiếng khóc bên trong, tôi nhanh tay mở cửa thì kinh hoàng khi thấy cảnh tượng này bày ra trước mắt

Góc tâm tình

10:59:06 04/07/2024
Tôi thấy vợ ôm đầu khóc rất thảm thương. Tôi hỏi vợ có chuyện gì thì cô ấy nói rất có lỗi với tôi. Tôi và vợ lấy nhau gần hai năm. Tôi làm xây dựng, vợ tôi là kế toán.

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 51: Ngân Hà hạnh phúc viên mãn, An Nhiên bị tâm thần

Phim việt

10:43:59 04/07/2024
Kết phim Trạm cứu hộ trái tim làm hài lòng người xem khi người đã làm những việc sai trái thì đã phải trả giá, người xứng đáng được hạnh phúc thì đã có cái kết viên mãn.

Lớp tiếng Anh đặc biệt của thầy giáo 9X khiến xã phải phát loa giúp chiêu sinh

Netizen

10:39:28 04/07/2024
3 năm nay, nhiều học sinh nghèo tại vùng nông thôn ở Quảng Nam đã được học tiếng Anh miễn phí nhờ sự nhiệt tình và tận tâm của thầy giáo trẻ.

Khi mỹ nhân Việt đeo kim cương đắt giá do chồng tặng, người cuối cùng xỏ nhẫn 22 tỷ "gây sốt" cõi mạng

Phong cách sao

10:39:22 04/07/2024
NSND Trịnh Kim Chitừng đăng tải hình ảnhmón trang sức khủng mà ông xã tặng cho cô. Nữ nghệ sĩđược ông xã là doanh nhân Võ Trấn Phương tặng chiếc nhẫn kim cương lấp lánh và tinh khiết vô cùng.

Southgate vẫn đang đúng

Sao thể thao

10:32:19 04/07/2024
Đội tuyển Anh đang chơi thứ bóng đá buồn tẻ dưới thời của HLV Gareth Southgate, nhưng vẫn lọt vào vòng tứ kết Euro 2024.

Loại sen rực rỡ được các chị em săn đón, cực khó chiều vì 'không tự nở' nhưng biết cách cắm thì ai cũng mê

Sáng tạo

10:13:56 04/07/2024
Sen Nghi Lương không chỉ là một loài hoa, mà còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn và lòng yêu mến cái đẹp mà các chị em phụ nữ ngày dành mỗi ra để chăm sóc và ngắm nhìn.