Chị chồng viện lý do ‘lạ đời’ khi vay tôi 20 triệu đồng mãi không trả
Lúc vay tiền tôi, chị chồng rất niềm nở và hứa sẽ trả sớm. Khi mãi không thấy nói gì, tôi lựa lời hỏi khéo thì chị lại bất ngờ phân trần thế này.
Sau khi kết hôn, tôi sống cùng bố mẹ chồng. Chồng tôi có một chị gái, lấy chồng cũng gần nhà tôi. Vì vậy, chị thường xuyên chạy qua, chạy lại nhà mẹ đẻ.
Kinh tế của vợ chồng tôi khá bình thường, đủ ăn, đủ tiêu, chắc chỉ nhỉnh hơn một chút so với nhà chị chồng.
Mỗi tuần ít nhất 2-3 lần, chị chồng lại đưa hai cháu qua nhà tôi ăn cơm. Sau khi dùng bữa, gia đình có bánh kẹo, hoa quả gì, mọi người cũng ăn luôn. Thậm chí có hôm, các cháu còn xin mang về nhà.
Vì là người thân trong nhà, tôi không bao giờ tính toán gì. Dù thực tế, chỉ thỉnh thoảng không sao, chứ việc qua ăn uống đều đặn như vậy không thể nói là không tốn kém.
Trong khi đó, bố mẹ tôi đã già yếu, ở quê không có lương hưu nên mọi chi phí, công việc trong nhà đều do vợ chồng tôi chịu trách nhiệm.
Khoảng hai năm trở lại đây, tình hình kinh tế khó khăn. Chị chồng tôi bán hàng online (trực tuyến) nên cũng bị ảnh hưởng không ít. Tần suất gia đình chị chạy sang nhà bố mẹ đẻ “ăn chực” ngày càng tăng. Chưa kể cứ vài tháng, chị lại vay tiền vợ chồng tôi một lần.
Lúc thì vì đến kỳ đóng tiền học cho các cháu, lúc thì nhà cũ quá, cần phải sửa sang…, chị nói cho chị vay, khi nào bán được lô hàng này kia sẽ trả lại ngay.
Thấy chị cũng khó khăn, lại thương các cháu, dù không dư dả, vợ chồng tôi vẫn luôn góp vào một khoản vài triệu đồng đưa chị.
Tuy nhiên thực tế, tình hình làm ăn của anh chị thế nào, chúng tôi không thể nào nắm rõ được. Mốc thời gian “bán được lô hàng” chỉ mình chị chồng rõ.
Chưa kể, nếu như chị ế hàng thì như thế nào? Nhiều lần, sau khoảng vài tháng không thấy chị đả động gì dù thường xuyên chị ở nhà tôi, tôi rất ngại vẫn phải hỏi thăm chị.
Chị chồng vay tiền tôi thì dễ, nhưng lúc trả nợ lại khó khăn (Ảnh minh họa: TD).
Nghe tôi nhắc chuyện tiền nong, chị ngay lập tức thay đổi thái độ, khác hẳn lúc chị vay tiền tôi, sau đó vài ngày cũng thu xếp trả cho tôi.
Video đang HOT
Nhưng chỉ vài tuần sau, chị lại có một lý do chính đáng nào đó để vay tiếp. Cứ thế, chị chồng tôi lúc nào cũng trong tình trạng khoản này đập vào khoản kia, luôn nợ tiền tôi.
Nói thật vì đòi chị rất khó nên tôi nhiều lần không muốn cho vay nữa. Tuy nhiên, chị chồng thường vay trước mặt cả nhà, lại còn ôm con rơm rớm nước mắt. Bố mẹ chồng thấy vậy nói thêm vào, tôi khó lòng từ chối.
Nửa năm nay, chị chồng dường như quên mất, luôn lờ đi khoản vay tôi 20 triệu đồng. Chị không nói bao giờ trả, cũng không xin khất sau quá nhiều lần trình bày lý do này kia chậm gửi lại.
Thay vào đó, chị hay mang sang nhà tôi nhiều món đồ gia dụng. Những món đồ này toàn là hàng chị bán online nhưng bị ế, không bán được nên mang sang. Nào là xoong chảo, nào là bát đũa, nào là quạt máy… đủ thứ.
Cuối tuần trước, nhân bữa ăn có đủ cả gia đình, tôi mới nhẹ nhàng hỏi chị về số tiền 20 triệu đồng, sợ chị quên và cũng muốn biết bao giờ chị sẽ trả cho tôi.
Giờ là dịp cuối năm có nhiều thứ phải chi tiêu, hơn nữa lương thưởng của vợ chồng tôi cũng bị cắt giảm đi không ít.
Ấy thế, chị không những không tỏ ra ái ngại mà còn cáu giận ra mặt. Chị bảo: “Cô chú buồn cười thật. Chị đã bao giờ định ăn quỵt của cô chú đâu, có thì đã trả ngay, đằng này chưa có. Chị em trong nhà khó khăn phải giúp đỡ lẫn nhau, chắc tôi phải đi bán nhà trả nợ, cô chú mới vừa lòng?”.
Nghe những lời chị chồng nói, tôi thực sự không chấp nhận được. Mẹ chồng lại bảo vợ chồng tôi phải biết thương lấy chị, nhà có mỗi hai chị em, đừng ép chị quá.
Tự dưng câu chuyện bị “đổi trắng thay đen”, vợ chồng tôi tôi như bị cứng họng, chưa kịp phản ứng tiếp thì chị chồng đã nhanh chóng tiếp lời: “Mà nợ của chị cũng còn mấy đâu. Từ hôm trước đến giờ, bao nhiêu thứ – nồi niêu, xoong chảo, bát đĩa… – chị mang sang trừ đi cũng chỉ còn vài triệu thôi”.
Tôi đúng là đi hết từ cú sốc này đến cú sốc khác. Thái độ thiếu nợ không đúng mực của chị đã là một nhẽ. Hóa ra bấy lâu nay, chị cố tống đống đồ bán ế sang nhà tôi tưởng để dùng hộ, cũng chả ai bảo chị làm vậy, giờ thành tôi mua đồ?
Tôi tức quá lớn tiếng: “Chị ơi, em chưa từng bảo chị mang đồ sang hay bảo mua trừ nợ.
Đồ mang sang thì bố mẹ, anh chị và các cháu cũng cùng dùng, tại sao cuối cùng em phải trả tiền? Thế cả nhà chị sang đây ăn uống suốt có tốn tiền không ạ?”.
Lời qua tiếng lại thành ra tôi và chị cãi nhau to. Chị tôi dùng dằng cùng chồng và các cháu bỏ về, cả tuần nay không sang nhà tôi nữa. Thậm chí, chị còn đòi từ mặt vợ chồng tôi, không có chị em gì hết.
Bố mẹ chồng tôi già yếu, thấy tình hình gia đình căng thẳng như vậy, đâm ra sinh bệnh. Bố mẹ cứ nằm trên giường suốt, không thiết ăn uống gì. Bố mẹ cũng muốn vợ chồng tôi là phận em, cần “xuống nước” xin lỗi anh chị để yên ấm nhà cửa.
Nhìn thấy cảnh này, tôi thực sự không muốn và cũng thương bố mẹ chồng lắm. Nhưng tôi có làm gì sai để phải xin lỗi.
Tôi có lòng tốt cho vay tiền, giờ không được trả lại còn mang tiếng xấu. Tôi bực quá, không biết nên làm gì cho phải?
Hai mẹ con em chồng ở nhờ 3 năm, bức thư em để lại khi ra riêng khiến tôi xấu hổ
Em chồng ở nhà tôi nhưng không làm việc nhà, thường xuyên đi sớm về khuya, đã vậy còn phó mặc con cái luôn cho anh chị khiến tôi khó chịu vô cùng.
Bố mẹ chồng tôi mất sớm, nhà chỉ có hai anh em nên chồng tôi rất quan tâm, yêu thương em gái. Em chồng cũng là người chăm chỉ, hiền lành, có điều lại vớ phải ông chồng cờ bạc, rượu chè, đã vậy còn có thói vũ phu. Cuối cùng sau 6 năm, vì không thể chịu đựng được nữa nên em mới ly hôn, đưa con rời khỏi căn nhà đó.
Chồng tôi thấy em đáng thương, không có chỗ nào để đi nên bảo hai mẹ con em tới nhà tôi ở. Tuy không thích nhưng tôi cũng chẳng nỡ để hai mẹ con em bơ vơ ngoài đường. Với lại, dù gì nhà tôi cũng thừa phòng.
Sau khi hai mẹ con chuyển đến đây, tôi thấy em cày ngày cày đêm để kiếm tiền, ngày nào cũng đi sớm về muộn. Biết là em khó khăn, làm vậy là để kiếm tiền trang trải cuộc sống nhưng tôi rất khó chịu. Bởi em coi đây như cái khách sạn vậy, hôm nào cũng đi sớm về muộn, việc nhà chẳng giúp được gì thì thôi đi, đằng này con cái em cũng chẳng lo, phó mặc hết cho anh chị chăm sóc, kèm học.
Sau nửa năm như vậy, tôi không chịu đựng được nữa nên thường hỏi chồng bao giờ thì em dọn ra riêng. Tuy nhiên anh ra sức bảo vệ em gái, bảo tôi làm chị phải rộng lượng, bao dung hơn.
Nhưng sức chịu đựng của con người cũng có giới hạn, mãi không thấy em có dấu hiệu dọn ra riêng, tôi khó chịu ra mặt. Tôi thường xuyên tìm cơ hội nhắc nhở em dọn ra ngoài ở, nhưng chẳng có chuyển biến gì, mà giờ đuổi thẳng thì không hay nên đành nhịn.
Khi em chồng đến ở, tôi tuy không thích lắm nhưng vẫn cố niềm nở. (Ảnh minh họa)
Em gái chồng mới ngoài 30 tuổi, vẫn còn cả chặng đường dài phía trước, nên sau đó tôi tích cực làm mai mối cho em để có người đồng hành, sát cánh cùng. Dĩ nhiên, trong việc này tôi cũng có ý đồ riêng, đó là để em sớm rời đi. Thế nhưng em gái chồng rất thờ ơ trong chuyện trai gái, không thèm đếm xỉa tới những đối tượng tôi làm mai cho.
Một lần, tôi đề xuất một buổi xem mắt khác với em chồng, nhưng em lại cười nói:
- Chị dâu, em cảm ơn lòng tốt của chị, nhưng em vẫn chưa có ý định tái hôn!
Thấy em chồng 5 lần 7 lượt từ chối, tôi tức giận trách móc:
- Em mới ngoài 30 tuổi, chẳng nhẽ em định ở vậy cả đời à? Em cũng đâu thể sống ở nhà chị mãi được, về lâu về dài không được đâu.
Em chồng thoáng xấu hổ, biết mình lỡ lời tôi vội "chữa cháy":
- Em đừng trách chị lắm lời, chị cũng là lo cho em thôi. Phụ nữ qua 30 tuổi sẽ già đi rất nhanh, em phải nhân lúc này kiếm một người đàn ông tốt. Sau này có khó khăn hay ốm đau cũng có người chia sẻ, gánh vác cùng. Con cái lớn lên cũng có gia đình riêng của nó, đến lúc đó lại lủi thủi một mình sẽ rất buồn đấy.
Em cúi đầu, dạ dạ vâng vâng chiếu lệ.
Cứ như vậy, hai mẹ con em chồng sống ở nhà tôi 3 năm. Khoảng thời gian này hai vợ chồng tôi cũng cãi nhau không ít lần vì chuyện em chồng, nhưng em nhất quyết không chịu rời đi, thậm chí còn không có kế hoạch tái hôn.
Em chồng mãi không có ý định dọn ra riêng cũng chẳng muốn tái hôn dù tôi hết lời khuyên bảo. (Ảnh minh họa)
Cách đây vài tuần, em mời chúng tôi ra ngoài ăn, thông báo sắp dọn ra ở riêng, cảm ơn hai vợ chồng tôi đã quan tâm chăm sóc hai mẹ con suốt 3 năm qua. Tôi nghe mà vừa kinh ngạc vừa mừng thay cho em vừa vui vì cuối cùng em cũng chuyển đi. Hóa ra, em mới mua trả góp được một căn hộ nho nhỏ.
Hôm qua, em chồng và cháu trai tôi chuyển sang nhà mới. Đến tối tôi dọn dẹp lại căn phòng nơi hai mẹ con em chồng từng ở. Không ngờ trên giường em lại có một phong bì, bên trong có một tấm thẻ ngân hàng và một bức thư. Sau khi đọc lá thư em chồng để lại, tôi thấy xấu hổ ê chề. Trong thư em chồng viết:
- Anh trai, chị dâu! Cảm ơn anh chị đã chăm sóc mẹ con em trong 3 năm qua. Lúc em khó khăn, cô đơn và bất lực nhất, chính anh chị đã dang tay giúp đỡ và cho mẹ con em một mái nhà ấm áp. Đặc biệt là chị dâu, vừa lo toan việc lớn nhỏ trong nhà vừa giúp em chăm sóc con trai. Từ tận đáy lòng, em biết ơn chị rất nhiều.
Để kiếm được nhiều tiền hơn, em làm thêm giờ nên hiếm khi giúp chị làm việc nhà, điều này khiến em cảm thấy rất có lỗi. Trong 3 năm qua, em cũng kiếm được một khoản tiền, ngoài khoản tiền mua nhà trả góp, em còn 100 triệu trong thẻ này. Mật khẩu là ngày sinh của chị dâu. Số tiền ít ỏi này tuy không đáng là gì so với sự quan tâm, chăm sóc của anh chị dành cho em, nhưng đó cũng là một chút tấm lòng của em, mong anh chị nhận cho. Em không giỏi ăn nói nên đành phải viết thư bày tỏ. Thật sự em rất biết ơn anh chị, mong anh chị đừng từ chối!
Đọc xong bức thư của em, tôi áy náy vô cùng, cảm thấy mình có phần hơi quá đáng với em trong suốt thời gian qua. Về khoản tiền đó, vợ chồng tôi sẽ trả lại cho em. Bởi số tiền đó em vất vả cực khổ lắm mới kiếm được, em lại một mình nuôi con, hàng tháng còn gánh khoản nợ tiền mua nhà, sao chúng tôi đành lòng cầm tiền được chứ.
Mẹ chồng mang ra 4 cuốn sổ đỏ và đề nghị con dâu nghỉ việc Khi mẹ chồng bảo vợ chồng tôi nghỉ việc để ở nhà bán bún riêu, tôi ngẩn cả người. Gia đình chồng tôi có nghề làm bún lâu năm và có lượng khách rất ổn định. Ngoài bán bún tươi theo ký, mẹ chồng còn thức dậy từ 2 giờ sáng để nấu nồi nước bún riêu thơm ngon nổi tiếng. Nói ra...