Chị chồng khóc lóc, năn nỉ một điều sau khi chăm sóc tôi ở cữ 1 tháng
Tôi không biết phải làm thế nào trước lời năn nỉ đầy đau khổ và nước mắt của chị chồng nữa?
Ảnh minh họa
Chị chồng tôi hiếm muộn con cái đã 12 năm rồi. Vợ chồng chị đã tìm đủ cách, từ Đông y đến Tây y, thụ tinh nhân tạo, tốn kém rất nhiều mà vẫn không thể có con. Chị buồn lắm, ai lỡ miệng hỏi về con cái thôi, chị đã bật khóc ngay.
Còn vợ chồng tôi thì ngược lại. Tôi nhạy con, sinh liên tục 2 bé trong 3 năm. Có con dày, tôi phải nghỉ việc để chăm sóc con, lo chuyện nhà cửa. Kinh tế đều do chồng tôi gánh vác nên cũng túng trước hụt sau. Chị chồng thương tình, thường hay giúp đỡ tôi bằng cách mua sữa, bỉm hoặc cho tiền để tôi lo cho cháu.
Tôi sẽ xin đi làm lại khi con tròn 3 tuổi, đi học nhà trẻ rồi. Trớ trêu làm sao, tôi lại có thai tiếp lần 3 và lần này là thai đôi. Biết chuyện, vợ chồng tôi rầu rĩ đến mất ăn mất ngủ. Nuôi 2 đứa con đã khó, giờ chúng tôi biết kiếm tiền ở đâu để nuôi 1 lúc 4 đứa nhỏ đây? Còn chưa kể đến tiền học hành của bọn trẻ sau này.
Tôi có bầu, chị chồng đã ở bên cạnh an ủi, khích lệ tinh thần tôi. Chị ấy cho tôi 20 triệu để khám và dưỡng thai. Khi tôi sinh con, chị cho tôi thêm 10 triệu nữa. Chị còn nhận chăm sóc tôi ở cữ trong tháng đầu tiên. Có thể nói, chị ấy là người tiếp thêm sức mạnh và động lực để tôi sinh con.
Trong thời gian ở cữ, chị chồng có mặt ở nhà tôi từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối. Chị tắm cho bé, nấu ăn cho tôi, giặt giũ quần áo bẩn. Chồng tôi đi làm, về nhà là lo cho 2 đứa con lớn. Nếu không có chị chồng phụ giúp, tôi chẳng biết vượt qua thời gian ở cữ bằng cách nào nữa?
Sau ngày cúng đầy tháng cho 2 cháu, chị chồng bỗng năn nỉ vợ chồng tôi một chuyện oái oăm. Chị ấy xin chúng tôi một đứa con để nhận làm con nuôi, có điểm tựa khi về già; cũng như chia sẻ gánh nặng kinh tế cho vợ chồng tôi. Chị van xin trong nước mắt và nói đã ao ước có một đứa con từ 12 năm nay rồi.
Bố mẹ chồng cũng khuyên chúng tôi nên suy nghĩ thật kĩ vì với điều kiện của vợ chồng tôi, nuôi 4 đứa con là điều rất khó khăn. Nhất định các bé sẽ chịu khổ, chịu thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa.
Video đang HOT
Tôi nói chị chồng cho mình 1 tuần để suy nghĩ nhưng mãi mà chưa thể quyết định được. Chẳng có người mẹ nào đủ nhẫn tâm rời xa đứa con của mình. Nhưng nếu giữ lại, tôi sợ mình không cáng đáng nổi, sợ tương lai các con sẽ chịu khổ vì cha mẹ đông con. Tôi nên quyết định như thế nào đây?
Chị chồng vay 1 cây vàng giờ muốn quy ra tiền để trả, tôi nhìn cháu trai và nói 1 câu khiến chị tái mặt
Hơn 3 năm trước, chị Hoa có hỏi vay vợ chồng tôi 1 cây vàng, thương anh chị khó, tôi chẳng mảy may nghĩ mà gật đầu.
Thế nhưng sau nhiều nhắc khéo thì giờ chị muốn quy ra tiền để trả.
Gả vào nhà Hùng được hơn 3 năm, nhiều lúc tôi luôn tự hỏi anh là em út hay là anh trai của chị Thương nữa. Bởi lẽ, thay vì được nhường nhịn, được chăm lo, được bao bọc thì chồng tôi lại là người hết mực lo lắng cho chị gái. Lúc nào Hùng cũng sợ chị gái phải vất vả, chịu thiệt thòi. Đi đâu về, quà cho vợ có thể quên chứ quà cho mẹ và chị gái nhất định phải có.
Chồng tôi đã thế, mẹ chồng tôi lại càng xót con hơn. Chẳng như nhiều nhà chỉ thích con trai, mẹ tôi nói thẳng luôn là 2 miếng đất của bà mua là để cho 2 đứa con. Mà Hùng còn không được miếng đất mặt đường đắt tiền, chỉ được chia cho miếng đất nhỏ ông bà đang sống. Tôi nửa đùa nửa thật hỏi lý do thì mẹ chồng bảo chúng tôi phải ở trong này còn thờ phụng. Chị Thương lấy chồng còn nhiều khó khăn nên mẹ cho nhiều hơn 1 chút.
Lúc nào Hùng cũng sợ chị gái phải vất vả, chịu thiệt thòi. (Ảnh minh họa)
Tôi cũng cạn lời. Mặc dù tài sản của ông bà, ông bà muốn cho thế nào thì cho nhưng tôi vẫn rất không hài lòng vì sự thiên vị ấy. Nhưng đó chưa phải là lý do chính mà tôi không ưa chị chồng.
Tôi và chị Thương thực ra ban đầu có mối quan hệ rất tốt. Chị còn chủ động bắt chuyện khi tôi về ra mắt, ân cần quan tâm... Rồi chị bảo tôi không cần rửa bát vì vẫn là khách, bênh vực tôi trước mặt bố mẹ. Lúc đó, tôi quý chị lắm.
Vậy nên, ngay khi đám cưới xong, chị Thương đã gõ cửa phòng tôi hỏi vay vàng. Tôi thấy rất sửng sốt, rồi chị bật khóc giải thích rằng đã cưới 3 năm mà chẳng có con. Đi khám xét, thuốc thang cũng đã nhiều nhưng chưa có kết quả. Đợt vừa rồi, bác sĩ khuyên 2 vợ chồng nên đi thụ tinh nhân tạo. Nhưng chi phí thì quá đắt đỏ, trong khi suốt thời gian qua, có bao nhiêu anh chị dồn vào thuốc thang, thăm khám cả rồi.
"Chi phí gần trăm triệu lận em ạ, rồi chi phí đi lại, ăn uống, tiền tiêu khi chị phải nghỉ làm ở nhà... Anh chị cũng đã hỏi bố mẹ 2 bên mà vẫn thiếu 40 triệu nữa. Chị biết là cũng đường đột, nhưng anh chị mong con lắm rồi. Nên giây phút này chị chấp nhận vứt bỏ liêm sỉ, chấp nhận việc em coi thường, em khinh rẻ. Chị chỉ muốn vay 2 em 5 chỉ vàng để đi chữa trị".
Tôi nghe chị bật khóc nức nở, chẳng thể kiềm được lòng mà lập tức đem hết vàng dúi vào tay chị. Tôi còn như bị ma xui quỷ khiến khi bảo chị không cần phải lo trả vội. Cứ để đi thụ tinh nhân tạo thành công đã.
Chị chồng cảm ơn rối rít. Chuyến đi thụ tinh nhân tạo ấy anh chị thất bại. Tốn kém tiền bạc, mệt mỏi tinh thần. Tôi cũng thương nên mỗi lần chị tới nhà dù có yêu sách đòi ăn này ăn kia, chẳng động chân động tay thì tôi vẫn nghe theo hết.
Nhưng 4 tháng sau, chị chồng lại 1 lần nữa hỏi vay tôi 5 chỉ. Chị bảo lần này cố gắng, nếu không thể có được thì chị sẽ từ bỏ và đi nhận con nuôi. Lại thương, tôi lại cho vay. Thật may, cuối cùng thì anh chị đã được toại nguyện. Tôi cũng bầu bí cùng đợt đó. Thế mà mẹ chồng chỉ chăm chăm lo lắng cho con gái mà bỏ bê luôn cháu đích tôn.
Và chị chồng cũng ngày càng ỷ lại. Chị ấy chẳng bao giờ đóng góp chút công sức gì vào việc chung. Mỗi lần nhà có cỗ bàn thì tận trưa mới tới cầm theo hộp bánh rồi lấy lý do con quấy. Thế tôi thì có khác gì, nhưng phận là con dâu vẫn phải nai lưng ra làm. Nhưng tôi đều tự dặn mình 1 điều nhịn, 9 điều lành. Không so đo tính toán cho gia đình êm ấm.
Bực nhất là nhiều lần tôi ngỏ ý muốn lấy lại 1 cây vàng chị chồng vay trước đó, chị đều kiếm cớ để trì hoãn. Tận hôm gần đây, tôi nói khó chị tức giận nói có tí tiền ngày nào cũng nhắc. Và tối đó chị mang tiền qua thật. Tưởng thế nào, chị khăng khăng đòi trả hơn 40 triệu vì giá vàng lúc đó như thế.
Tôi giận quá, bảo chị không trả được theo giá vàng hiện giờ thì trả đủ 1 cây. Nhưng chị vẫn cãi cùn. Mẹ chồng thì lại lên tiếng bênh vực mù quáng: "Thôi 2 con cũng có tí của ăn của để, chị em tính toán gì vài đồng. Nhận lấy tiền đấy đi sau này khỏi đòi nhanh nhác".
Tưởng thế nào, chị khăng khăng đòi trả hơn 40 triệu vì giá vàng lúc đó như thế. (Ảnh minh họa)
Lúc này, tôi xác định chẳng thèm nhẫn nhịn gì nữa: "Có vài đồng bạc thế sao chị lại tiếc em? Chị là chị của bọn em cơ mà". Rồi tôi chỉ vào thằng bé con của chị chồng, lạnh lùng đáp: "Nếu không có 5 chỉ của bọn em thì cũng không có thằng bé bây giờ. Nếu chị muốn trả 1 cây vàng là hơn 40 triệu theo thời giá 3 năm trước thì chị nhìn lại con trai chị đi. Nó là máu mủ của chị, xưa đỏ hỏn giờ lớn từng ngày. Con chị còn thay đổi như thế huống chi giá vàng của em. Em cho chị vay chẳng tính toán, lúc cần cũng không dám đòi, nhưng chị ngày càng thích làm khó em. Nếu chị nghĩ tới con trai chị, thì chị trả cho thỏa đáng. Em không nghĩ chị có một cục vàng, cục kim cương vô giá thế mà còn đi so đo vài đồng với em".
Tôi nói xong mà chị chồng tái mặt. Chị ôm con bỏ đi, hôm sau mang theo đủ 1 cây vàng trả cho tôi.
Tại sao nhiều người thụ tinh trong ống nghiệm mãi mới thành công
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được áp dụng cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, tỉ lệ thành công của kỹ thuật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên không không loại trừ khả năng thất bại và phải thực hiện lại. Có nhiều trường hợp thực hiện 1 lần đã thành công nhưng cũng có trường hợp chuyển phôi thất bại nhiều lần, chuyển phôi 2 lần thất bại.
Lý do khiến chuyển phôi thất bại có thể là do:
- Phôi không đạt chất lượng tốt nhất;
- Tử cung không nhận phôi;
- Môi trường không đủ thuận lợi (sức khỏe, thể chất của người mẹ không tốt hoặc tinh thần quá căng thẳng;
- Trong những trường hợp hi hữu khác, các yếu tố có thể tác động đến sự thất bại sau chuyển phôi ngày 5 bao gồm: Cấy ghép phôi không đúng cách (chuyển phôi khó khăn hoặc tổn thương) hoặc thay đổi môi trường đột ngột (ví dụ, nhiễm trùng trong tử cung);
- Một thực tế là phụ nữ trẻ tuổi có tỉ lệ cấy ghép phôi thành công cao hơn những người lớn tuổi. Điều này là do trứng của phụ nữ lớn tuổi dễ bị khiếm khuyết di truyền, chẳng hạn như aneuploidies (sự hiện diện của số lượng nhiễm sắc thể sai) và chứa thông tin di truyền không chính xác hoặc không đủ cần thiết để phát triển thành phôi thai khỏe mạnh.
Chị chồng liên tục kêu bị mất trộm, em dâu ngỡ ngàng khi vô tình tìm ra thủ phạm là ai Tiền bạc, đồ cá nhân liên tục bị mất, chị chồng ra sức mượn cớ để bóng gió mắng nhiếc em dâu. Tôi rất mệt mỏi khi làm dâu nhà chồng, chịu đựng mẹ chồng đã mệt rồi lại còn thêm bà chị chồng khó tính sống chung cùng nhà nữa. Nhà chồng tôi có 3 anh em, anh cả đã kết hôn...