Chỉ chi 15 nghìn/bữa ăn, vợ chồng trẻ sớm có 300 triệu tiền tiết kiệm
Nhờ những mâm cơm 15 nghìn đồng này, mà hai vợ chồng tôi tiết kiệm được một khoản kha khá.
Chỉ chi 15 nghìn một bữa ăn, hai vợ chồng tiết kiệm được khoản kha khá.
Hai vợ chồng tôi cùng quê Hà Nam, lấy nhau từ năm 2017. Vì còn trẻ và thu nhập hai vợ chồng đều bấp bênh nên chúng tôi chưa nghĩ đến chuyện có con ngay, xác định phải tiết kiệm được một khoản trước đã.
Tổng thu nhập hai vợ chồng tôi là 10 triệu. Thực ra nếu ở quê thì đây không phải mức thu nhập quá thấp. Vậy nên vợ chồng tôi vẫn quyết ở quê sinh sống và làm việc. Vì với thu nhập 10 triệu, nếu ở thành phố thì khó khăn lắm. Cả đời chắc chẳng bao giờ có tài sản để dành.
Ngay từ ngày đầu lấy nhau, vợ chồng tôi đã thống nhất, quán triệt tư tưởng phải để dành được càng nhiều càng tốt. Bản thân tôi cắt giảm tối đa những khoản cho quần áo, giày dép, mỹ phẩm – thứ mà phụ nữ nào cũng dễ bị “mê hoặc”, dẫn đến sa đà vào và không thể thoát ra. May mắn là chồng tôi không hút thuốc, rưụ bia cũng ít, giao du bạn bè không nhiều, nên khoản ăn chơi là cắt giảm được.
Video đang HOT
Vì ở quê nên ít khi chúng tôi ăn ngoài hàng, ăn sáng đều ăn tại nhà, trưa mang cơm đi làm, và tối hai vợ chồng cũng ăn cùng nhau. Cũng vì xuất thân nghèo khó, nên vợ chồng tôi ăn uống đơn giản, xác định ăn để sống chứ không sống để ăn. Mỗi bữa tôi chi khoảng 15 nghìn đồng. Nhưng tôi được cái khéo tay và thích trình bày món ăn, nên nhìn mâm cơm 15 nghìn đồng của tôi chẳng hề đạm bạc mà đẹp mắt, hấp dẫn. Chồng cũng ủng hộ, khích lệ nên cũng vui phần nào. Ví dụ như mâm cơm trên, rau sạch, cà chua do tôi tự trồng, thóc nhà tự cấy được. Tôi chỉ mua mía, đậu phụ và trứng gà. Bữa ăn không tốn kém, lại nhìn sạch sẽ nên cảm giác ngon miệng cũng tăng lên. Hơn nữa, nghĩ đến việc mình tằn tiện được một khoản cho tương lai của hai đứa, chúng tôi đều cảm thấy phấn khởi.
Vì chỉ có hai vợ chồng, lại sống ở quê nên mua gì cũng rẻ, thêm việc cắt giảm tuyệt đối những thứ không cần thiết nên mỗi tháng chi tiêu gia đình hết 2 triệu đồng, còn 8 triệu đồng gửi ngân hàng tiết kiệm. Hết năm nay, chúng tôi sẽ có khoảng 300 triệu tiền tiết kiệm. Tôi đang tính có nên lên Hà Nội, vay thêm gia đình nội ngoại để mua chung cư giá rẻ hay không. Hiện tôi vẫn đắn đo suy nghĩ, vì cũng tính đến chuyện sinh con sau khi đã có chút ít vốn liếng. Nếu lên Hà Nội sinh sống, vợ chồng tôi chắc phải tìm cách tăng thu nhập. Nhiều người khuyên tôi nên buôn bán thêm một số mặt hàng quê. Người thành phố chuộng đồ ngon và sạch nên nhu cầu hẳn là cao.
Nói chung hai vợ chồng vẫn đang cân nhắc khá nhiều, nhưng không quá lo lắng, cũng không hoang mang. Bởi mọi người xung quanh biết câu chuyện tiết kiệm của vợ chồng tôi, đều gật gù phong tặng “danh hiệu thánh tiết kiệm”, vứt ở đâu cũng sẽ sống được. Tôi thì không dám nhận cái danh hiệu đó, chỉ nghĩ hai vợ chồng thật may mắn vì xuất thân từ làng quê, chịu kham chịu khổ được và luôn có ý thức tiết kiệm để hướng tới một tương lai sáng lạn hơn.
Hồng Anh
Theo thoidai.com.vn
Bố vợ mất mà con rể nhất định không về chịu tang vì lý do khó chấp nhận
Bố tôi qua đời đột ngột, tôi vội vàng thu xếp về chịu tang nhưng chồng nhất quyết không về cùng mặc tôi khóc lóc.
Vợ chồng tôi kết hôn đã 15 năm và có hai đứa con đủ nếp đủ tẻ. Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng cao, quê tôi đặc biệt nghèo khó. Nhưng gia đình tôi tạm đủ ăn đủ mặc nên các chị em tôi được học hành đến nơi đến chốn. Tốt nghiệp cấp ba, tôi thi đậu vào một trường đại học nổi tiếng ở thủ đô.
Tôi có vẻ ngoài khá xinh xắn nên mới nhập học đã có nhiều bạn trai theo đuổi trong đó có chồng tôi. Anh là người thành phố chính gốc, gia đình anh sống ở phố cổ.
Để về làm dâu nhà anh, tôi phải vượt qua khá nhiều rào cản từ phía ba mẹ chồng. Nhưng nhờ tình yêu của anh mà chúng tôi đã vượt qua tất cả để đến với nhau. Tuy nhiên điều khiến tôi buồn lòng nhất là chồng tôi rất ít khi về quê vợ. Quê tôi tuy có lạc hậu nhưng chỉ cách thành phố khoảng 200km.
Đến nước này thì tôi không chịu nổi. Ảnh minh họa
Anh luôn tìm cớ bận việc này việc kia để lẩn tránh. Nhiều lần, anh nói thẳng với tôi: "Về đó mà làm gì, vừa lạc hậu vừa không sạch sẽ, anh chịu không được". Tôi giải thích cho anh là chỉ ở lại một đêm. Vả lại ba mẹ tôi cũng cố gắng tạo điều kiện ăn ở tốt nhất cho hai vợ chồng nhưng anh không chịu.
Tính ra, trong thời gian yêu nhau đến khi cưới, anh chỉ về ba lần khi ra mắt, lễ hỏi và đám cưới. Còn cưới xong, chồng tôi như bặt vô âm tín, có việc gì ở nhà ngoại cũng chỉ có mình tôi về.
Tôi biết anh ở thành phố quen tính sạch sẽ, cuộc sống ở quê không phù hợp nhưng anh không vì tôi mà cố gắng. Anh chê bai đủ thứ ở quê vợ từ ăn uống, sinh hoạt cho đến mâm cỗ không vừa ý. Dù khi anh về, tôi mang theo đồ ăn sẵn, ba mẹ tôi cũng thu dọn nhà cửa tươm tất để đón con rể.
Nhưng cách đây vài tháng, có một việc xảy ra khiến tôi không chịu đựng được cách cư xử của chồng. Bố tôi qua đời đột ngột, tôi vội vàng thu xếp về chịu tang nhưng chồng nhất quyết không về cùng mặc tôi khóc lóc.
Anh bảo, tôi đưa hai con về là được rồi chứ về đó ở đến một tuần làm sao anh chịu nổi. Thêm nữa, anh đang chuẩn bị ký hợp đồng làm ăn lớn, đi đám ma không tiện, sợ xui xẻo.
Tôi đang rất đau buồn vì mất bố lại càng thấy chồng mình thật ích kỷ. Anh làm rể 15 năm rồi mà như người dưng nước lã. Lần này, tôi không nài nỉ anh nữa mà tự bắt xe đưa con về. Phải một ngày sau đó, do bố mẹ chồng tôi về viếng, khuyên răn anh mới bất đắc dĩ về cùng.
Anh về nhà vợ chịu tang mà như đi du lịch, chỉ ở đám vài phút rồi tót ra khách sạn ở. Nhìn thấy chồng như thế, tôi thực sự ngao ngán. Khi vừa đưa bố tôi ra đồng, anh cũng nhanh chóng lái xe về lại thành phố trong ngày chứ không ở lại đến ngày mở cửa mả.
Tôi vừa thương bố vừa thấy xấu hổ với bà con họ vì chồng. Về đến nhà, vợ chồng tôi lại gây gổ cãi vã nhau. Anh cho rằng, tôi yêu cầu anh quá nhiều trong khi anh không muốn.
Khánh Mai
Theo Dân Việt
Bố mẹ khuyên tôi nên ly hôn người chồng chạy xe ôm gầy ốm, hôi hám Nhiều người nói, tôi xinh đẹp, tại sao phải chung sống với một người chồng không có việc làm ổn định, hôi hám, gầy còm. Ảnh minh họa Tôi năm nay 40 tuổi, có chồng và hai con. Vợ chồng tôi trước đây cùng làm ngân hàng. Sau đó, cơ quan cắt giảm nhân viên nên anh ấy mất việc, phải chạy xe...