Chị chẳng ngoan lắm đâu em trai à!
Chị biết tả thế nào về khuôn mặt em lúc em đưa bản kiểm điểm cho mẹ kí nhỉ? Chị vừa tức, vừa thương vừa buồn cười.
Vì cái vẻ mặt ấy khác xa với vẻ mặt em nhìn mọi người hàng ngày, và nó chỉ xuất hiện khi em cần sự cảm thông, sự thương xót từ người khác, cụ thể lúc này là mẹ.
Xem nào, em phải làm bản kiểm điểm vì tội quay cop trong giờ kiểm tra 1 tiết, bị bắt ghi sổ đầu bài, ảnh hưởng đến thi đua của lớp. Cô giáo chủ nhiệm bắt làm bản kiểm điểm là đúng lắm! Chẳng oan ức gì đâu mà em phụng phịu như mình vô can.
Mẹ hỏi lý do tại sao em quay bài? Em thật thà hay giả vờ ngốc mà lại nói: “Con có học bài nhưng câu hỏi cô ra lại không trúng vào phần con đã học”, bị mẹ mắng cho một trận là đáng lắm.
Mẹ quay sang và nói: “Nhìn chị con xem, 12 năm liền đi học có bao giờ quay cop không? Đi học mà gian lận thế thì đi học để làm gì?” Em nhìn chị lườm một cái, chị hiểu chứ, em ghét bị so sánh như thế lắm đúng không.
Thực ra lúc ấy chị thấy nóng hết cả tai, nên từ từ lảng đi chỗ khác, rút lên lên phòng và viết cho em cái entry này. Chị không hi vọng em đọc được vì chị không hề muốn làm mất hình tượng của chị trong em chút nào cả. Nhưng nếu có đọc được thì hãy đọc đến dòng cuối cùng nhé!
Chị phải viết ra để thấy bớt hổ thẹn hơn. Chị cũng chẳng ngoan lắm đâu!
Video đang HOT
Chị cũng từng là học sinh như em nên chị rất hiểu. Có một sự thật mà các thầy cô và bố mẹ của chúng ta cần biết để không quá tự hào về con mình, đó là, đứa nào từng ngồi trên ghế nhà trường cũng đã không nhiều thì ít vài lần gian lận, quay cop trong giờ kiểm tra. Chị cũng đâu có ngoại lệ.
Tuy vậy thì chị có thể tự tin nói với em rằng: Chị chỉ bắt đầu biết đến quay cop, gian lận khi học cấp 3 thôi. Còn những năm học về trước, chị hoàn toàn “trong sáng”. Mà cũng chỉ quay bài mỗi môn sử thôi! (Phải chăng chị cũng góp phần tạo nên “thảm họa lịch sử” cho nước nhà?)
Em cũng biết đấy, chị học ở một lớp chọn Toán nên những môn học thuộc lòng chẳng khác nào tra tấn. (Hình như chị đang tự ngụy biện cho sự lười học của mình thì phải!) Làm sao mà nhét vào đầu cho nổi những dòng chữ loằng nhoằng, những mốc thời gian cực kì khó nhớ và dễ nhầm lẫn ấy.
Con người thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hoàn cảnh sống. Vậy nên sống trong một môi trường mà toàn những con người của số học, định luật, tính toán, phương trình, hàm số nên môn Lịch sử trở nên chẳng ăn nhập gì với “nhịp sống số” của tập thể lớp cả. Môn sử bị tẩy chay là điều tất yếu phải xảy ra. Chị cổ vũ cho phong trào này mạnh mẽ nhất là khi bắt đầu bước vào lớp 12. Chắc em cũng hiểu lý do tại sao.
Giờ học bình thường của môn sử thì cực kì nhàm chán, cả lớp chẳng có mấy đứa giơ tay phát biểu xây dựng bài gì cả. Bởi một lẽ có hứng thú đâu mà xây dựng được chứ. Nó khác xa so với những tiết toán, lý hay hóa.
Nhiều thầy cô cũng hiểu và thông cảm được cho điều ấy nhưng cũng không hài lòng chút nào trước thái độ của lớp chị với môn Sử. Nhưng biết làm sao được. (Chị lại đổ thừa cho hoàn cảnh rồi!)
Nhưng những tiết có bài kiểm tra thì không khí lại trang nghiêm lạ thường. Có gì đâu, yên tĩnh, bí mật mà “hoạt động” chứ. Bàn chị à, anh con trai mà chị kể ngồi trong cùng ấy, khi nào hội tụ cả “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là ngay lập tức chớp thời cơ – giở sách!
Còn nhớ có một lần kiểm tra vào mùa đông, mọi người ăn mặc khá lù xù, tay áo chị thì rộng nên ngăn cản chị ngồi kế bên “liếc và chép” nên chị ấy huých tay chị một cái rồi lầm bầm: “Bà xắn cái ống tay lên, tôi nhìn khó quá, nhầm dòng trên dòng dưới tùm lum hết cả rồi!” Chị phải cố nhịn để không bật cười, vội vàng vén ống tay lên gọn gàng.
Tiện đây kể luôn cho em cái số “lận đận” của anh con trai duy nhất của bàn chị. Luôn là người có công đầu trong việc giúp nhau “thoát nạn” nhưng luôn là người có kết quả không có hậu nhất! Lần nào trả bài, anh ấy cũng bị điểm kém nhất bàn em trai ạ. Thế có khổ không? Có lần 3 đứa chị được 8 điểm, anh ấy mặt ngắn tũn vì con 6 chình ình trước mặt. Bọn chị “cười gượng” an ủi!
Anh ấy kêu đời bất công! Tính xù, từ nay không “tốt” với bọn chị nữa. Hậu quả chắc chắn là tang thương hơn rồi! (Nói thế cũng là nhắc nhở em đừng có dại mà động đến tụi con gái nhá!)
Nói ra để em biết, chị khônghoàn hảo, toàn diện như trong suy nghĩ của em. Nhưng chị cũng không khuyến khích em quay cop và coi đó là chuyện thường đâu nhé.
Gian lận trong thi cử là không tốt, hãy học thật. Hãy nhìn chị thì em sẽ thấy hậu quả của việc lười học môn sử, nhầm lẫn triều đại lung tung hết cả. Em hỏi chị mấy câu lịch sử chị đều lảng là vì thế.
Chịu khó học đi. Học không bao giờ là thừa cả. Bản kiểm này là đáng lắm. Hãy lấy đó làm bài học mà cố gắng, lấy lại niềm tin của mẹ nhanh chóng nhé em trai!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nặng nhẹ chữ trinh
Tôi kết hôn được tám năm, có hai con gái lanh lợi nhưng không hề có một mái ấm hạnh phúc. Quan hệ của vợ chồng hiện rất căng thẳng. Chúng tôi cãi nhau hằng ngày, bất đồng về mọi thứ. Khoảng cách giữa chúng tôi cứ ngày càng xa.
Nói ra thật xấu hổ, nhưng nguyên do khiến chồng tôi sinh sự hằng ngày chỉ vì một chữ... trinh. Trước khi đến với nhau, chồng tôi chỉ là kẻ thứ ba lặng lẽ theo tôi. Tôi và bạn thân của chồng mới là một cặp tình nhân hạnh phúc. Nhưng, người ấy đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông. Trong lúc tôi đau khổ nhất, chồng tôi bây giờ đã đến với tôi, an ủi, động viên. Thái độ chân thành của anh đã làm tôi xúc động và nhận lời yêu của anh. Khi đó, tôi tin mình đã tìm thấy hạnh phúc và không muốn giấu giếm anh điều gì, ngay cả việc tôi đã trao thân cho người bạn trai trước. Chồng tôi nghe xong chuyện, chỉ cười và nói anh yêu tôi vì ngày hôm nay chứ không phải vì hôm qua.
Sau khi cưới, những ngày mật ngọt qua mau, chồng tôi dần bộc lộ bản chất thật. Anh không còn quan tâm đến tôi như xưa mà bắt tôi phục vụ, chăm sóc như một nhiệm vụ tất nhiên tôi phải làm. Quay cuồng với công việc nhưng tôi không thấy buồn vì nghĩ ai làm vợ cũng thế. Cho đến một hôm, anh nhậu say về, cứ nhìn tôi lầm bầm. Biết chồng không còn tỉnh táo, tôi chẳng mấy bận tâm. Không ngờ thái độ đó lại làm anh điên tiết. Chồng tôi gầm lên và đập phá đồ đạc, nhìn tôi với cặp mắt vằn những tia máu. Lần đầu tiên rơi vào tình trạng đó nên tôi sợ rúm người, chỉ biết khóc. La hét đến mệt mỏi, chồng tôi ngồi bệt cạnh chân giường và ngủ. Tôi lấy gối, kéo anh nằm lại ngay ngắn và cũng ngủ thiếp bên cạnh hồi nào không hay. Nửa đêm, tôi giật bắn mình khi nghe chồng nghiến răng kèn kẹt và mớ: "Cô không còn trinh. Cô là đàn bà hư hỏng!". Tôi điếng người vì hiểu đó chính là nguyên do khiến anh đối xử tệ với tôi sau ngày cưới.
Sáng hôm sau, tôi ôm đồ về nhà mẹ, chồng tôi níu lại hỏi lý do. Tôi kể chuyện tối qua, anh phân bua đó là lời của rượu, không phải của anh và xin tôi tha thứ. Vừa năn nỉ anh vừa quỳ xuống trước mặt tôi. Nhìn cảnh đó, tôi mềm lòng tha thứ cho anh.
Nhưng rồi chuyện vẫn tiếp tục tái diễn. Nhiều lúc tôi chỉ muốn trốn chạy khỏi chồng nhưng nhìn lại cái thai trong bụng ngày càng lớn nên ngậm đắng nuốt cay cho qua chuyện. Khi đứa con đầu chào đời, anh có giảm bớt việc nhậu nhẹt và chửi vợ, dù thỉnh thoảng vẫn kiếm chuyện, khi đọc một bài báo hay xem một phim về người vợ không đoan chính.
Khi đứa thứ hai chào đời, anh chẳng còn xiên xéo hay mượn rượu để chửi vợ nữa mà khi anh buồn, anh mệt, anh thất bại là lại có lý do để trút giận lên đầu vợ.
Sống trong tình trạng đó, hai chữ ly dị cứ thôi thúc tôi hằng ngày. Tôi lần lữa mãi chỉ vì hai con. Anh là người chồng tồi nhưng lại là người cha tốt và hai con tôi cũng rất yêu cha chúng. Có lần, tôi nói thẳng muốn chia tay, đường ai nấy đi thì chồng tôi không đồng ý, lấy con làm điều kiện ràng buộc tôi. Nhìn lại, hiện tôi chỉ là kẻ ăn bám chồng, không nghề nghiệp nên tôi đành im lặng và sống tiếp cuộc hôn nhân bất hạnh.
Chữ trinh tưởng nhẹ nhàng mà tác hại thật ghê gớm. Đã chừng ấy năm qua đi mà chồng tôi không thể tha thứ được cho tôi, khiến cái gia đình nhỏ bé của tôi không thể bình an được.
Theo Bưu Điện Việt Nam
10 câu hỏi phái mày râu luôn trả lời giống nhau Bạn sẽ bất ngờ vì hiểu thêm về chàng qua cách trả lời của anh ấy với bạn. 1. Em không thích "yêu kiểu Pháp". Sự thật điều đó với anh là quan trọng? - Đối tác: Quan trọng nhất không phải yêu kiểu gì, lúc nào anh cũng đam mê yêu với em theo kiểu kinh điển. Chuyên gia: Không thể bắt...