Chỉ cặp bồ cho vui?
Nếu thích ai thì chỉ cần cặp bồ cho vui, không thích thì chia tay cho nhẹ nhàng. Chị nghĩ cách sống vậy có ổn không?
ảnh minh họa
Em 40 tuổi, một lần đổ vỡ hôn nhân, đang sống cùng ba con. Chồng cũ của em vô trách nhiệm với gia đình, lại cờ bạc gây nợ nần, không thể khuyên nhủ được. Gần một năm nay, có một người trước vốn quen với gia đình em, tỏ ra rất quan tâm đến em, luôn thăm hỏi, động viên, chia sẻ với em mọi buồn vui, dù ở cách xa em hơn trăm cây số.
Em cố giữ để hai người không gặp nhau vì sợ mình sẽ ngã lòng. Thế nhưng, tuy chỉ trò chuyện hàng ngày qua điện thoại, chúng em đã thấy yêu nhau rất nhiều. Anh tuy nghèo nhưng có được điều mà người chồng trước đây của em không có: biết quan tâm chăm sóc và chia sẻ với em. Anh đề nghị, nếu em bằng lòng, anh sẽ tổ chức cưới xin đàng hoàng và hứa sẽ xem con em như con đẻ của anh. Điều em lo lắng là anh nhỏ hơn em đến chín tuổi, lại chưa lập gia đình lần nào. Anh rất cương quyết đòi tiến tới trong khi em cứ sợ chênh lệch. Bạn bè em khuyên không nên đi bước nữa vì lòng người chẳng biết thế nào, không khéo lại khổ thêm; nếu thích ai thì chỉ cần cặp bồ cho vui, không thích thì chia tay cho nhẹ nhàng. Chị nghĩ cách sống vậy có ổn không? Em cũng yêu anh ấy nhưng lòng sao rối quá…
Dung (Q.8)
Video đang HOT
Tôi xin được nói ngay, lời khuyên của bạn bè em là… không nên nghe theo! Không thể chọn cho mình cách sống tạm bợ, dễ dãi đó được. Giờ còn lại chút ít xuân sắc, em còn có thể “cặp bồ” được, nhưng sau này thì sao? Em cũng đừng tưởng “cặp bồ” mà nhẹ nhàng, cứ dây dưa tình cảm đi rồi sẽ thấy, không hề thiếu rắc rối, hệ lụy sẽ phát sinh. Mặt khác, em nào có sống một mình, cho riêng mình mà còn phải làm gương cho các con. Một bà mẹ như em, nếu chọn lối sống buông thả như thế, làm sao có được sự tôn trọng, yêu kính của các con; làm sao dạy con sống cho tử tế được? Thêm một lý do nữa: điều em cần là một mái ấm, một điểm tựa, một người đáng tin cậy để yêu thương và cùng chia sẻ phần đời còn lại chứ không phải là một người đàn ông dành cho những cuộc vui qua ngày.
Về phần người bạn trai em đang quan tâm, nếu thật sự yêu thương nhau, em không cần phải e ngại chuyện tuổi tác. Đã có bao cặp vợ chồng chênh tuổi nhau còn nhiều hơn hai em nhưng vẫn tìm thấy hạnh phúc. Vấn đề ở đây là tình yêu. Đã yêu nhau rồi thì “bao nhiêu chỗ lệch cũng kê cho bằng” được mà. Tuy nhiên, cũng do sự chênh lệch đó, tôi khuyên em phải hết sức thận trọng, tỉnh táo, thậm chí là cảnh giác với thái độ yêu thương tha thiết anh ta đang thể hiện.
Làm sao có thể yêu thương và khao khát thành vợ chồng đến như vậy khi trước đây hai người chỉ biết nhau qua loa, giờ thì chỉ yêu qua… điện thoại? Em cần xác định rõ, anh ta yêu thật hay chỉ giả vờ yêu nhằm một mục đích nào khác? Không biết nhau nhiều lắm, anh ta dựa vào đâu để cương quyết muốn cưới em ngay – một phụ nữ hơn anh ta gần chục tuổi, lại đang nặng gánh ba con? Anh ta cần ở em điều gì? Một người vợ thật sự hay chỉ là cần cái cơ ngơi sẵn có ở thành phố của em để làm bàn đạp?
Em nói anh ta nghèo nhưng là nghèo thế nào? Chuyện giàu nghèo không quan trọng, nhưng phải xét xem vì sao đã hơn 30 tuổi rồi mà anh ta vẫn cứ nghèo? Anh ta học hành đến đâu, nghề nghiệp ra sao? Nếu đó chỉ là một anh chàng thiếu chữ, không nghề, làm thuê làm mướn qua ngày thì e rằng ốc không mang nổi mình ốc, anh ta sẽ trở thành gánh nặng cho em. Anh ta có thể nghèo nhưng phải là người có nghề nghiệp, có chí tiến thủ, có cách sống tử tế mới mong có ngày thay đổi được cuộc sống, để em còn được dựa cậy sau này.
Em đừng sợ việc gặp gỡ anh ta sẽ khiến mình dễ ngã lòng; phải gặp trực tiếp mới thật sự biết nhau là người thế nào để có cơ sở mà biết nên tiến hay lùi. Không chỉ gặp gỡ, em còn cần phải tìm về tận nơi anh ta đang sống để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ hiện tại của anh ta… Mặt khác, em cần có thêm thời gian để biết rõ tính cách, lối sống, để thử thách thêm cho đến khi hiểu thật rõ anh ta là người thế nào rồi hãy quyết định. Cứ mù mờ như hiện nay, chỉ tán tỉnh, quan tâm nhau qua điện thoại thì rất khó biết đâu là thật, đâu là giả. Em đừng vội vàng, không khéo lại thêm một lần khổ.
Theo PNO
Vợ hậu đậu
Anh không muốn về tổ ấm, để rồi ngộp thở và bức bối bởi sự lười biếng và chậm chạp của vợ. Hồi mới cưới, có hôm anh viện lý do này nọ để trốn bữa tối ở nhà. Anh mặc kệ chị, để chị tự xoay xở.
Anh cưới chị mười năm nay, ý định ly hôn đã thoáng qua đôi ba lần. Anh đến với chị không phải vì tình yêu, chỉ đơn giản là "nhắm mắt đưa chân" cho yên bề gia thất, cộng thêm việc bố mẹ hối thúc, rồi khen chị ngoan hiền, tốt tính. Mười năm qua, anh chưa từng phủ nhận điều tốt đó của chị. Anh thấy chị biết nhẫn nhịn, tốt bụng và hiền như hoa cỏ đồng nội, nhưng có một điều khiến anh luôn áp lực và căng thẳng: vợ anh rất hậu đậu.
Nhiều khi, anh chỉ ước chẳng bao giờ có cái gọi là "tan sở". Anh không muốn về tổ ấm, để rồi ngộp thở và bức bối bởi sự lười biếng và chậm chạp của vợ. Hồi mới cưới, có hôm anh viện lý do này nọ để trốn bữa tối ở nhà. Anh mặc kệ chị, để chị tự xoay xở. Nhưng từ ngày có hai nhóc, anh đành phải về nhà đúng giờ giấc để đón con bên bà ngoại, chăm lo bữa tối cho chúng. Chị thường về muộn hơn anh, hôm nào cũng tối mịt mới tới nhà. May mắn, có hôm chị tan sở sớm. Anh về đã thấy vợ lui cui trong bếp. Anh mừng thầm, nhưng ngay tắp lự là sự thất vọng tràn trề. Chị nhặt mớ rau muống một cách tỉ mẩn, nhẹ nhàng, chậm rãi như sợ rau... đau, rau xót. Anh dặn, khi vội muốn luộc rau phải đặt sẵn nồi nước lên bếp, rồi hẵng nhặt rau. Rửa rau xong nước sôi lên là vừa.
Ảnh minh họa
Mấy hôm sau anh vừa về tới nhà, dựng được cái xe, đã nghe chị gắt gỏng: "Tất cả là tại anh đấy. Em làm theo ý anh, mà cạn hết ba nồi nước rồi". Anh ngã ngửa, không ngờ vợ lại chậm chạp và chậm hiểu đến vậy.
Cuối cùng mọi việc lại đâu vào đấy. Bữa trưa, anh chị đều ăn ở cơ quan, hai con ăn cơm ở trường, bữa tối anh phải lo. Chuyện tắm rửa của hai nhóc, chuyện dọn dẹp nhà cửa, chuyện giặt giũ... phải đến tay anh mới nhanh gọn, ngăn nắp.
Đi chợ, chị mua hàng tá thức ăn về, rau cũng phải năm bảy bó mới đành. Dẫu chỉ là mấy bó rau thôi, nhưng mỗi lần mang rác đi đổ, anh tiếc đứt ruột và thấy buồn.
Chị tính toán chi tiêu cũng chẳng chu toàn, gọn ghẽ, khiến lúc nào anh cũng phải cáu bẳn. Lương anh, anh giao chị giữ, nhưng đôi lúc chục triệu cứ không cánh mà bay, làm anh phát hoảng. Ấy vậy nhưng chị hay đôi co bốn nghìn, năm nghìn với bà đồng nát chỉ vì thùng chai lọ bỏ đi.
Nếp nhà có vững bền, yên ấm là từ bàn tay người vợ mà nên. Thấy vợ hậu đậu, thoáng nghĩ đến vợ của đồng nghiệp, bạn bè, anh lại chạnh lòng.
Theo VNE
Cười ngặt với những ông chồng thích "chọc" vợ Biết vợ có tật ngủ say là ngáy, anh Trung (Phú Nhuận - TP.HCM) thường lấy đó làm thú vui và rất hay tranh thủ trêu chọc vợ. Chiêu trò anh thường xuyên áp dụng nhất là bịt mũi khiến vợ bật dậy vì không thở được sau đó giả vờ ngủ tít như không biết chuyện gì xảy ra. Sáng hôm sau,...