Chỉ cần “tất tay” trừng phạt S-400, Mỹ sẽ “chết lặng” trước sự đáp trả thích đáng của Thổ Nhĩ Kỳ?
Ngay khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt liên quan đến S-400, sự hiện diện của nước này ở các căn cứ quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ bị đe dọa.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể yêu cầu Mỹ rời khỏi căn cứ Incirlik.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố, Ankara có thể yêu cầu Mỹ rời khỏi căn cứ không quân Incirlik nếu Washington tiến hành các lệnh trừng phạt liên quan đến thương vụ S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Chúng tôi sẽ cân nhắc tình huống xấu nhất và đưa ra quyết định. Nếu Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, thì vấn đề liên quan đến các căn cứ Incirlik và Kurecik có thể nằm trong tính toán của chúng tôi”, Sputnik dẫn lời ông Cavusoglu.
Video đang HOT
Radar cảnh báo sớm thuộc mạng lưới phòng thủ tên lửa NATO ở châu Âu được triển khai tại khu vực Kurecik thuộc tỉnh Malatya ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, đi vào hoạt động vào đầu năm 2012. Radar này được cung cấp cho quân đội Mỹ.
Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu nói thêm rằng, Ankara sẽ không ủng hộ kế hoạch của NATO trong việc bảo vệ các quốc gia Baltic cho đến khi liên minh chịu áp dụng kế hoạch bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi mối đe dọa “khủng bố”.
Hồi đầu tháng 11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Ankara có thể mua hệ thống phòng không Patriot của Mỹ, nhưng coi các yêu cầu của Mỹ trong việc loại bỏ các hệ thống phòng không S-400 của Nga là điều không thể.
Việc chuyển giao hệ thống phòng không S-400 mới nhất do Nga sản xuất đã gây ra sự rạn nứt đáng kể trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ kể từ tháng 7 vừa qua. Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, S-400 sẽ chính thức hoạt động toàn bộ vào tháng 4/2020.
Theo nguoiduatin.vn
Thổ Nhĩ Kỳ tố Pháp tài trợ cho khủng bố Syria
Thổ Nhĩ Kỳ lên án Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vì đón tiếp một quan chức thuộc nhóm dân quân người Kurd, vốn bị Ankara liệt vào danh sách khủng bố.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. Ảnh: ANA
"Ông ấy là nhà tài trợ cho khủng bố và tiếp đón thành phần này tại Điện Elysee. Nếu ông ấy tuyên bố đồng minh của mình là tổ chức khủng bố thì thực sự chả còn gì để nói", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 28-11 tuyên bố, nhắc đến việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón tiếp một quan chức người Kurd Syria ở Paris hồi tháng 10, theo Reuters.
Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu coi dân quân người Kurd, nòng cốt của nhóm Các Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), là khủng bố có liên hệ với Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Tuy nhiên, Pháp - một quốc gia trong liên minh chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo ở Syria, đã hợp tác với người Kurd trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Paris gần đây tỏ ra muốn có vai trò quan trọng hơn ở Syria nếu Mỹ rời đi.
Hồi tháng 10, Tổng thống Pháp đã tiếp đón người phát ngôn SDF Jihane Ahmed trong Điện Elysee. Ankara khi đó đã thể hiện sự phản đối kịch liệt.
Bình luận của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra một tuần trước khi Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến tham gia Hội nghị Thượng định NATO, và vấn đề bạo lực đang diễn ra tại Syria chắc chắn sẽ là chủ đề được đặt lên hàng đầu.
Tháng trước, Pháp kịch liệt phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ khởi động chiến dịch tấn công người Kurd mang tên "Mùa xuân Hoà bình" trên đất Syria.
Thiện Nhân
Theo cand.com.vn
Nga - Thổ Nhĩ Kỳ bàn số phận người Kurd Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ bàn việc loại lực lượng dân quân người Kurd khỏi 2 thị trấn biên giới Manbij và Kobani của Syria trong cuộc gặp ở Sochi, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm qua thông báo. Thổ Nhĩ Kỳ tạm dừng chiến dịch tấn công vào đông bắc Syria sau khi Tổng thống Tayyip Erdogan...