Chỉ cần dựa vào dấu hiệu “siêu nhỏ” này trong khi ăn, bạn sẽ biết mình có đang mắc bệnh ung thư ác tính hay không
Dấu hiệu ung thư đôi khi đến từ những tín hiệu rất nhỏ, ai cũng nghĩ nó chỉ là bệnh vặt.
Ung thư là tình trạng tăng trưởng không kiểm soát các tế bào bất thường. Có tới hơn 200 loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư máu, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày… Trong số đó, bệnh ung thư thực quản là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, đứng thứ 9 trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới. Tại Việt Nam, theo một thống kê tại Hà Nội, bệnh ung thư thực quản ở nam là 8,7/100.000 dân, ở nữ là 1,7/100.000 dân.
Bệnh ung thư thực quản là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, đứng thứ 9 trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới.
Tỉ lệ người bệnh tử vong vì ung thư thực quản rất cao bởi các dấu hiệu bệnh thường khó phát hiện, hầu hết các ca bệnh đều được tìm thấy ở giai đoạn ung thư giữa và cuối.
Theo Sohu, bệnh ung thư thực quản có một dấu hiệu “siêu nhỏ”, thường bị bỏ qua đó là triệu chứng khó nuốt.
Khó nuốt – triệu chứng sớm của bệnh ung thư thực quản
Một số người luôn cảm thấy khó khăn khi ăn và nuốt. Ngay cả khi họ nuốt chậm, thức ăn vẫn cứ nằm im trong thực quản. Khó nuốt là một thuật ngữ y khoa chỉ sự khó khăn khi thực hiện hành động nuốt. Đây là triệu chứng gây ra do bệnh lý ở vùng thực quản, hầu họng hoặc do sự chèn ép vào thực quản, đặc biệt là bệnh ung thư thực quản.
Khó nuốt là một thuật ngữ y khoa chỉ sự khó khăn khi thực hiện hành động nuốt.
Bệnh nhân mắc ung thư thực quản thường cảm thấy đau dữ dội mỗi khi nuốt đồ ăn cứng hoặc nóng, họ sẽ thấy bớt đau hơn khi ăn những thực phẩm nhỏ. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, thì việc nuốt đồ ăn rắn lẫn lỏng đều sẽ gây nôn khiến bệnh nhân không ăn uống được gì.
Ngoài ra, một số dấu hiệu sau đây cũng đang “tố cáo” bệnh ung thư thực quản:
- Bỗng dưng gầy, sút cân không rõ lý do
- Đau họng, đau lưng
Video đang HOT
- Nôn ra máu
- Bị rát họng hoặc ho trong thời gian dài.
Trong nhiều trường hợp, những dấu hiệu này cũng có thể do những căn bệnh khác, dù sao bạn vẫn nên đến bác sĩ kiểm tra để được thăm khám và tư vấn cụ thể nhất.
Đối tượng nào dễ mắc ung thư thực quản nhất?
Hiện nay, vẫn chưa rõ chính xác những yếu tố gây ra bệnh ung thư thực quản. Tuy nhiên, nếu bạn có một số đặc điểm dưới đây thì bạn nên cẩn trọng với căn bệnh này:
- Độ tuổi: Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư thực quản đều lớn tuổi, đặc biệt là trên 60 tuổi.
- Giới tính: Dễ gặp ở đàn ông hơn phụ nữ.
- Di truyền: Ung thư thực quản cũng có tính di truyền nhất định, trong đó tỉ lệ mắc bệnh từ người bố là cao nhất.
- Người có một số thói quen sau: Hút thuốc lá, nghiện rượu bia, thích ăn nóng, ăn đồ chua và mặn…
Người nghiện thuốc lá, uống rượu có tỉ lệ mắc ung thư thực quản cao.
- Tiền sử bệnh tật: Các bệnh nhân bị các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư thứ hai ở vùng này trong đó có ung thư thực quản. Ngoài ra, bệnh nhân bị loét thực quản kéo dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị căn bệnh này.
Cách phòng tránh ung thư thực quản
- Cân bằng chế độ ăn uống: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn chiên nóng, nhiều dầu mỡ… để phòng tránh bệnh ung thư thực quản. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn lạc, đậu nành đã bị mốc. Cần dứt khoát bỏ thuốc lá, rượu bia.
Để phòng tránh bệnh ung thư thực quản cần có một chế độ ăn uống khoa học.
- Tập thể dục: Hãy kiên trì tập luyện 1 tiếng/ngày để tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
- Duy trì trọng lượng hợp lý và có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Cuối cùng, việc tầm soát ung thư là yếu tố quan trọng nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh ung thư thực quản. Đặc biệt, những bệnh nhân có tiền sử viêm thực quản kéo dài, người mắc ung thư vùng cổ cần đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và phát hiện bệnh kịp thời.
Theo Sohu/Helino
4 triệu chứng bất thường khi ăn cảnh báo ung thư đang đến gần
Cơ hội chữa khỏi ung thư sẽ tăng lên nhiều lần nếu bệnh được phát hiện sớm. Bạn cần chú ý tới các dấu hiệu bất thường trong cơ thể thậm chí khi ăn uống để nhận biết những căn bệnh ung thư khó lường.
1. Chán ăn
Triệu chứng đầu tiên bạn nên chú ý là có cảm giác chán ăn rõ ràng và có thể đi kèm với mệt mỏi. Lúc này, bạn cần cảnh giác rằng có thể mình đã bị ung thư. Nhiều bệnh ung thư nguy hiểm có thể gây ra cảm giác muốn bỏ ăn, phổ biến nhất là ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư tuyến tụy.
2. Nôn mửa khi ăn
Dấu hiệu bất thường khi ăn uống cần chú ý là nôn mửa dữ dội, đặc biệt là đối với những người trên 45 tuổi, nếu thường xuyên muốn nôn sau ăn phải cẩn thận với bệnh ung thư dạ dày.
Khi ung thư dạ dày xảy ra, rất dễ gây tắc nghẽn môn vị, gây cảm giác buồn nôn. Trong giai đoạn đầu, nôn mửa thường xảy ra liên tục, xuất hiện 1h sau ăn. Đau bụng cũng là một triệu chứng không thường xuyên và liên quan nhiều đến các bệnh về dạ dày hay ung thư tụy.
3. Khó nuốt
Thứ ba, khi ăn gặp khó khăn khi nhai nuốt, thậm chí có cảm giác bị kẹt sau xương ức, đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt của ung thư thực quản.
4. Chướng bụng đầy hơi
Trong khi ăn thấy đau bụng và đầy hơi rõ rệt, bạn cần phải hết sức cảnh giác với các bệnh về tiêu hóa, như ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy cũng có thể gây khó chịu tương tự.
Để xác định loại ung thư nào, không thể tự phán đoán mà chúng ta cần đến bệnh viện kiểm tra. Ung thư để phát triển và lây lan cần có thời gian, vì vậy chỉ cần chú ý đến những bất thường của cơ thể có thể kịp thời ngăn chặn bệnh. Dưới đây là cách phát hiện và phòng ngừa ung thư dễ nhất:
- Đối với thực quản và dạ dày, cách tốt nhất để kiểm tra là nội soi dạ dày. Thông thường, những người không thích ăn sáng, đặc biệt là những người thích ăn đồ chua, thích ăn đồ nóng, phải thường xuyên kiểm tra nội soi dạ dày để đề phòng ung thư thực quản, ung thư dạ dày.
- Đối với tuyến tụy, cách tốt nhất để kiểm tra là CT, đôi khi với sự trợ giúp của siêu âm dạ dày. Đối với chứng nghiện rượu lâu dài, có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tụy và những người bị viêm tụy mãn tính nên chú ý kiểm tra.
- Đối với gan, cách tốt nhất để kiểm tra là CT và alpha-fetoprotein. Đối với chứng nghiện rượu lâu dài, có tiền sử viêm gan B, và đặc biệt là ăn nhiều dầu mỡ, hay thức khuya nên kiểm tra gan định kỳ.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Thấy 3 điểm lạ xuất hiện ở vùng bụng, bạn cần đi khám sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt Ung thư thường có nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường trong cuộc sống. Do đó, bạn cần chú ý tới một số dấu hiệu lạ xuất hiện trên cơ thể để chủ động đi khám sàng lọc bệnh ngay từ sớm. Khi ung thư có nguy cơ nhen nhóm trong cơ thể, chúng ta thường phát hiện thấy...