“Chỉ cần cha mẹ còn sống, thì các con vẫn còn là những đứa trẻ khiến cha mẹ lo lắng”
Tình yêu của mẹ êm đềm như suối, còn tình yêu của cha lại thầm lặng như núi, cả đời này các con chẳng bao giờ báo đáp hết công ơn của cha mẹ.
Chỉ cần cha mẹ còn sống, thì các con vẫn còn là những đứa trẻ, vẫn còn khiến cha mẹ phải lo lắng
Buổi sáng hôm đó, sau khi đi ra ngoài về, từ ngăn kéo lấy ra chiếc điện thoại, có tới 5 cuộc gọi nhỡ, hơn nữa lại cùng là một số điện thoại lạ gọi đến. Anh băn khoăn:
“Ai vậy nhỉ? Phải chăng là có việc gì gấp chăng?”
Trong lúc đang suy nghĩ thì tiếng điện thoại lại rung lên, anh vội nghe điện thoại: “A lô, xin hỏi ai vậy?”
Nhưng ở phía đầu dây bên kia không có ai trả lời, anh lớn tiếng: “A lô! A lô!”, phía bên kia lại đột ngột cúp điện thoại xuống.
Trong lòng anh thầm nghĩ chắc là ai đó nhầm số, nghe thấy giọng anh lạ nên không nói gì, vì thế anh cũng không để tâm đến chiếc điện thoại nữa.
Nhưng anh vừa đặt chiếc điện thoại xuống, số điện thoại kia lại gọi đến, anh thực sự tò mò:
“Xin chào! Ai đang đầu dây bên kia vậy?”, đáp lại câu hỏi của anh chỉ là tiếng “tút tút” đã giật máy của đối phương. Lần này thì anh thực sự tức giận, anh gọi lại vào số đó định mắng cho một trận, nhưng lại chẳng có ai bắt máy.
Tầm 10 phút sau lại là số điện thoại đó gọi tới, lần này anh không chào hỏi gì nữa, liền mắng 1 tràng dài trên điện thoại:
“Anh không có việc gì làm nên gọi trêu người khác đấy hả? Hay là điện thoại thừa tiền quá nên muốn gọi cho bớt tiền. Tôi nói cho mà biết nếu anh còn gọi quấy nhiễu tôi nữa thì đừng trách!”.
Trong lúc định cứ thế ngắt máy thì một giọng nói từ bên kia lên tiếng:
“Con trai đúng không? Là cha đây”. Thì ra là cha anh gọi đến.
Video đang HOT
“Con trai, con làm sao vậy? Tâm trạng không tốt sao? Lại gặp việc gì không thuận lợi à?”, cha hỏi hàng loạt các câu hỏi khiến anh không kịp trả lời.
“Cha, con xin lỗi. Số điện thoại lạ nên con tưởng có ai đó rảnh nên gọi điện trêu nên mới tức giận như vậy”.
“Vậy mà cha còn tưởng công việc của con áp lực, gặp khó khăn nên…”
“Không có, mọi thứ đều rất tốt. Cha dùng điện thoại của ai vậy?”
“Là cha tự mua đó”.
“Cha tự mua điện thoại?”
Bỗng chốc anh nhớ lại chuyện của nhiều năm trước.
Lần đó cha anh từ quê ra thăm anh, sau khi tiễn cha lên tàu, em trai anh đã gọi điện nói số toa tàu cha ngồi, bảo anh phải nhớ đi đón cha. Theo đúng giờ, đúng số toa anh chạy ra ga đón cha, nhưng toa tàu đó từ lúc anh đứng đợi chẳng thấy bóng dáng cha đâu, trong khi đó mọi người trên xe đã xuống hết. Anh vội vàng trong biển người đi tìm cha.
Lúc đó anh vừa hốt hoảng vừa trách thầm em trai tại sao không mua cho cha chiếc điện thoại, để bây giờ thì anh chẳng cách nào liên lạc với cha. Trong lúc anh chuẩn bị đi báo cảnh sát thì nhận được cuộc gọi từ số lạ nói: “Anh Lý à? Cha anh nói anh đến đón ông ấy”.
Sau đó anh hỏi rõ địa điểm, rồi lập tức đi đón cha. Thì ra sau khi cha anh lên tàu không lâu, ở nhà vệ sinh ông nhìn thấy một người đàn ông trung niên bế đứa nhỏ đứng ở giữa đoạn 2 toa tàu nối nhau vì không đủ tiền mua vé. Thấy vậy ông liền nhường ghế, ra đó đứng. Cho đến lúc xuống tàu thì ông lại xuống ở toa sau nên anh không tìm thấy cha đâu.
Ngày hôm sau anh đưa cha đến cửa hàng điện thoại để mua cho cha chiếc điện thoại cho tiện liên lạc nhưng cha anh nhất định không chịu nhận vì cả đời ông luôn tiết kiệm, không bao giờ tiêu tiền bừa bãi, ông càng không muốn anh phải tốn kém, vì thế anh cũng không miễn cưỡng cha nữa. Vì thế hôm nay nghe thấy cha tự mua điện thoại khiến anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên.
“Tại sao khi con nhấc máy hay gọi cho cha thì cha đều không nói gì vậy?”
“Cha vừa mới mua điện thoại được 10 phút, nhưng vì chưa biết sử dụng nên mới vậy”.
“Vừa nãy con đi ra ngoài có việc không cầm theo điện thoại, cha gọi con có việc gì gấp không?”
“Cha vừa nghe đài báo, ngày mai thời tiết sẽ giảm xuống còn 8-12 độ, con đi làm nhớ phải giữ ấm vào đấy nhé. Từ nhỏ con đã bị viêm phế quản, chỉ cần lạnh 1 chút là ho lấy ho để, vì thế cha sợ con bị cảm lạnh nên…”
Trong kí ức của anh, cha luôn là một người cha bảo thủ và khó tính, ông nhất định phải làm theo ý mình, và luôn luôn nghiêm khắc với con cái. Những lời nói cha dành cho anh em anh chỉ toàn những lời dạy bảo lạnh lùng, những yêu cầu nghiêm ngặt khiến anh và em trai nghẹt thở.
Thế nên từ ngày đi học xa nhà, anh mỗi lần về nhà đều rất ít, khi về anh cũng không nói chuyện với cha nhiều, vì trong anh vẫn còn những in hằn những vết lằn roi cha để lại.
Vậy mà giờ đây một người cha lạnh lùng bỗng trở nên nhiều lời vì sợ anh bị cảm lạnh, sợ anh ho cha liền chạy đi mua điện thoại chỉ để báo tin đó cho anh biết. Anh nghẹn ngào trong giây lát nói không nên lời, lúc đó anh chỉ ước mình có thể ngay lập tức bay về bên cạnh cha, ôm cha và nói:
“Cha, con xin lỗi!”.
Nhưng lúc đó trong điện thoại anh chỉ nói lí nhí được một câu:
“Cha, cha và mẹ ở nhà giữ gìn sức khỏe , con lớn rồi có thể tự chăm sóc bản thân”.
“Chỉ cần cha mẹ còn sống, thì các con vẫn còn là những đứa trẻ, vẫn còn khiến cha mẹ phải lo lắng”.
Anh rưng rưng nước mắt, và cuối cùng cũng đã hiểu: “Tình yêu của mẹ êm đềm như suối, còn tình yêu của cha lại thầm lặng như núi, cả đời này các con chẳng bao giờ báo đáp hết công ơn của cha mẹ”.
Anh vội vàng chào cha rồi tắt máy, những hình ảnh về cha lại gợi lên trong suy nghĩ của anh.
Theo blogtamsu
Lương 7 triệu, tôi vẫn biếu cha mẹ 3 triệu mỗi tháng
Các chị em phụ nữ, là hay bị lang mang, bị hấp dẫn bởi những thứ trước mắt, và thường quên đi mục tiêu chính của mình, đặc biệt là thấy mấy hàng sale. Vậy nên muốn tiết kiệm được bạn đừng để những thứ đó chi phối.
Tôi 25 tuổi. Mỗi tháng, dù thu nhập trung bình chỉ khoảng 7 triệu nhưng tôi vẫn gửi về biếu bố mẹ 3 triệu/tháng.
Hiện tôi đang sống và làm việc ở Hà Nội, nơi nổi tiếng là chi phí đắt đỏ. Tôi chọn thuê nhà ở những khu xa trung tâm để giảm gánh nặng tiền phòng, tuy nhiên, vẫn gần với công ty để tiện đi làm.
Tôi sống một mình, tiền điện nước, nhà trọ hết 900.000 đồng/tháng, tiền ăn một triệu đồng. Có thể mọi người sẽ băn khoăn một triệu thì tôi sẽ ăn gì? Xin chia sẻ rằng tôi ăn nhiều rau xanh, hạn chế thịt, chỉ uống nước lọc, thích uống cafe (dù không thường xuyên).
Điện thoại công ty chi trả, xăng xe hết 200.000 đồng, đồ dùng như giấy vệ sinh, kem đánh răng... tầm 200.000 đồng/tháng. Mỹ phẩm, quần áo, đám cưới, sinh nhật khoảng một triệu (không phát sinh thường xuyên).
Cà phê với bạn tầm 200.000 đồng, về quê một lần/tháng mất thêm 500.000 đồng. Thu nhập hàng tháng có thể thay đổi nhưng tăng không đáng kể, khoản tăng lên tôi tiết kiệm để đi du lịch. Với cách sống như vậy, tôi thấy hài lòng, vẫn sống vui, sống khỏe.
Tôi đi làm từ tháng 8/2011 với mức lương 1,8 triệu/tháng, sau 4 năm với cách chi tiêu hợp lý, tôi đã học xong đại học (học phí khoảng 15 triệu), mua xe máy gần 34,5 triệu, máy tính 8,5 triệu, điện thoại 5 triệu. Khoản tiền biếu bố mẹ thì tôi áp dụng đều từ tháng 6 năm nay.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, tiết kiệm được nhiều hay ít là do cách chi tiêu của mỗi người, không phụ thuộc vào thu nhập.
Bài học mà tôi rút ra từ cuộc sống của tôi chính là:
Thứ nhất, không chỉ gói ghém mà tôi còn luôn dành 10 phút mỗi ngày để kiểm tra số tiền của mình. Hành động này không chỉ giúp tôi có thể nhìn nhận lại số tiền hiện có, mà còn tạo động lực để tôi kiếm tiền nhiều hơn ngoài thu nhập. Có một ông chú đã từng nói với tôi rằng, nếu như con cảm thấy không đủ tiền để tiêu dùng thì còn phải tìm cách để kiếm ra thu nhập thêm ngoài lương.
Thứ hai, tôi đặc biệt nói không với các loại thẻ ghi nợ, bởi vì khi đã phụ thuộc vào thẻ này thì khó có thể thoát nợ vì toàn là mua trước trả sau. Thà là có bao nhiêu xài bấy nhiêu sẽ tốt hơn. Thích cái gì thì để dành tiền mua cái nấy.
Thứ ba, so sánh mức lương và điều kiện sống khi đi làm ở các công ty. Có nghĩa là, nếu như có hai công ty cùng chọn bạn, một công ty lương cao nhưng nhà xa, còn một công ty lương thấp nhưng nhà gần. Khi đó, bạn nên so sánh lại, tính lại xăng cộ. Bởi vì tùy hai mức lương khác nhau nhưng nếu bạn chọn công ty lương thấp, nhà gần. Tính đi tính lại thì cũng ra được một khoản thu nhập như vậy thì tốt nhất là bỏ cái nhà xa đi, mà còn đỡ hao sức trong thời gian di chuyển.
(Ảnh minh họa)
Thứ tư. một điều khác rất hay từ mẹ mà tôi học được, đó là luôn mua thực phẩm theo mùa, hồi nhỏ, mẹ tôi không bao giờ chiều theo ý tôi quá nhiều trong việc ăn uống, mẹ kể cho tôi mùa này sẽ có món gì ngon, kèm theo đó, là giáo viên sinh học, bà cũng kể cho tôi nghe thêm nhiều chuyện về tại sao mùa đó trái đó lại phát triển tốt. Càng lớn tôi cũng càng phát hiện ra rằng, mua thực phẩm trái mùa, và biến đổi gen, vừa có dễ dính thuốc trừ sâu, và cá nhân tôi không thích những thứ không hạt, biến đổi gen, nó trái lại với quy luật tự nhiên (nên vì thế cũng tiết kiệm được chút chi phí). Vừa mua được giá rẻ, lại tự nhiên, thì tại sao phải bỏ ra mua những thứ mắc tiền, lại không tự nhiên chỉ để thỏa mãn mong muốn của mình cơ chứ.
Thứ năm, chia sẻ thêm một điểm yếu của các chị em phụ nữ , là hay bị lang mang, bị hấp dẫn bởi những thứ trước mắt, và thường quên đi mục tiêu chính của mình, đặc biệt là thấy mấy hàng sale. Em gái tôi cũng từng bị như vậy, tôi đã bảo nó thử ghi mục tiêu tiêu dùng của tháng này, hay sắp tới của nó là gì (ví dụ như mua tủ lạnh chẳng hạn), rồi bỏ tờ giấy đó vào trong bóp, mỗi lần định mua gì phát sinh thì nhìn vào trong đó. Nếu điều đó làm tổn hại mục tiêu của mình, thì ngay lập tức sẽ thấy chùn bước. Em gái tôi thử được 1 tháng thì khen anh trai tới tấp, sau này không cần ghi cũng vẫn nhớ được mục tiêu, nên chẳng còn bị chi lố nữa.
Đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, mong rằng nó sẽ giúp ích được cho các bạn.
Theo Vnexpress
Cha mẹ cố sống chung vì con là điều vô bổ Vơ chông không con tinh cam mà vân cô sông vơi nhau vi con thưc ra đang lam môt viêc vô nghĩa, theo môt nghiên cưu mơi nhât. Ảnh minh họa Các nghiên cưu trươc đây khăng đinh cha me ly hôn anh hương lơn đên sưc khoe, tinh thân cua con cai. Tuy nhiên, môt nghiên cưu mơi khăng đinh điêu ngươc...