Chỉ cần ấn vào điểm này trên bàn chân thì kỳ “đèn đỏ” của chị em khó chịu đến mức nào cũng sẽ dịu luôn
Lương y Bùi Hồng Minh khẳng định xoa bóp đúng huyệt vị trên gan bàn chân kiểu này sẽ giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt cực hiệu quả.
Cách bấm huyệt vị ở bàn chân giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt
Vào mỗi kỳ kinh nguyệt, rất nhiều chị em phải vật lộn với cơn đau, chuột rút dày vò, thậm chí có người phải nghỉ làm, nghỉ học… lăn lóc trên giường. Chúng ta có nhiều cách khác nhau để giảm đau trong kỳ kinh nguyệt như chườm nóng, sử dụng đồ ăn thức uống làm dịu cơn đau bụng kinh… Nhưng ít ai biết, Đông y còn có tuyệt chiêu giảm đau trong kỳ kinh nguyệt cực kì tuyệt vười với cách xoa bóp, bấm huyệt.
Vào mỗi kỳ kinh nguyệt, rất nhiều chị em phải vật lộn với cơn đau, chuột rút dày vò, thậm chí có người phải nghỉ làm, nghỉ học… lăn lóc trên giường.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), chúng ta hoàn toàn có thể day bấm huyệt vị ở chân để giảm đau trong kỳ kinh nguyệt, miễn là xác định đúng huyệt vị và day bấm đúng cách. Thậm chí, cách làm này còn chữa chuột rút trong kỳ kinh nguyệt cực hiệu quả.
Cụ thể, chị em có thể làm như sau: Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay, sau đó tác động lực lên điểm dưới móng tay trên ngón trỏ (phần gần ngón cái nhất) và vị trí ngoài cùng của ngón út (như hình) giúp thư giãn tử cung và giảm đau trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Chị em muốn giảm đau trong kỳ kinh nguyệt hay chữa chứng chuột rút trong giai đoạn nhạy cảm này có thể bấm huyệt kiểu này để giảm đau, chữa chuột rút.
Video đang HOT
Vì sao day bấm huyệt ở chân lại có khả năng giảm đau trong kỳ kinh nguyệt?
Theo lương y Bùi Hồng Minh, bàn chân có những huyệt vị vô cùng quan trọng với toàn bộ cơ thể. Việc day bấm huyệt đúng cách ở khu vực này sẽ giúp phòng chống, chữa nhiều bệnh nguy hiểm chứ không chỉ riêng việc giảm đau, chuột rút trong kỳ kinh nguyệt.
Lương y Bùi Hồng Minh
Lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nói cách khác, mỗi vị trí trên cơ thể đều liên quan đến lòng bàn chân.
Lương y khẳng định: “Y học cổ truyền nhận định, bàn chân có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Ví dụ như mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai liên quan đến dạ dày, ngón chân thứ tư liên quan đến gan, ngón chân cái liên quan đến gan và tì, lòng bàn chân đặc biệt có mối liên hệ với sức khỏe của thận”.
Bàn chân có những huyệt vị vô cùng quan trọng với toàn bộ cơ thể.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong y học cổ truyền, chứng đau bụng kinh được xếp vào chứng thống kinh. Chứng này gây ra sự đau đớn, khó chịu cho chị em phụ nữ. Mặc dù vậy, nếu chịu khó day, xoa, bấm huyệt đúng vị trí có thể giảm đau trong kỳ kinh nguyệt cực tốt, đồng thời khắc phục được cả chứng chuột rút khi đến ngày “đèn đỏ”.
Ngoài việc day bấm huyệt vị ở bàn chân giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt, bạn cũng có thể thực hiện một số cách xoa bóp sau cũng đem lại tác dụng giảm đau cực tốt:
- Xoa bụng: Dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải, từ nhẹ đến nặng trong 1 – 2 phút với cường độ chịu đựng được. Nếu có cảm giác lạnh bụng và tay chân có thể dùng một chút dầu nóng thoa bụng và lòng bàn tay, bàn chân trước khi xoa bóp.
- Chà xát bụng: Dùng một bàn tay với các ngón tay khép chặt xát bên phải bụng dưới sang bên trái bụng dưới rồi xuống điểm giữa bờ trên xương mu rồi lại xát lên trên bên phải bụng dưới sao cho thành hình “tam giác”, cứ luân phiên như vậy trong 1 – 2 phút với cường độ chịu được sao cho vùng bụng dưới nóng lên là được.
Theo Helino
Mồng tơi, "rau vua" của ngày hè vì sao người sỏi thận lại không ăn được?
Mồng tơi không chỉ là một món ăn mà còn có tác dụng nhiều trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, theo lương y Bùi Hồng Minh một số người không ăn được rau mồng tơi nhất là người mắc sỏi thận.
Rau mồng tơi chống táo bón, giải nhiệt ngày hè
Theo lương y Bùi Hồng Minh, mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua. Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt.
"Chất nhầy pectin có trong mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, trừ thấp nhiệt, giảm béo, chống béo phì, do đó loại rau này đặc biệt thích hợp cho những người có mỡ máu, đường huyết cao, muốn giảm cân", lương y Bùi Hồng Minh nói.
Cụ thể là, chất nhầy pectin có khả năng hấp thụ cholesterol, khóa màng bấm ở thành ruột. Từ đó, cholesterol không ngấm vào máu được mà theo đường đại tiện đi ra ngoài, giúp bạn giảm cân. Nước cốt của mồng tơi có tác dụng làm lành các vết thương, đặc biệt là những vết thương do bỏng gây nên. Nguyên nhân là chất nhầy từ mồng tơi có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng.
Rau mồng tơi còn có lợi cho các mẹ bầu và thai nhi nhờ chất Axit folic là một trong những loại vitamin B ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Sắt cũng là dưỡng chất trong mồng tơi rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Nó cũng tham gia vào việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng chống ung thư.
Một số tác dụng của rau mồng tơi có thể áp dụng như:
- Chống bệnh xương khớp: Đem rau mồng tơi hầm với chân giò cho nhừ rồi ăn. Món ăn này rất có lợi cho xương khớp, phòng chống các bệnh liên quan đến xương khớp.
- Chữa yếu sinh lý: Mồng tơi, rau ngót, rau má đem nấu với lòng gà hoặc lòng vịt giúp tăng cường sinh lý nam giới.
- Trị mụn nhọt: Lấy lá mồng tơi, rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đắp lên mụn nhọt sẽ khiến mụn nhọt nhanh chóng nặn đi.
- Chữa bệnh trĩ: Lấy lá mồng tơi non kèm thêm chút muối đắp vào búi trĩ, cố định bằng gạc sạch sẽ giúp chống viêm và búi trĩ co lên đáng kể.
- Chữa say nắng: Giã lá mồng tơi rồi đắp vào trán sẽ giúp giảm nhiệt , bệnh nhân say nắng sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Chữa nám, thâm da: Lấy lá mồng tơi rửa thật sạch, giã nhuyễn, sau đó đắp lên da sẽ giúp da giảm thâm, nám đáng kể.
Theo lương y Mình mặc dù mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng (1/2 chén rau mồng tơi sau khi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần) nhưng không nên lạm dụng. Đặc biệt là những người bị sỏi thận không ăn rau mồng tơi vì trong rau mồng tơi chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều rau mồng tơi chuyển hóa thành axit uric, sẽ tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể dễ gây bệnh gút, sỏi thận . Hàm lượng acid uric cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.
Ngoài ra, những người đang bị tiêu chảy cũng không nên ăn mồng tơi. Vì người ta thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.
Khánh Ngọc
Theo infonet
4 giải pháp giảm đau không dùng thuốc tây Ngay nay, nhiêu ngươi dung thuôc tây đê giam đau. Cac chuyên gia y hoc nhân đinh, lam dung loai thuôc giam đau nay không hê tôt cho sưc khoe. Vê lâu dai, thuôc giảm đau se gây ra môt sô tac dung phu không lương trươc đươc. Dưới đây là một vài liêu phap giam đau tư nhiên thay thê cho thuôc...