Chỉ cặm cụi trên đồng, Việt Nam mãi là “anh nông dân” toàn cầu
Hạt giống là khởi đầu quan trọng trong chuỗi thực phẩm nông nghiệp nhưng nguồn thu nhập lớn nhất thuộc về chế biến thực phẩm và hệ thống phân phối quy mô lớn.
Tại Hội nghị Công nghệ sinh học (CNSH) toàn quốc 2019 tổ chức ở TP.HCM, ngày 1/11, TS Lê Trần Bình – Chủ tịch Hội CNSH Việt Nam đánh giá, trong việc phát triển CNSH, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị và kết nối thị trường toàn cầu đang là xu thế tất yếu.
Hạt giống là khởi đầu quan trọng trong chuỗi thực phẩm nông nghiệp nhưng giá trị thấp
Trong nền sản xuất quy mô lớn, mọi khâu của quá trình sản xuất được kết nối và đánh giá theo chuỗi giá trị. Từ đó, người ta có thể đánh giá được sức mạnh kinh tế của các khâu khác nhau trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.
TS Bình lấy ví dụ sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ hạt giống đến bàn ăn. Hạt giống được coi là khởi đầu quan trọng trong chuỗi thực phẩm nông nghiệp.
Tuy vậy, tổng giá trị thị trường hạt giống bán ra toàn cầu chiếm chưa đến 1% (khoảng 48,5 tỷ USD) tổng giá trị thực phẩm bán ra hoặc sản xuất trên toàn cầu (khoảng 5.000 – 6.000 tỷ USD).
Nguồn thu nhập lớn nhất thuộc về chế biến thực phẩm và hệ thống phân phối quy mô lớn.
Các số liệu thống kê cho thấy, trong số 10 tập đoàn doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới, ngành giống là nhỏ nhất trong chuỗi thực phẩm.
Video đang HOT
Trong chuỗi thực phẩm, lĩnh vực mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho đến nay là chế biến thực phẩm và hệ thống phân phối quy mô lớn. Sức mạnh chủ yếu trong chuỗi giá trị nông nghiệp thuộc về các công ty dịch vụ đầu vào, các công ty chế biến và phân phối.
Vì thế, theo TS.Bình, nếu chúng ta chỉ chú ý sản xuất trên đồng ruộng mà bỏ qua các khâu dịch vụ, chế biến và thương mại xuyên quốc gia, chúng ta sẽ mãi mãi chỉ là “anh nông dân toàn cầu”.
Theo TS. Lê Trần Bình, nếu chỉ chú ý sản xuất trên đồng ruộng mà bỏ qua các khâu dịch vụ, chế biến và thương mại xuyên quốc gia thì sẽ mãi là “anh nông dân toàn cầu”.
“Việc phân tích nông nghiệp toàn cầu theo chuỗi rất cần đến KHCN, các trí tuệ kinh tế lớn và các công nghệ 4.0 từ dữ liệu lớn, internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo”, TS. Bình nói.
Chia sẻ tại hội nghị, TS. Ngô Xuân Bình – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ KHCN) cho biết, ngành CNSH trong nhiều năm qua đã đạt nhiều kết quả nhất định song vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Trình độ CNSH trong nước vẫn chưa đạt mức tiên tiến trong khu vực, CNSH chưa trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật công nghiệp cao, chưa tạo ra được nhiều sản phẩm chủ lực và chưa có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc dân.
Các phòng thí nghiệm CNSH có hiệu quả chưa cao; nhân lực nghiên cứu, phát triển công nghệ, quản lý và sản xuất kinh doanh CNSH còn nhiều hạn chế; nhất là thiếu sự liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu với doanh nghiệp và thị trường. Nhiều mô hình ứng dụng mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm, chậm nhân ra diện rộng trong sản xuất và đời sống.
CNSH có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển dổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế công nghiệp, nông thôn
Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ nhấn mạnh, Việt Nam là một nước nhiệt đới đi lên từ nông nghiệp nên CNSH có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là một yếu tố góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển dổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế công nghiệp, nông thôn.
“Hội nghị toàn quốc về CNSH là dịp để các nhà khoa học chia sẻ những kết quả nghiên cứu; từ đó thúc đẩy các hoạt động ứng dụng, chuyển giao, hợp tác quốc tế; rồi kết nối lại với doanh nghiệp, thị trường để tiến tới hiện thực hóa các mục tiêu thiết thực và hiệu quả hơn”, TS Ngô Xuân Bình chia sẻ.
Theo Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT, đến năm 2020, Việt Nam cần ít nhất 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực CNSH. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện đang còn thiếu. Do vậy triển vọng nghề nghiệp dành cho người theo học CNSH là rất lớn.
Theo Danviet
Hỗ trợ 2 tỷ đồng/dự án khởi nghiệp ứng dụng 4.0 trong nông nghiệp
10 dự án lọt vào vòng chung kết hoạt động tuyển chọn và ươm tạo dự án khởi nghiệp TP.HCM năm 2019 thể hiện tính ứng dụng cao các yếu tố công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Dự án máy sấy trái cây công nghệ mới, theo dõi và điều khiển bán tự động của nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Bách Khoa
Tổng kết hoạt động tuyển chọn và ươm tạo dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2019 là sự kiện kiếm các ý tưởng sáng tạo, các dự án mang tính đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Trung tâm Công nghệ cao (AHTP) và Sở KHCN TP.HCM tổ chức.
Các dự án tham dự chia thành 5 nhóm, gồm nhóm giải pháp công nghệ, chiết xuất dược liệu, thực phẩm, canh tác nông nghiệp và nhóm vi sinh. Sau hơn 5 tháng tuyển chọn từ 100 dự án đăng ký, đến ngày 13/10 đã có 10 dự án được lựa chọn lọt vào vòng chung kết.
Các thí sinh đến từ Đại học Quốc tế Hồ Chí Minh trình bày dự án sản xuất dầu và cao từ nguồn nguyên liệu xoan Ấn Độ
Ông Đinh Minh Hiệp - Trưởng Ban quản lý AHTP cho biết, hoạt động nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng TP.HCM - thành phố khởi nghiệp cho giới trẻ; khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong cộng đồng trí thức trẻ; đồng thời hỗ trợ phát triển ý tưởng thành sản phẩm có tiềm năng thương mại hóa.
Các dự án tham gia năm nay có tính sáng tạo cao, đưa ra các mô hình, giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường; hướng đến phát triển nền nông nghiệp thông minh của thành phố.
Dự án hệ thống châm phân và điều khiển tưới của Công ty Nông sinh Khang Nguyên.
Trong đó, việc ứng dụng IoT trong nông nghiệp ngày càng được quan tâm như dự án Hoàn thiện và tối ưu hóa hệ thống châm phân tự động điều khiển từ xa; dự án máy sấy trái cây công nghệ mới theo dõi và điều khiển bán tự động...
Kết thúc vòng chung kết hoạt động tuyển chọn, đã có 10 dự án được Ban giám khảo đánh giá cao và lựa chọn. 10 dự án này tiếp tục tham gia tranh tài tại vòng cuối để chọn ra 7 dự án xuất sắc nhất, được nhận giải thưởng của cuộc thi.
Một sản phẩm từ chiết xuất tinh dầu mù u tận dụng nguồn nguyên liệu thô phong phú trong thiên nhiên.
Cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải nhất 30 triệu đồng; 1 giải nhì 20 triệu đồng, 2 giải ba 10 triệu đồng và 3 giải khuyến khích 5 triệu đồng.
"Các dự án đạt giải còn được ưu tiên xem xét, lựa chọn tham gia chương trình ươm tạo doanh nghiệp tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao (thuộc AHTP) và tham gia chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Sở KHCN TP.HCM với số tiền hỗ trợ lên đến 2 tỷ đồng/dự án", ông Hiệp cho biết.
Theo Danviet
Nhà kính tác động thế nào đến cảnh quan, môi trường TP. Đà Lạt? Bên cạnh những lợi ích trong phát triển nông nghiệp 4.0 thì nhà màng, nhà kính còn có những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) gây tăng nhiệt độ và lũ cục bộ, đẩy lùi mảng xanh. Sáng 17/10, tại TP. Đà Lạt, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật...