Chi cả trăm triệu để được cấp chứng chỉ hành nghề y
Bốn trường hợp có trình độ chuyên môn bác sĩ đa khoa chi từ 220-300 triệu để nhờ người khác làm hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề y không qua thực hành.
Ngày 9/6, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã có kết luận liên quan đến 4 trường hợp từ tỉnh khác đến Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên “thực hành chui” để được cấp chứng chỉ hành nghề ngành y.
Cụ thể, ông Huỳnh Văn Bình (35 tuổi, quê Lâm Đồng), ông Lê Anh Tài (42 tuổi, quê Thừa Thiên – Huế), ông Hứa Chí Cường (39 tuổi, quê TP.HCM) và ông Huỳnh Thanh Giàu (44 tuổi, tỉnh Đồng Tháp) đều có trình độ chuyên môn bác sĩ đa khoa.
Sở Y tế xác định, trong 4 trường hợp này chỉ có ông Huỳnh Văn Bình có tham gia thực hành tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên khoảng 1 tháng (trong khi quy định phải thực hành 18 tháng). Ba trường hợp còn lại chưa từng tham gia thực hành tại bệnh viện này.
Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: T.N.
Tuy nhiên, cả 4 trường hợp này đều có giấy xác nhận thời gian thực hành tại Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên dẫn đến việc được Sở Y tế Đắk Lắk cấp chứng chỉ hành nghề.
“Hiện Sở Y tế đã ra quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh theo quy định đối với 4 trường hợp này”, ông Nay Phi La nói.
Theo ông Cao Văn Thành, Phó chánh Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk các trường này thông Facebook đã liên hệ với một người phụ nữ tên Y. (ngụ TP.HCM) để nhờ làm giúp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh và được đồng ý.
Sau đó, bà Y. giới thiệu 4 trường hợp trên cho một người phụ nữ tên H. (ngụ TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) – người tự xưng là bác sĩ da liễu. Sau đó, bà H. cam kết hỗ trợ và ra giá giấy chứng chỉ hành nghề từ 220-300 triệu đồng (bao trọn gói).
Video đang HOT
Tháng 7/2018, bà H. bảo ông Bình lên thực hành tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.
Tại bệnh viện, bà H. đưa ông Bình đến Phòng Tổ chức cán bộ của bệnh viện để bổ sung hồ sơ và đến Khoa chấn thương chỉnh hình thực hành. Tuy nhiên, ông Bình chỉ đi được khoảng 1 tháng, còn lại bà H. thông báo sẽ “lo hết”.
Riêng trường hợp của ông Cường và ông Giàu sau khi chuyển khoản cho bà H. đã không đến bệnh viện để thực hành. Còn trường hợp ông Tài không đến Sở y tế làm việc nên chưa có kết luận cụ thể.
Theo lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk, hiện Công an tỉnh đã liên hệ đơn vị để nắm hồ sơ về vụ việc.
'Ngày tận thế' ở bệnh viện New York
Trong hàng dài người xếp hàng từ 6h sáng trước Bệnh viện Elmhurst chờ được xét nghiệm Covid-19, có người đã chết khi chưa tới lượt mình.
Chỉ trong vài giờ hôm 24/3, bác sĩ Ashley Bray, làm việc tại Bệnh viện Elmhurst, New York, phải thực hiện ép ngực cho một cụ bà 80 tuổi, một ông lão ngoài 60 và một người đàn ông 38 tuổi. Tất cả đều được xác nhận dương tính với nCoV và bị ngừng tim. Cả ba cuối cùng đều không qua khỏi.
"Nó như một ngày tận thế", bác sĩ đa khoa Bray, 27 tuổi, nói.
Elmhurst, bệnh viện công với 545 giường ở quận Queens, đã bắt đầu chuyển các bệnh nhân không nhiễm nCoV sang các cơ sở y tế khác để chuyển đổi thành nơi chuyên điều trị Covid-19. Các bác sĩ và y tá ở đây phải vật lộn với hàng loạt ca Covid-19 nhập viện trong tình trạng nguy kịch nhưng bệnh viện chỉ có vài chục máy thở.
Một số người đã chết trong phòng cấp cứu khi chờ đợi được sắp giường điều trị. Một chiếc xe tải đông lạnh được bố trí bên ngoài để bảo quản thi thể nạn nhân Covid-19. Trong 24 giờ qua, 13 người tại Elmhurst đã chết, theo báo cáo của hệ thống bệnh viện công của thành phố New York.
Hàng dài xe cấp cứu nối đuôi nhau tại Bệnh viện ở Elmhurst. Ảnh: NYT.
New York, tâm điểm của Covid-19 ở Mỹ, ghi nhận 22.000 ca nhiễm và 280 trường hợp tử vong, khiến các bệnh viện ở thành phố này đối mặt với nguy cơ vỡ trận như hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc, Italy và các quốc gia khác. Hiện gần 4.000 bệnh nhân Covid-19 nhập viện ở New York.
Thống đốc New York Andrew M. Cuomo hôm 24/3 đã trấn an người dân rằng các biện pháp phong tỏa đang phát huy hiệu quả khi làm chậm lại sự gia tăng của các ca nhiễm mới và cho các bệnh viện thêm thời gian. Tuy nhiên, bệnh viện tại thành phố này, từ công đến tư nhân, đều đang tràn ngập người có nCoV.
Những người mắc Covid-19 nhẹ được hướng dẫn điều trị tại nhà nhưng các bệnh viện đã phải liên tục kê thêm giường cho bệnh nhân nặng và khó thở. Elmhurst là một trong số cơ sở y tế bị quá tải ở New York và đội ngũ y bác sĩ đang phải làm việc quá sức.
"Ngay lúc này, Elmhurst là trung tâm của cuộc khủng hoảng và ưu tiên số một của chúng tôi là giữ vững hệ thống bệnh viện công. Các nhân viên tuyến đầu đang chiến đấu để vượt qua cuộc khủng hoảng và chúng tôi tiếp tục tăng cường nguồn cung, nhân sự cho cơ sở quan trọng này", người phát ngôn hệ thống bệnh viện công New York nói.
Bác sĩ Mitchell Katz, người đứng đầu Tập đoàn Y tế và Bệnh viện điều hành các bệnh viện công ở New York, cho hay các kế hoạch đang được tiến hành để biến nhiều khu vực của Bệnh viện Elmhurst thành đơn vị chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân Covid-19 thể nặng.
Nhưng vấn đề nan giải là nhiều bệnh viện ở New York đã hết không gian. 1.800 giường chăm sóc đặc biệt trong thành phố dự kiến sẽ đầy vào ngày 27/3, theo dự đoán của Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang. Ngoài ra, bệnh nhân Covid-19 phải điều trị trong nhiều tuần liền khiến việc thiếu hụt giường chăm sóc đặc biệt trở nên trầm trọng hơn.
Chính phủ liên bang đang bổ sung thêm 1.000 giường ở New York, dựng bệnh viện dã chiến với 250 giường tại Trung tâm Hội nghị Jacob K. Javits ở Midtown Manhattan và có thể đưa vào hoạt động trong tuần tới. Các quan chức chính phủ cũng đã thảo luận về việc chuyển đổi một số khách sạn và nhà thi đấu thành bệnh viện dã chiến.
Ít nhất nhà xác của hai bệnh viện ở New York đã hết chỗ. Thành phố đã điều động 85 xe kéo đông lạnh từ Fema đến để bảo quản thi thể.
Tình trạng hỗn loạn diễn ra ở khắp các bệnh viện New York. Tại trung tâm y tế Jacobi ở quận Bronx, các bác sĩ sản khoa và bác sĩ X quang được điều động đến làm việc tại phòng cấp cứu. Còn ở Trung tâm Y tế Montefiore, mỗi ngày đều có người chết vì Covid-19, Judy Sheridan-Gonzalez, một y tá cho biết. Bệnh viện luôn trong tình trạng không đủ ghế ngồi.
"Một bệnh nhân đã phải chờ suốt 36 giờ mới có giường trống", y tá Sheridan-Gonzalez nói.
Người đến xét nghiệm xếp hàng đông nghẹt ngoài Bệnh viện Elmhurst. Ảnh: NYT.
Bệnh viện Presbyterian, một trong những hệ thống chăm sóc sức khỏe lớn nhất của thành phố, đã bắt đầu sử dụng một máy thở luân phiên cho nhiều bệnh nhân. Đây là tình huống chưa từng xảy ra trong bối cảnh số lượng bệnh nhân tăng đột biến và thiếu thiết bị y tế, chủ yếu là máy thở.
Bệnh viện Elmhurst một trong những bệnh viện lâu đời nhất ở thành phố New York có hơn hai phần ba người bệnh là dân nhập cư. Đa số là dân lao động thu nhập thấp với điều kiện chăm sóc y tế chỉ ở mức tối thiểu. Nhưng quận Queens lại chiếm tới 32% tổng số ca nhiễm ở thành phố và Elmhurst là một trong ba bệnh viện công phục vụ dân lao động nghèo, khiến tình trạng quá tải thêm trầm trọng.
Các nhân viên bệnh viện cho biết các ca nhiễm nCoV đầu tiên được phát hiện vào đầu tháng 3 trước khi chính quyền cảnh báo về đại dịch này. Tuy nhiên, việc xét nghiệm lại mất nhiều thời gian bởi thiếu bộ kit thử khiến virus lây lan trên diện rộng. Chỉ vài tuần sau ca nhiễm đầu tiên, phòng cấp cứu bắt đầu chật kín với hơn 200 người cùng lúc.
Giống như các bệnh viện khác, Elmhurst đã không còn máy thở cho bệnh nhân mới và nguồn bổ sung vẫn chưa có. Tuy nhiên, điều đó không cản được đám đông bệnh nhân bên ngoài đang chờ đợi được nhập viện. Dòng người bên ngoài Bệnh viện Elmhurst hình thành từ 6h sáng và nối dài tới 17h. Nhiều người được khuyên về nhà mà không được xét nghiệm.
Julio Jimenez, 35 tuổi, đã dành sáu tiếng đợi được xét nghiệm vào ngày 23/3 sau khi xuất hiện các triệu chứng sốt, ho. Tuy nhiên anh đành phải ra về và quay lại vào sáng 24/3, 25/3, khi vẫn ho, sốt, mắt sưng húp nhưng vẫn chưa tới lượt.
"Tôi không biết mình có nhiễm virus hay không. Để được xét nghiệm quá khó khăn, không chỉ riêng tôi mà những người khác cũng vậy. Điều này thật điên rồ", Jimenez nói.
Rikki Lane, một bác sĩ làm việc tại Elmhurst trong hơn 20 năm, cho biết bệnh viện đang cố gắng "xử lý cơn sóng thần này". Bà miêu tả phòng cấp cứu như một bãi xe bị quá tải và hỗn loạn khi bác sĩ phải tìm mọi cách sắp xếp hàng dài bệnh nhân và tiếp nhận những người mới. Điều này khiến cho nhiều người bệnh rơi vào hoảng loạn và sợ hãi bị bỏ rơi.
Bác sĩ Lane nhớ lại một bệnh nhân ở độ tuổi 30 bị suy giảm hô hấp nhanh chóng và phải đặt máy thở. "Anh ấy hoảng loạn và tôi có thể nhìn thấy nỗi sợ hãi trong mắt anh ta. Người bệnh Covid-19 chỉ có một mình ở đây vì người nhà không được thăm nuôi", bác sĩ Lane chia sẻ.
Các bác sĩ khác cho hay họ đã cố gắng hồi sức cho bệnh nhân trong khi quần áo ướt đẫm mồ hôi dưới bộ đồ bảo hộ và kính bị mờ vì hơi phả ra. Một số bệnh nhân được tìm thấy đã chết trong khi các bác sĩ đang bận rộn cấp cứu những người khác.
Sơn Nam
Bình Thuận thành lập cơ sở điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 Cơ sở điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 có 100 giường bệnh đặt tại Khoa phục hồi chức năng của Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Thuận phun dịch khử trùng toàn TP.Phan Thiết - Ảnh: Quế Hà Ngày 18.3, Sở Y tế tỉnh Bình Thuận có quyết định thành lập...