Chỉ bằng một khúc tiêu, Trương Lương đại phá 10 vạn quân Sở, ép Hạng Vũ chết cay đắng
Nhiều người nghe chuyện Gia Cát Lượng gảy đàn đẩy lui quân Tư Mã Ý, nhưng ít người biết đến vị mưu sĩ từng dùng một khúc nhạc phá tan 10 vạn quân Sở, đánh bại bá vương Hạng Vũ mạnh mẽ nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Sở bá vương Hạng Vũ – một trong những chiến thần của Trung Hoa (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)
Trương Lương từng không ít lần bày mưu tính kế giúp cho Lưu Bang từ thế yếu chuyển thành thế mạnh, sau đó lần lượt chinh phạt thiên hạ, đi đến thống nhất Trung Hoa. Ông được Lưu Bang tôn xưng làm thầy và vô cùng kính trọng. Một trong những kế sách khiến tên tuổi của Trương Lương trở thành huyền thoại trong lịch sử Trung Quốc, đó là việc ông chỉ thổi một khúc tiêu mà phá tan 10 vạn quân Sở, ép Hạng Vũ vào chỗ chết ngay sau đó.
Trương Lương nhiều lần bày mưu giúp Lưu Bang chiến thắng Hạng Vũ (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)
Đây là một sự kiện có thật trong lịch sử được nhiều tác phẩm ghi chép lại, mặc dù chi tiết có phần khác nhau. Theo Hán Sở tranh hùng của Mộng Bình Sơn, năm 202 TCN, Hạng Vũ trúng kế của Hàn Tín. Ông và 10 vạn quân Sở của mình bị lực lượng áp đảo của Hán vương Lưu Bang cùng các nước chư hầu bao vây ở Cai Hạ, tình thế rất nguy cấp.
Tuy nhiên, chiến thần Hạng Vũ không dễ bị tiêu diệt. Hạng Vũ và quân đội của ông chống trả quyết liệt nhằm trốn thoát khỏi vòng vây, giao chiến liên tục suốt một ngày. Hạng Vũ một mình đánh lui 60 viên đại tướng của liên quân.
Trước sự uy dũng của Hạng Vũ, Lưu Bang cùng Hàn Tín (đại tướng quân bách chiến bách thắng trong lịch sử Trung Quốc) không tài nào tiến lại được. Hạng Vũ cũng tự biết rõ mình không thể để bị bao vây lâu dài, bèn đôn đốc tướng sĩ, lệnh sáng hôm sau đột phá vòng vây quân Hán. Tinh thần quân Sở vì vậy lại lên rất cao. Nếu để cho Hạng Vũ thoát ra ngoài, sau đó gây dựng lại lực lượng phản công thì đúng là mối đại họa với Lưu Bang.
Trong tình thế cam go, Trương Lương đã thực hiện một mưu kế không tưởng, khiến cho quân Sở từ 10 vạn tan vỡ ngay trong đêm quyết định của cuộc chiến. Vốn là bậc thầy về âm nhạc, nhân lúc đêm khuya canh vắng, Trương Lương lẻn lên núi Kê Minh gần doanh trại quân Sở, thổi lên một khúc nhạc, đó là khúc Tứ diện Sở ca nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.
Video đang HOT
Trương Lương thổi khúc Tứ diện Sở ca phá vỡ đại quân của Hạng Vũ (ảnh minh họa)
Tiếng tiêu của Trương Lương thổi lên có thể làm cho binh sĩ nước Sở động lòng nhớ quê. Người vui nghe nó càng vui, người buồn nghe nó thì nỗi buồn càng thấm thía. Giữa thời tiết mùa thu, hiu hắt gió vàng, cỏ cây trút lá, binh sĩ nước Sở của Hạng Vũ xa cách quê hương lâu ngày nghe tiếng tiêu liền động lòng, không còn tinh thần chiến đấu nữa.
Khắp doanh trại quân Sở vang lên tiếng khóc thương, quân Sở bèn rủ nhau bỏ trốn hết trong đêm, các tướng lĩnh không ngăn cản được cũng rủ nhau bỏ trốn hoặc ra hàng quân Hán. Hồi 39 Hán Sở tranh hùng miêu tả: Sáng ngày hôm sau, khi Hạng Vũ tỉnh rượu thức dậy, quân số của ông từ 10 vạn chỉ còn lại 800 quân kỵ trung thành ở lại. Hạng Vũ liều chết phá vây ra ngoài nhưng bất lực. Ông bị truy sát đến sông Ô Giang và phải tự vẫn.
Hạng Vũ phá vây nhưng quân số còn lại quá ít ỏi (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)
Câu chuyện trên dẫn từ tác phẩm Hán Sở tranh hùng, một bộ tiểu thuyết lịch sử nên có thể có một số tình tiết được tiểu thuyết hóa. Tuy nhiên, sách Sử ký của Tư Mã Thiên cũng ghi nhận sự kiện này. Chỉ khác chi tiết Trương Lương thổi tiêu được thay đổi bằng việc Trương Lương hát bài Tứ diện Sở ca và truyền lại cho quân Hán học mà hát theo.
Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bao vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở. Hạng vương kinh hoàng, nói: “Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?”. Quân Sở vì vậy không còn lòng dạ chiến đấu, bỏ trốn hết cả, một đêm mà tan vỡ.
Hạng Vũ trúng kế của Trương Lương phải ôm hận tự vẫn ở Ô Giang (ảnh minh họa)
Nhờ mưu kế của Trương Lương, chiến thần Hạng Vũ và 10 vạn quân Sở bị phá mà không tốn một binh một tốt nào. Có thể nói Trương Lương là một trong số ít các nhà quân sự áp dụng thành công tâm lý chiến và cũng là bậc thầy số một khi sử dụng nghệ thuật chiến tranh này.
_____________
Sau khi Lưu Bang lên ngôi, nhiều công thần lần lượt bị triệt hạ, bắt đầu từ Hàn Tín, đến Bành Việt, Anh Bố… Riêng Lưu Bang, bằng sự thức thời và khôn ngoan của mình, thoát được cảnh mất mạng. Mời bạn đón đọc chi tiết trong kỳ tới, xuất bản sáng 28/8/2019.
Theo Danviet
Tân Hoa Xã: Mỹ-TQ đồng ý nối lại đàm phán, ngừng đánh thuế
Thông tin được phía Trung Quốc công bố trước, phái đoàn Mỹ dự kiến sẽ có buổi họp báo vào chiều 29-6.
Tân Hoa Xã vừa cho biết Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sau khi đàm phán bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản đã đồng ý sẽ nối lại đàm phán thương mại "trên nguyên tắc bình đẳng và có lợi cho đôi bên".
Ngoài ra, ông Trump cũng đồng ý sẽ không áp thêm thuế trong thời gian cuộc đàm phán được tiếp tục.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Binh gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 Nhật Bản. Ảnh: CNN
Hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể vê nội dung cuộc gặp, nhưng Tổng thống trước đó cho biết hai người "đã đi đúng hướng" và chia sẻ buổi nói chuyện "tốt hơn mong đợi.
Dù kết quả của cuộc gặp ra sao, CNN nhận định vẫn có nhiều khoảng cách khác giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc giải quyết dứt điểm căng giữa hai bên, trong đó bao gồm chính sách bắt buộc các công ty phải chuyển giao công nghệ nếu muốn được hoạt động tại Trung Quốc buộc bên cạnh thâm hụt thương mại.
Tuy vậy, ông John Delury, chuyên gia về Lịch sử Trung Quốc hiện đại, nhận xét mọi chuyện có thể sẽ dễ dàng hơn giờ đây hai nước đã chọn để chọn tiếp tục tiến trình đàm phán dang dở, thay vì khởi động lại từ đầu.
"Tôi cho rằng đây là điều mà ông Tập muốn, ở mức tối thiểu. Bắc Kinh không muốn điều này hướng tới sự tách rời kinh tế đầy đủ (khỏi Mỹ)", ông nói.
Trong một diễn biến khác, những thông tin về lãnh đạo hai nước hôm 29-6 xảy ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ siết chặt nguồn cung đất hiếm.
Cụ thể, chính quyền tỉnh Giang Tây đang lên kế hoạch hỗ trợ cho Tập đoàn đất hiếm phía Nam Trung Quốc (CSRE) - một trong những công ty khai thác đất hiếm hàng đầu nước này - nhằm "tăng vị thế và sự kiểm soát vào nguồn khoáng sản."
Truyền thông Trung Quốc cũng tuyên bố nước này sẵn sàng củng cố ngành công nghiệp khai thác đất hiếm để dùng làm con bài mặc cả trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
Trung Quốc kiểm soát hơn 90% sản lượng xuất khẩu đất hiếm trên toàn thế giới và chiếm 80% tổng số đất hiếm Mỹ nhập khẩu từ năm 2014 đến 2017, theo CNN.
Theo CNN
Cuộc gặp 'trấn an thế giới' của Trump - Tập tại G20 Việc hai bên cam kết nối lại đàm phán phần nào giúp trấn an thị trường toàn cầu vốn đang hoang mang trước kịch bản chiến tranh thương mại toàn diện Mỹ - Trung. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sáng 29/6. Ảnh: Reuters. Năm 2008, thời điểm các lãnh đạo G20 nhóm họp ở...