Chi 85.000 tỷ đồng làm đường vành đai 5 vùng thủ đô
Tuyến đường dài hơn 330 km đi qua 36 quận, huyện, thành phố của 8 địa phương dự kiến thông xe trước năm 2020.
Đường vành đai 5 sẽ chạy qua 36 quận huyện của thủ đô và 8 tỉnh thành. Ảnh minh họa.
Theo quy hoạch chi tiết được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt, đường Vành đai 5 dài khoảng 331 km (không bao gồm 41 km đi trùng cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai và quốc lộ 3); đi qua địa giới hành chính 36 quận, huyện, thành phố của Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Trong đó, đoạn qua Hà Nội dài khoảng 48 km, qua Hòa Bình hơn 35 km; qua Hà Nam hơn 35 km; qua Thái Bình hơn 28 km; qua Hải Dương gần 53 km; qua Bắc Giang hơn 51 km; qua Thái Nguyên gần 29 km, qua Vĩnh Phúc hơn 51 km.
Đường có quy mô 4-6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 22-33 mét và có đường gom hai bên. Nhu cầu vốn đầu tư đường Vành đai 5 – Vùng Thủ đô Hà Nội khoảng 85.561 tỷ đồng (tính theo giá năm 2013).
Dự kiến trước năm 2020, toàn tuyến Vành đai 5 sẽ thông xe nối vào các quốc lộ hiện hữu.
Theo Xahoi
Triều Tiên không đói khổ, kiệt quệ?
Hãy bắt đầu đi tìm câu trả lời từ ấn tượng đầu tiên của người nước ngoài khi đặt chân đến Triều Tiên: Những con đường...
Video đang HOT
Tại thủ đô Bình Nhưỡng, hầu như tất cả các con đường đều rất sạch đẹp và rộng rãi với nhiều làn đường
Trong nhật ký hành trình kể về chuyến du lịch đến Triều Tiên năm 2003, Dominique Garret, một người Pháp sinh sống và làm việc tại Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết một trong những ấn tượng đầu tiên của anh là những đại lộ rộng thênh thang của thủ đô Bình Nhưỡng. Đó cũng là cảm nhận chung của hầu hết người nước ngoài đã từng đến Triều Tiên: Choáng ngợp trước những đường phố rộng rãi, sạch đẹp, những tòa nhà cao tầng hoành tráng..
Ấn tượng này dường như trái ngược hoàn toàn với ấn tượng của những người chỉ biết đến Triều Tiên qua những thông tin về nạn đói, người tị nạn và những vụ tử hình thảm khốc mà báo chí nước ngoài thường xuyên đăng tải. Phải chăng, Triều Tiên thật sự không nghèo nàn, lạc hậu?
Hãy bắt đầu đi tìm câu trả lời từ ấn tượng đầu tiên của người nước ngoài khi đặt chân đến Triều Tiên: Những con đường...
Bất kể là các khu dân cư hay các con đường chính trong thành phố, hai bên đường đa phần là nhà cao tầng xây san sát và những rặng cây xanh. Đây chính là thứ mà người nước ngoài nhìn thấy khi đến Triều Tiên.
Trong khi đó, ở những vùng nông thôn Triều Tiên, thậm chí là chỉ cách Bình Nhưỡng vài chục km, không khó để bắt gặp những con đường đất nhỏ, gồ ghề, đầy ổ gà, ổ voi, xung quanh là cánh đồng hay những khu đất hoang...
... thậm chí là những con đường đất dang dở, chủ yếu là do người dân tự xây dựng, bắc ngang qua sông làm đường đi lại.
Ảnh trên:Xe cộ lưu thông trên một trong những con đường chính của thủ đô Bình Nhưỡng. Du khách có thể sửng sốt với hình ảnh này.
Ảnh dưới: Con đường đất bụi mù mịt ở tỉnh Songchon sau khi một chiếc ô tô đi qua. Đây là điều quen thuộc với hầu hết người dân nông thôn Triều Tiên.
Ảnh trên: Hai bên con đường lớn tại Bình Nhưỡng là nhà cửa san sát.
Ảnh dưới: Con đường nhỏ vắng vẻ tại Kaesong (Triều Tiên)
Ảnh trên: Người dân Bình Nhưỡng thong thả đạp xe trên một con đường dọc bờ sông.
Ảnh dưới: Một phụ nữ trẻ dắt xe đạp đi dọc con đường đất ở nông thôn Triều Tiên.
Ảnh trên: Đường phố ở Bình Nhưỡng, sạch sẽ và láng bóng sau cơn mưa.
Ảnh dưới: Con đường nhỏ lầy lội bùn đất tại tỉnh Songchon. Người nước ngoài đến Triều Tiên sẽ hầu như không có cơ hội thấy những cảnh thế này.
Ảnh trên: Một cây cầu kiên cố bắc qua con sông tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Ảnh dưới: Cây cầu thô sơ tại tỉnh Phyongan, Triều Tiên.
Theo Xahoi