Chi 500.000 USD thưởng thức bữa ăn xa xỉ khi du hành ngoài không gian
SpaceVIP, một công ty du lịch vũ trụ, đã thuê một đầu bếp người Đan Mạch đang làm việc tại một nhà hàng hai sao Michelin, lên thực đơn cho chuyến du hành bằng khinh khí cầu ra ngoài không gian kéo dài 6 tiếng dự kiến ra mắt vào năm 2025.
Phác hoạ khinh khí cầu đưa con người lên không gian của NASA. Ảnh: SpaceVIP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), đầu bếp Rasmus Munk sẽ lên thực đơn cho 6 vị khách được đưa lên độ cao 30 km so với mực nước biển. Họ sẽ dùng bữa và ngắm Mặt Trời mọc khi tham gia chuyến đi trên chiếc khinh khí cầu trang bị công nghệ cao, với Wi-fi trên tàu cho phép những vị khách này phát sóng trực tiếp bữa ăn cho bạn bè ở nhà.
Mặc dù thực đơn vẫn chưa được hoàn thiện nhưng đầu bếp 32 tuổi cho biết anh muốn các món ăn phải đổi mới giống như chính cuộc hành trình, với món ăn lấy cảm hứng từ aerogel – vật liệu rắn nhẹ nhất trên Trái Đất và hương thơm gói gọn trong từng món ăn.
Hiện Munk là đầu bếp tại nhà hàng Alchemist ở Đan Mạch, đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng 50 nhà hàng tốt nhất thế giới năm 2023. Nhà hàng này nổi tiếng với thực đơn dài bao gồm 50 món cực kỳ ấn tượng, kết hợp giữa sự tương tác với thực khách và hình ảnh nghe nhìn sống động.
Video đang HOT
Bữa tối tại Alchemist có giá 460 USD (11,3 triệu đồng) và thường kéo dài từ 4 đến 6 giờ. Khoảng thời gian này cũng sẽ được áp dụng cho bữa ăn ngoài không gian.
Theo người sáng lập SpaceVIP, ông Roman Chiporukha, hàng chục người đã đăng ký tham gia bữa ăn đắt đỏ này ngay sau khi thông tin về chuyến đi được công bố. Tuy nhiên, số lượng người trong một hành trình chỉ giới hạn trong 6 người và mỗi thực khách phải trả 500.000 USD (12,3 tỷ đồng) cho một lần đi.
Khinh khí cầu do Space Perspective chế tạo không yêu cầu thiết bị đặc biệt. Phương tiện trông giống khinh khí cầu sẽ được đưa lên bằng công nghệ mới do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát triển chứ không phải bằng tên lửa. Các chuyến bay thử nghiệm sẽ bắt đầu vào tháng 4 tới.
SpaceVIP không phải là doanh nghiệp đầu tiên mang đến cơ hội dùng bữa trong không gian.
Vào năm 2023, công ty không gian Zephalto của Pháp tuyên bố họ muốn mang đến cho mọi người cơ hội dùng bữa ở rìa tầng bình lưu, với giá khởi điểm là 132.000 USD, bắt đầu từ năm 2025.
Kính viễn vọng của NASA giúp phát hiện hành tinh với đại dương 'nước sôi'
Các nhà thiên văn học đã quan sát thấy một hành tinh xa xôi, dường như bị bao phủ hoàn toàn bởi đại dương nhiệt độ cao.
Qua kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà thiên văn học đã nhận thấy hơi nước và các dấu hiệu hóa học của khí methane và carbon dioxide trong bầu khí quyển của hành tinh có tên TOI-270 d. Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge (Anh), hỗn hợp hóa học này phù hợp với một thế giới nơi đại dương bao trùm toàn bộ bề mặt và bầu không khí giàu hydro.
Tờ Guardian (Anh) đưa tin TOI-270 d có bán kính gấp đôi Trái Đất và cách chúng ta khoảng 70 năm ánh sáng. Giáo sư Nikku Madhusudhan, người tham gia nghiên cứu, cho biết đại dương của hành tinh này có thể đạt tới 100 độ C hoặc hơn.
Ở áp suất khí quyển cao, đại dương nóng ở mức nhiệt này vẫn có thể ở dạng lỏng, nhưng không rõ liệu có thể sinh sống được hay không. Ông Madhusudhan cho biết có một cách giải thích rằng đây là thế giới "hycean" với đại dương dưới bầu khí quyển giàu hydro.
TOI-270 d là một hành tinh bị khóa thủy triều, không có ngày hay đêm, chỉ có bóng tối đóng băng ở một bên và ánh sáng Mặt Trời liên tục nóng rực ở bên kia, tạo tương phản nhiệt độ cực độ.
"Biển sẽ cực kỳ nóng vào phía có ánh sáng Mặt Trời. Phía ban đêm vĩnh cửu lại có thể sở hữu những điều kiện sinh sống được", ông Madhusudhan nói.
Nhưng hành tinh này có một bầu không khí ngột ngạt, với áp suất gấp hàng chục hoặc hàng trăm lần trên bề mặt Trái Đất và hơi nước bốc lên từ đại dương. Đại dương của TOI-270 d có thể đạt độ sâu từ hàng chục đến hàng trăm km, với đáy biển băng có áp suất cao và bên dưới là lõi đá.
Cách giải thích này được ủng hộ trong một bài báo đăng trên tạp chí Astronomy and Astrophysical Letters.
Tuy nhiên, giáo sư Bjrn Benneke, thuộc Đại học Montreal (Canada) đã quan sát bổ sung về TOI-270 d. Ông cho rằng hành tinh này quá nóng đối với nước ở dạng lỏng và thay vào đó sẽ có bề mặt đá, bao phủ bởi không khí dày đặc gồm hydro và hơi nước.
Tuy có nhận định khác biệt nhưng cả nhóm nghiên cứu tại Anh và Canada đều phát hiện thấy carbon disulphide, chất có liên quan đến các quá trình sinh học trên Trái Đất, ở TOI-270 d.
NASA và SpaceX đưa phi hành đoàn Crew-8 lên trạm vũ trụ ISS Trưa 4/3 (theo giờ Việt Nam), tàu vũ trụ Endeavour của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã rời bãi phóng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, thuộc bang Florida (Mỹ), chở 4 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) theo chương trình Crew Dragon. Tàu Endeavour được phóng lên quỹ đạo nhờ tên lửa...