Chỉ 3 tháng trồng giống mướp đắng ngắt, thu lợi nhuận hơn 100 triệu
Chỉ sau hơn 3 tháng chăm sóc, vườn khổ qua ( mướp đắng) 7 sào của gia đình ông Trần Trung Dũng ( làng Sơr, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, Gia Lai) đã tạo ra lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Mô hình này đang mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho nông dân trong vùng.
Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, ông Trần Trung Dũng đã tận dụng lợi thế đất đai sẵn có để trồng các loại rau màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: mít, bơ, bí đỏ, ớt, khổ qua… Trong đó, cây khổ qua được ông đưa vào trồng từ tháng 3-2018. Đến nay, khổ qua đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập chính cho gia đình ông.
Người dân phân loại khổ qua. Ảnh: Mỹ Đức
Theo ông Dũng, cây khổ qua rất dễ trồng, dễ chăm sóc và nhanh cho thu hoạch (từ lúc gieo cho đến khi được thu chỉ hơn 2 tháng). Đến nay, 7 sào khổ qua của gia đình ông đã thu trên 10 tấn quả. Với giá bán dao động trong khoảng 10.000-17.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình ông lãi trên 100 triệu đồng.
“Sau thời gian đi tham quan các mô hình trồng khổ qua thấy có hiệu quả, tôi quyết định đầu tư trồng loại cây này. Với 7 sào khổ qua, mỗi ngày tôi thu hoạch được 7 tạ quả. So với các loại cây trồng khác, tôi thấy cây khổ qua mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều”-ông Dũng cho hay.
Video đang HOT
Cũng theo ông Dũng, để khổ qua phát triển tốt, ít sâu bệnh, nông dân nên sử dụng phân chuồng hoai mục bón vào thời điểm cây bắt đầu bám giàn và thường xuyên tưới đủ nước trong ngày nắng nóng, nhất là giai đoạn ra hoa.
Ông Kpuih Lan- Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Hlốp-cho biết: “Đây là mô hình trồng khổ qua đầu tiên tại xã, trước mắt mang lại hiệu quả cao hơn so với các loại rau màu khác. Vì vậy, thời gian tới, chúng tôi sẽ có những biện pháp để nhân rộng mô hình này trên địa bàn xã”.
Tuy nhiên, hiện nay, việc trồng cây khổ qua vẫn mang tính tự phát nên chưa thực sự bền vững. Hơn nữa, việc tiêu thụ sản phẩm của người dân chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, giá cả còn bấp bênh. Nếu đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm thì khổ qua là loại cây trồng có thể giúp nông dân không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn có thể vươn lên làm giàu.
Theo Mỹ Đức (Báo Gia Lai)
Trồng giống bí xanh thơm từ thân, lá đến quả, 1ha thu 200 triệu
Những năm qua, cây bí xanh thơm trở thành một trong những cây trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cao của huyện Ba Bể (Bắc Kạn). Đồng thời, đây còn là sản phẩm nông sản sạch, được người tiêu dùng nhiều nơi ưa chuộng. 1ha trồng bí xanh thơm từ thân, lá đến quả cho thu 200 triệu đồng
Đang là thời điểm vào mùa thu hoạch bí xanh thơm của nông dân huyện Ba Bể, dọc tuyến đường 258 có thể thấy nhiều hộ dân đã bày bán bí xanh ngay cửa nhà. Cùng với đó, nhiều sản phẩm khác cũng được bà con bày bán như: mướp đắng, chuối tây, các loại rau xanh...
Bí xanh thơm-cây trồng đặc sản của nông dân xã Địa Linh, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) Ảnh: N.N
Chị Nông Thị Chiêm (thôn Nà Lìn, xã Địa Linh) đã trồng cây bí xanh thơm vài năm trở lại đây. Từ 500m2 bí ban đầu, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác nên gia đình đã phát triển diện tích lên 3.000m2. Chị Chiêm cho biết: "Có vụ gia đình tôi thu về hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí phân bón, làm giàn, thuê lao động cũng vẫn còn lại một khoản đáng kể".
Bí xanh thơm huyện Ba Bể được thương lái thu gom đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Bắc Kạn.
Xác định gắn bó lâu dài với cây bí xanh thơm, từ năm 2016 gia đình chị Chiêm đầu tư mua xe tải để chở bí xanh đi giao các nơi cho thuận tiện. Tiêu thụ hết số lượng của gia đình, chị Chiêm còn thì tiếp tục thu mua của các hộ dân khác. Vụ này, gia đình chị trồng sớm từ tháng 2 âm lịch, đến đầu tháng 4 là đã tỉa bán quả với giá từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Từ đầu vụ đến nay gia đình chị đã thu được gần 30 triệu đồng. Ước tính, sản lượng năm nay khoảng hơn chục tấn, cho thu nhập vượt trội so với trồng cây ngô, lúa.
Bí xanh Ba Bể có 2 loại, loại vỏ màu xanh đậm và xanh phủ phấn trắng, trọng lượng từ 1,5 - 4kg/quả. Điều đặc biệt, cả thân, lá và hoa bí xanh đều có mùi thơm, khi chế biến có độ dẻo, mùi vị ngọt dịu hấp dẫn.
Người dân thôn Nà Lìn, xã Địa Linh (Ba Bể) chăm sóc bí xanh thơm.
Thôn Nà Lìn có diện tích trồng bí xanh thơm nhiều nhất của xã Địa Linh. Trong thôn, hầu hết hộ nào có đất ruộng cũng đều tận dụng trồng bí xanh vì được giá, thời gian bảo quản lâu. Hiện nay, tại thời điểm chính vụ, bà con vẫn bán lẻ với giá từ 10.000 - 13.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu ổn định.
Bí xanh thơm đạt năng xuất 35-40 tấn/ha. Ảnh: Hương Liễu (Cổng TTĐT tỉnh Bắc Kạn).
Năm 2018, diện tích bí xanh thơm trên địa bàn huyện Ba Bể là 40ha, tập trung ở 3 xã Địa Linh, Hà Hiệu và Yến Dương. Trong thực tế diện tích có thể cao hơn con số này, do chỉ tính riêng xã Địa Linh đã lên đến 35ha, ngoài ra một số xã người dân đã mở rộng diện tích trồng. Theo tính toán, 1ha đất trồng bí xanh thơm cho năng suất gần 40 tấn, cho thu nhập 200 triệu đồng.
Theo Danviet
Thanh niên băng qua đường bị ô tô khách đâm tử vong Khi đang rẽ trái vào ngã 3 La Sơn (TP.Pleiku, Gia Lai) thì anh Huy bất ngờ bị chiếc xe khách đang lưu thông trên QL14 theo hướng vê TP.Pleiku đâm mạnh khiến anh tử vong tại chô. Trươc đo, khoảng 16h ngày 6.5, tại ngã 3 La Sơn đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa chiếc ô tô...