Chi 27 tỷ đồng làm 2km đường nông thôn
Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn với 2 đoạn đường dài khoảng 2km do UBND xã Chính Lý (Lý Nhân – Hà Nam) làm chủ đầu tư, tiêu tốn khoảng 27 tỷ đồng tiền ngân sách.
Tháng 3/2022, Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, chính thức được khởi công. Dự án này có hai đoạn sẽ bao gồm hạng mục đường giao thông, hệ thống thoát nước, thời gian hoàn thành là 210 ngày kể từ ngày chủ đầu tư bàn giao mặt bằng; chủ đầu tư là UBND xã Chính Lý. Dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 27 tỷ đồng.
Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, với 2 đoạn khác nhau dài khoảng 2km tốn 27 tỷ đồng.
Hai đoạn đường nông thôn cấp 5 chạy qua các thôn 2, 3, 5, 6 của xã Chính Lý. Một đoạn dài khoảng 900m, mặt đường rộng 7mm; một đoạn chiều dài là 1,1 km mặt đường rộng 5m.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hoàng Đức Thuấn, Chủ tịch UBND xã Chính Lý cho biết, dự án nói trên là đường trục xã thuộc tuyến ĐX01 và ĐX02, do UBND xã làm chủ đầu tư, Công ty TNHH An Dương (đóng tại địa bàn huyện) là đơn vị thi công. Nguồn vốn để thực hiện dự án là nguồn vốn ngân sách do tỉnh và huyện hỗ trợ thêm kinh phí, trong đó xã đóng góp khoảng 40%.
Video đang HOT
Cả hai tuyến đường trên thuộc đường giao thông cấp 5, toàn bộ tuyến đường thi công không phải đền bù, giải phóng mặt bằng.
Cả 2 tuyến đường được khởi công xây dựng từ tháng 3/2022, dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2022. Tuyến đường ĐX01 có chiều dài khoảng 900m, mặt đường rộng 7m, 2 bên có mương thoát nước đậy nắp kiên cố chịu lực, mức đầu tư khoảng 14 tỷ đồng. Tuyến đường ĐX02 có chiều dài khoảng 1,1km, mặt đường rộng 5.5m, 2 bên có mương thoát nước, một bên đậy nắp kiên cố chịu lực, một bên để không làm kênh tưới tiêu, mức đầu tư khoảng 13 tỷ đồng.
Ông Thuấn cho biết: “Cả hai tuyến đường trên thuộc đường giao thông cấp 5, toàn bộ tuyến đường thi công không phải đền bù, giải phóng mặt bằng. Khi có chủ trương làm đường, xã đã gửi tờ trình lên huyện và được HĐND huyện đồng ý”.
Tháng 3/2022, Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, chính thức được khởi công.
Lý giải về việc làm 2km đường nông thôn cấp 5 nhưng số tiền đầu tư lớn, ông Thuấn khẳng định: “Do chủ đầu tư không đủ năng lực nên phải thuê tư vấn thiết kế, thuê dự toán, giám sát kỹ thuật, tư vấn mời thầu… Tóm lại tất cả tư vấn chủ đầu tư đều phải thuê nên tốn kém… Hiện nay chủ đầu tư cũng chưa giải ngân bất kỳ đồng nào”.
Cũng liên quan đến dự án trên, rất nhiều người dân phản ánh việc đơn vị thi công không đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường… nhận được phản ánh từ người dân, phía UBND xã Chính Lý đã làm việc lại với đơn vị thi công, yêu cầu chấn chỉnh tình trạng này để đảm bảo an toàn cho người dân xung quanh.
Đặc biệt, khi có phản ánh về việc một số đoạn xây dựng mương thoát nước, đơn vị thi công vẫn cho xây dựng khi nước vẫn rất nhiều, có thể khiến chất lượng công trình sẽ không đảm bảo.
Chủ tịch UBND xã Chính Lý khẳng định, việc thi công công trình này đều có tổ giám sát cộng đồng, hàng ngày các thành viên trong tổ vẫn giám sát và báo cáo về cho tổ trưởng, tổ trưởng sẽ trực tiếp báo lên chính quyền xã. Nếu việc đơn vị thi công ẩu, kém chất lượng thì sẽ không thể nghiệm thu, phải làm đạt, đúng yêu cầu với thiết kế thì mới được nghiệm thu.
Chống ngập cho Hà Nội - Bài cuối: Thực hiện các phương án phù hợp
Có thể nói, vấn đề cấp thoát nước là câu chuyện khó, luôn nảy sinh bất cập, bởi từ việc quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình không bắt kịp được xu hướng phát triển rất nhanh của Thủ đô Hà Nội.
Vì vậy, ngoài việc nỗ lực dành nguồn vốn tập trung đầu tư các công trình tiêu thoát nước thì ý thức tự bảo quản, bảo vệ tư cơ sở xã phường, tổ dân phố đến tận từng người dân là hết sức quan trọng.
Giải pháp trước mắt
Phố Điện Biên Phủ ngập nặng cả hai chiều đường sau cơn mưa chiều 29/5. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Trước tầm quan trọng trong việc tiêu thoát nước, nhất là mùa mưa bão đang đến rất gần. UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch Đảm bảo thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Hà Nội mùa mưa năm 2022. Thành phố chỉ đạo các cấp ngành, địa phương đôn đốc các đơn vị thoát nước xây dựng kế hoạch đảm bảo thoát nước và tổ chức kiểm tra, quán triệt việc thực hiện.
UBND thành phố giao Sở Xây dựng duy trì, khai thác tối đa hệ thống thoát nước hiện trạng như các hồ điều hòa, hệ thống kênh, mương, sông, cống... và các trạm bơm thoát nước; lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin; tổ chức ứng trực 24/24h, sử dụng thiết bị bơm hút di động để giảm thiểu úng ngập cục bộ; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận hành các trạm bơm tiêu nông nghiệp phục vụ thoát nước đô thị như: Yên Nghĩa, Khê Tang, Ngoại Độ, Vân Đình... đảm bảo thoát nước cho sông Nhuệ; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đang triển khai đưa vào phục vụ thoát nước đô thị.
Sở Xây dựng cũng đang tích cực rà soát thực hiện các công trình cải tạo, sửa chữa, khắc phục sự cố hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố; nghiên cứu xây dựng bể điều tiết ngầm tại các khu vực bất khả kháng do địa hình trũng thấp, xa nguồn xả (khu vực Ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Phùng Hưng - Nhà Hỏa) xây dựng hệ thống thoát nước đô thị trên đường gom Đại lộ Thăng Long để giải quyết các điểm trũng cục bộ tại các hầm chui dân sinh; phát huy vai trò chứa nước của các hồ điều hoà trong các khu đô thị để tăng khả năng chứa nước khi mưa to giải quyết úng ngập cho các khu vực lân cận.
Đặc biệt, để tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia giao thông trong trường hợp mưa lớn gây ngập, Công ty Thoát nước Hà Nội đã xây dựng phần mềm HSDC Maps (cho hệ điều hành IOS và Android) cảnh báo úng ngập và gợi ý chỉ đường trên điện thoại thông minh để chia sẻ tình hình úng ngập trên địa bàn để người dân có phương án di chuyển phù hợp.
Đầu tư trên 10.000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm
Công nhân thoát nước kịp thời khơi thông dòng chảy, nhanh chóng giải quyết tình trạng úng ngập.
Theo UBND thành phố Hà Nội, quy hoạch thoát nước của Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QD-TTg. Thành phố đã có kế hoạch đầu tư công cho giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố; Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 28/12/2021 về phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 2021-2025 là cần tập trung nguồn lực triển khai sớm các dự án công trình tiêu thoát nước.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt nhiều dự án đầu tư công với tổng nguồn vốn khoảng trên 10.000 tỷ đồng và đang chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công.
Điển hình như các dự án lớn, đóng góp rất quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước cho tất cả các vùng trong thành phố như: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực Tả sông Nhuệ; Dự án đầu tư xây dựng Trạm bơm Yên Nghĩa và hệ thống kênh dẫn - kênh xả đồng bộ giải quyết thoát nước cho lưu vực Hữu sông Nhuệ; Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa khu vực Hữu sông Nhuệ; Xây dựng cụm công trình đầu mối trạm bơm Liên Mạc; Dự án xây dựng trạm bơm Gia Thượng, hồ điều hòa và tuyến mương Thượng Thanh; Dự án xây dựng trạm bơm Cự Khối lưu vực Long Biên; Dự án cải thiện thoát nước và quản lý nước thải tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm.
UBND Thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan liên quan rà soát các quy hoạch chuyên ngành đảm bảo thoát nước bền vững tích hợp vào điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công cho biết, Sở Xây dựng luôn tập trung cao độ để thực hiện chỉ đạo và Kế hoạch của UBND thành phố về giải quyết bền vững việc ngập úng. Tuy nhiên, tới đây cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa từ các sở và các quận huyện. Đây là vấn đề cần sự nỗ lực từ nhiều phía, các địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu và đặc biệt là sự đồng thuận, ý thức bảo vệ công trình của người dân.
Chống ngập cho Hà Nội - Bài 1: Vì sao nội thành Hà Nội ngập? Vấn đề ngập lụt "phố thành sông" luôn có tính thời sự và thu hút sự quan tâm của người dân Hà Nội. Mỗi lần mưa lớn không những gây cản trở đi lại, sinh hoạt mà còn thiệt hại lớn về vật chất. Đã từ lâu, mỗi lần xảy ra sự cố ngập, nhiều người vẫn định kiến và mặc nhiên cho...