Chi 200.000 tỷ đồng mỗi năm mua sắm tập trung tài sản công
Số liệu này được ông Nguyễn Tân Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản ( Bộ Tài chính) công bố tại cuộc họp báo chuyên đề diễn ra chiều nay (28/4). Ông Thịnh cũng khẳng định, cơ chế mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung sẽ góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Cụ thể, mô hình mua sắm tập trung sẽ khắc phục tiêu cực trong hoạt động mua sắm công, đảm bảo công khai, minh bạch, kể cả việc công khai hóa các khoản hoa hồng từ mua sắm.
Ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, nội dung công khai trong mua sắm tập trung bao gồm cả số lượng, chủng loại, đơn giá tài sản mua sắm, nguồn vốn mua sắm, hình thức mua sắm, nhà thầu cung cấp tài sản; các khoản hoa hồng, chiết khấu, khuyến mãi (nếu có) khi thực hiện mua sắm.
Các khoản lót tay, hoa hồng trong mua sắm tài sản tập trung sẽ phải công khai và nộp về ngân sách nhà nước
Đại diện Bộ Tài chính lý giải, các nhà cung cấp thường có chế độ khác nhau với khách hàng trong mua sắm tài sản kể cả mua sắm tập trung hay riêng lẻ. Riêng với mua sắm tập trung thì khối lượng tài sản mua sắm rất lớn nên khi công khai kết quả mua sắm công bắt buộc phải minh bạch những khoản chiết khấu, giảm giá, chi hoa hồng.
Video đang HOT
Thông thường, những khoản chiết khấu giảm giá đã được tính vào giá bán còn các khoản hoa hồng, lót tay (nếu có) sẽ nộp về ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật chứ không để lại cho đơn vị mua sắm.
Mặc dù không lượng hóa được số tiền sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước nhờ phương thức mua sắm tập trung, song ông Thịnh cũng tiết lộ, theo kinh nghiệm các nước, phương thức này sẽ giảm chi phí khoảng 10-17% so với phương thức mua sắm riêng lẻ áp dụng trước đó. Còn nguồn lực chi ngân sách cho mua sắm tập trung ước tính khoảng 200.000 tỷ đồng mỗi năm.
Vừa qua, thông qua thí điểm mua sắm tập trung tại một số đơn vị bộ ngành, địa phương cho thấy, việc mua sắm tập trung đã đạt được những mục tiêu như dự kiến, đó là thu hẹp đầu mối, tiết kiệm, rà soát để đảm bảo định mức sử dụng tài sản của các cơ quan đơn vị nhà nước. Khoản tiết kiệm ban đầu thấy được là 500 tỷ đồng, đó là mới chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ và các địa phương cũng mới chỉ chọn thí điểm mua sắm tập trung ở một số mặt hàng.
Tuy vậy, ông Thịnh cũng cho biết, do Quyết định 08 của Chính phủ quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung có hiệu lực thi hành từ 10/4/2016 và việc mua sắm tài sản tập trung là không bắt buộc nên trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, nhiều bộ ngành địa phương có nhu cầu mua sắm với số lượng lớn chưa thực hiện. Nguyên nhân do phương thức không phù hợp, tốn thời gian, giảm chủ động của đơn vị mua.
Theo lộ trình đặt ra, Bộ Tài chính phải có tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả mua sắm tập trung của cả nước cùng với báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hàng năm theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trước ngày 31/3. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số đơn vị chưa gửi báo cáo.
Hiện tại, Bộ đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương tổng hợp nhu cầu mua sắm tài sản tập trung cấp quốc gia của bộ, ngành trung ương, địa phương về Bộ Tài chính trước ngày 30/5/2016.
Bích Diệp
Theo Dantri
Nên loại trừ nguyên nhân cá chết hàng loạt do thủy triều đỏ
Chiều 28-4, Trung ương Hội nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ TN-MT, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Tài chính kiến nghị, nên loại trừ nguyên nhân cá chết hàng loạt do thủy triều đỏ như công bố của Bộ TN-MT trước đó.
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam (nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phụ trách thủy sản) cho rằng, Hội nghề cá đồng tình với nguyên nhân cá chết có thể do độc tố mà Bộ TN-MT đưa ra tại cuộc họp ngày 27-4 vừa qua.
Tuy nhiên, nguyên nhân do thủy triều đỏ (hay còn gọi tảo nở hoa) nên được loại trừ. Những biểu hiện đặc trưng của thủy triều đỏ không được ghi nhận trong thực tế như lượng tảo phát triển nhiều gây đổi màu nước biển; cá ở tầng mặt chết hàng loạt và xác tảo trôi dạt vào bờ từng mảng lớn gây ô nhiễm..
Ngoài ra, Hội này cũng cho biết, đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy nguyên nhân cá chết do tác động từ động đất, sóng thần. Vì vậy, giả thiết chất độc do con người gây ra là tương đối có cơ sở. "Hội nghề cá cũng bày tỏ nguyện vọng của ngư dân, mong muốn sớm có câu trả lời nguồn độc tố từ đâu ra", ông Nguyễn Việt Thắng cho hay.
Bên cạnh đó, Hội nghề cá cho rằng, các bộ, ngành cần xác định xem chất độc có tồn dư trong đất và nước biển hay không, tồn dư trong bao lâu?. Bởi, hiện nay ngư dân đánh cá ven biển không dám đi biển. Còn, người nuôi cá lồng trên biển không dám tiếp tục nuôi; người nuôi tôm, cá nước lợ không dám sử dụng nước biển để nuôi tôm, cá.
Hội nghề cá Việt Nam cho rằng, nên loại trừ nguyên nhân cá chết hàng loạt do thủy triều đỏ
Chủ tịch Hội nghề cá nhấn mạnh: "Một hệ lụy khác là người tiêu dùng hoang mang, lo lắng nên đã hạn chế, thậm chí không sử dụng cá biển. Đáng nói, nếu câu trả lời này không sớm được tìm ra thì xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, các ngành kinh tế khác như du lịch cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tất cả đang chờ đợi câu trả lời từ cơ quan có trách nhiệm".
Để sớm khắc phục tình trạng trên, Hội nghề cá Việt Nam kiến nghị, trong khi chưa xác định được cá chết do nguyên nhân gì đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ TN-MT chỉ đạo các tỉnh bố trí lực lượng thu gom cá chết để tiêu hủy; không để xảy ra tình trạng người dân tự do gom cá chết mang đi nơi khác bán hoặc chế biến thức ăn gia súc, nước mắm...
Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo Bộ TN-MT, Bộ NN&PTNT khẩn trương xác định chính xác nguyên nhân gây cá chết hàng loạt, trên cơ sở đó có các biện pháp tiếp theo nhằm phục hồi sản xuất nghề cá và các ngành nghề khác liên quan.
Hội nghề cá Việt Nam kiến nghị Chính phủ có chủ trương, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các tỉnh thống kê những hộ nuôi trồng ven biển, hộ ngư dân khai thác thủy sản ven bờ thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế bị thiệt hại để hỗ trợ. Mức hỗ trợ ít nhất là 15kg gạo/người/tháng, tính từ tháng 4-2016 đến khi có giải pháp khôi phục sản xuất.
Theo_An ninh thủ đô
Chủ tịch Petrolimex lên tiếng về điều hành giá xăng dầu Về giá xăng dầu, người ta hay nói giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) và cơ quan quản lý là phải hài hòa lợi ích. Nhưng phải phân bổ rõ vì bên cạnh lợi ích còn có trách nhiệm nữa. Thương, Tài chính vẫn có những quan điểm không giống nhau về điều hành giá xăng dầu. Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ...