Chi 2 triệu mua bộ váy hàng hiệu sang chảnh, vợ trẻ nhận về cái kết ngượng ngùng đúng mùng 2 Tết
Thúy bảo với chồng có việc gấp rồi chạy về nhà. Đương nhiên cô cũng không quên lấy luôn áo khoác của chồng buộc ngang hông rồi mới phóng xe đi.
Sau khi đã về nhà và xử lý xong xuôi mọi việc thì Thúy mới hoàn hồn nhưng vẫn chưa hết ngượng. Lý do đến từ chiếc váy hàng hiệu có giá 2 triệu mà cô mua diện dịp Tết này. Càng nghĩ, cô lại càng thấy ấm ức.
Là phụ nữ, ai chẳng thích mua sắm điệu đà nhưng Thúy thì đặc biệt điệu, đến mức bạn bè còn gọi cô là Thúy “điệu”. Ngày chưa lấy chồng, làm ra bao nhiêu cô đều dùng hết cho tiền váy áo. Cứ cuối tuần là cô lại lượn một vòng các cửa hàng quần áo, thấy bộ nào ưng ưng là mua ngay.
Mẹ cô không ít lần phàn nàn nhưng nhà chỉ có mỗi mình cô là con gái nên vẫn được chiều chuộng. Tuy nhiên mỗi lần thấy con gái túi lớn túi nhỏ mang về bà lại nhắc nhở: “Tủ quần áo còn một đống chưa mặc thế kia mà tuần nào mày cũng sắm thế hả? Cứ thế này rồi sau này có ai chịu nổi mày chứ! Chắc phải đại gia mới đủ tiền cho mày mua sắm mất!”.
(Ảnh minh họa)
Rồi giữa năm đó cô cũng lấy chồng, không phải một anh đại gia nào mà chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường. Vì vậy mà với đồng lương bèo bọt của anh, Thúy chẳng đủ tiền để duy trì đam mê mua sắm như ngày nào. Cưới xong, vợ chồng trẻ vẫn phải đi ở trọ, tiền lương hàng tháng của cả hai cũng chưa được 20 triệu. Mà sống ở thành phố, hàng nghìn thứ phải chi nên họ phải chi tiêu thật tiết kiệm mới đủ.
Mọi năm, cứ đến Tết là Thúy lại có thêm dăm bảy bộ mới nhưng năm nay là năm đầu tiên làm dâu mà cô chẳng dám mua sắm gì vì kinh tế eo hẹp. Sau khi lên danh sách chi tiêu và biếu xén nội ngoại thì Thúy thấy còn dư được mấy triệu. Vì vậy mà cô quyết định tự thưởng cho mình một bộ cánh thật đẹp để diện Tết.
Đó là chiếc váy hàng hiệu Thúy đã ngắm từ lâu mà không dám mua. Từ vóc dáng đến màu sắc đều phù hợp với cô nhưng mỗi tội giá khá đắt, đã giảm giá rồi mà vẫn còn gần 2 triệu. Đắn đo mãi, cuối cùng cô vẫn nhắm mắt “chơi lớn” cho bõ một thời gian dài nhẫn nhịn chuyện mua sắm.
Video đang HOT
Cuối cùng, đợi mãi cũng đến Tết. Mùng 1 Tết cô vẫn mặc đồ bình thường vì còn bận sửa soạn mâm cỗ và cơm canh thắp hương cho ông bà. Sang đến mùng 2, Thúy mới mang chiếc váy có giá 2 triệu ra diện để cùng chồng đi chúc Tết. Cô cũng trang điểm kỹ càng để thêm phần xinh đẹp.
(Ảnh minh họa)
Và kết quả là ai nhìn thấy cô cũng không ngớt lời khen ngợi. Tầm trưa, đến nhà một người bà con bên chồng thì cô chú đã dọn sẵn mâm cỗ. Thúy đã định từ chối vì mặc váy bó ngại ngồi chiếu nhưng cô chú mời nhiệt tình quá, ngại từ chối nên cô đành ngồi khép nép. Nào ngờ vừa đặt người xuống thì bỗng nghe tiếng “Xoạc… xoạc…”.
Thôi xong, Thúy cúi đầu nhìn xuống thì thấy chiếc váu đã bị bục tung một đoạn chỉ bên hông dài khoảng 5 cm. Tưởng không ai biết nên đang chưa biết xử lý thế nào thì đứa em họ của Thúy lại ghé tai: “Chị ơi, váy rách rồi kìa”.
Lại thêm một lần ngượng ngùng nữa, Thúy đứng dậy xin phép về trước. Mọi người không biết nguyên do thật sự nên cứ vật nài giữ cô ở lại ăn cho hết bữa. Riêng chỉ có cô em họ là ngồi im cười tủm tỉm. Vậy là giấc mộng xinh đẹp 3 ngày Tết của Thúy khép lại trong nỗi xấu hổ không biết giấu mặt vào đâu.
Theo afamily.vn
Thấy con trai không cho vợ về ngoại ăn Tết, mẹ chồng nói ngay câu này khiến nàng dâu rơi nước mắt
Nhờ mẹ chồng mà sau 3 năm trời, cuối cùng tôi cũng đã được về nhà bố mẹ đẻ ăn Tết.
Người ta bảo lấy chồng xa thì khó về nhà ngoại ăn Tết còn tôi dù chẳng xa xôi gì nhưng cũng không khác bao nhiêu. Bởi suốt 3 năm nay, chưa có 1 cái Tết nào tôi được về nhà ngoại dù khoảng cách giữa 2 nhà chỉ là hơn 60km. Nghe thì thật vô lý nhưng đó hoàn toàn là sự thật.
Vợ chồng tôi ở cùng 1 tỉnh nhưng khác huyện. Ngày yêu nhau thì không sao nhưng khi lấy về mới biết anh là một người ích kỷ và gia trưởng. Điều này lại càng thể hiện rõ mỗi dịp Tết nhất bởi lúc nào anh cũng muốn tôi ở nhà phục vụ, dọn dẹp nhà cửa để anh mời bạn bè về ăn uống thoải mái.
Không chỉ có thế, từ mùng 1 đến mùng 5, ngày nào chồng tôi cũng bắt 2 vợ chồng phải cùng nhau đi chúc Tết bà con nhà nội và bạn bè. Và tuyệt nhiên, anh chẳng hề đả động gì đến nhà ngoại.
Năm đầu tiên về làm dâu, tôi bảo sẽ về bên ngoại chiều mùng 2 để thăm bố mẹ và bà con bên đấy, anh không đồng ý. Lúc đó nghĩ đến chuyện là dâu mới nên tôi nín nhịn nhưng đến năm thứ 2, chồng tôi vẫn tiếp tục không cho vợ về.
(Ảnh minh họa)
Năm ngoái, vợ chồng tôi cãi nhau một trận nảy lửa ngay hôm mùng 1 Tết khi tôi nói muốn về ngoại. Anh bảo: 'Cô buồn cười nhỉ? Lấy chồng thì phải theo chồng chứ đằng này cứ lễ tết là đòi về ngoại. Cô nhìn xem có ai như cô không? Nếu muốn thì về đấy ở luôn đi, đừng có quay lại đây nữa.'
Tết năm nay, biết tính chồng khó chịu như thế nên tôi cũng chẳng buồn xin xỏ gì nữa. Mẹ tôi gọi điện hỏi tết năm nay có về không tôi không biết trả lời như thế nào nên đành bảo: 'Con chưa biết được mẹ ạ. Có gì con báo sau'. Mọi năm tôi vẫn dối bà là con còn nhỏ, hay ốm yếu nên ngại không muốn cho đi lại nhưng năm nay thì không biết lấy lý do gì nên càng nghĩ đến tôi lại càng tủi thân và uất ức đến phát khóc.
Đúng lúc tôi vừa dọn nhà vừa rơm rớm nước mắt thì mẹ chồng tôi bắt gặp. Chúng tôi không sống chung cùng bố mẹ chồng mà được cho ở riêng nên lâu lâu bà lại sang chơi. Thấy con dâu mắt đỏ hoe, bà không nói gì mà vẫn giả vờ nói chuyện bình thường. Đến lúc chuẩn bị về, mẹ chồng tôi không nhịn được mới hỏi:
- Con làm sao thế? Tết nhất đến nơi mà mặt buồn rười rượi, mắt thì đỏ hoe.
- Con...
Từ trước đến nay, dù biết mẹ chồng là người tốt nhưng tôi không dám than vãn gì bởi dù sao chồng tôi cũng là con trai bà. Nhưng có lẽ lúc đó quá ấm ức nên tôi đã không kìm được mà òa khóc như 1 đứa trẻ, vừa khóc vừa kể hết nỗi khổ tâm của mình.
(Ảnh minh họa)
Sau khi nghe xong từ đầu đến cuối, bà chỉ nhẹ nhàng bảo tôi: 'Thế mà từ trước đến nay con không nói với mẹ. Được rồi. Mẹ định về nhưng thôi, đợi chồng con về để nói chuyện. Con cứ dọn dẹp nhà cửa bình thường đi'.
Một lát sau, chồng tôi về, thấy mẹ ngồi chờ thì khá ngạc nhiên bởi chẳng mấy khi bà đến nhà tôi vào giờ này cả. Bà gọi anh vào phòng nói chuyện. Tôi không biết họ nói chuyện gì nhưng thỉnh thoảng lại nghe mẹ chồng quát lớn. Trong đó, câu nói mà tôi nghe rõ nhất là: 'Làm đàn ông đừng có ích kỷ. Nhà này có bố mày như thế chưa đủ à? Năm nay đưa vợ con về ngoại ăn Tết. Mẹ mà không thấy làm đúng như thế thì đừng có trách.'
Lúc sau, chồng tôi ra ngoài với gương mặt sa sầm. Anh nói với giọng miễn cưỡng: 'Năm nay, chiều mùng 2 nhà mình về ngoại'. Tôi không khỏi sung sướng quay sang nhìn mẹ chồng thì bà đang mỉm cười động viên tôi.
Đến khi tiễn mẹ chồng ra tận cửa, bà vỗ vai tôi bảo: 'Tết nhất là đoàn viên mà. Con lấy chồng rồi nhưng vẫn còn bố mẹ ở nhà cũng cần được gặp con, gặp cháu chứ. Với lại từ giờ trở đi, có gì ấm ức là phải nói ngay với mẹ nghe chưa?'. Nhìn theo bóng mẹ chồng đi về, tôi chỉ biết vừa khóc vừa thầm cảm ơn lần nữa mà thôi.
Theo netnews.vn
Dù có vất vả đến thế nào, tết vẫn là... tết Tết vẫn là tết đó thôi. Bận rộn đến bao nhiêu mà cứ hân hoan, thênh thang bước qua thì mệt nhọc rồi cũng nhẹ tựa lông hồng. Những ngày gần đây có thể bắt gặp ở bất kỳ nơi đâu tiếng thở dài về thân phận của một người đàn bà ngày tết. Bao nhiêu chị em kêu khốn khó về tài...