Chỉ 2 đợt mưa lũ, 65 mạng người, trên 7000 tỷ đồng trôi theo dòng nước
Ngày 2/12, chủ trì hội nghị rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ ra một nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nặng nề chỉ sau 2 đợt mưa lũ là do tình trạng chủ quan, thiếu kỹ năng ứng phó thiên tai của người dân và chinh quyên…
Hội nghị diễn ra ngay trong lúc tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp tại miền Trung, đặc biệt là Bình Định và Quảng Ngãi. Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã nhấn mạnh “đây là hội nghị vừa rút kinh nghiệm, vừa chỉ đạo ứng phó trực tiếp”.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các tỉnh miền Trung cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng và tài sản người dân; hỗ trợ kịp thời lương thực, thuốc men, không để bất cứ người dân nào bị đói, thiếu nước sạch; sẵn sàng triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất, vệ sinh môi trường ngay khi lũ rút.
Nhiều bài học về ứng phó mưa lũ, thiên tai được rút ra tại hội nghị.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho thấy, chỉ tính riêng trong hai đợt mưa lũ vừa qua tại miền Trung, Tây Nguyên, đã có 65 người chết và mất tích, gần 200.000 ngôi nhà bị ngập, hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt bị sạt lở, chia cắt, ách tắc nhiều đoạn. Tổng thiệt hại vật chất trên 7.000 tỷ đồng.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định mặt được lớn nhất trong ứng phó với đợt mưa lũ vừa qua chính là sự sâu sát của chính quyền các cấp, sự hưởng ứng, vào cuộc của người dân vùng ngập lụt cũng như sự chung tay đóng góp, chia sẻ khó khăn của đồng bào, nhân dân cả nước.
Về những điểm cần rút kinh nghiệm, Phó Thủ tướng cho rằng trước hết là tình trạng chủ quan, thiếu kỹ năng ứng phó của người dân và chinh quyên cơ sở ở một số nơi. “Việc này chúng ta cũng đã nhắc nhiều lần, chỉ đạo nhiều nhưng vẫn cứ xảy ra. Cần nghiêm túc rút kinh nghiệm”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu.
Cùng với đó, việc vận hành điều tiết, xả lũ, cũng như thông tin về vận hành xả lũ của một số hồ chứa còn bất cập, gây khó khăn cho công tác ứng phó ở hạ du. Nhiều hồ thiếu thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn khu vực thượng lưu dẫn tới bị động trong vận hành; việc phối hợp với chính quyền địa phương trong đưa thông tin xả lũ đến người dân còn hạn chế, gây thiệt hại.
Cũng theo Phó Thủ tướng, công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai còn quá chậm, quy trình, thủ tục hỗ trợ rườm rà, chưa kịp thời; nguồn kinh phí hỗ trợ khó khăn, chỉ đáp ứng được phần nhỏ so với yêu cầu của địa phương.
Video đang HOT
“Ai cũng biết, cũng thấy rõ những điều người dân cần hỗ trợ, nhưng việc triển khai thì chậm, đến khi xong các thủ tục thì đã không cần nữa, kém hiệu quả. Cần phải có một cơ chế phù hợp, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục nhưng quan trọng nhất là phải kịp thời, hiệu quả”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cần thực hiện thật tốt công tác chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ, bởi đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác ứng phó, phòng chống mưa bão.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng băn khoăn: “Việc ứng phó mưa lũ chúng ta cũng đã nhắc nhiều lần, chỉ đạo nhiều nhưng vẫn cứ xảy ra?”.
Trước mắt, các địa phương tiếp tục tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, nhất là kiểm soát vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên người, vật nuôi; huy động các nguồn lực khôi phục công trình thiết yếu, hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất sớm ổn định đời sống.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh công tác quy hoạch, trong đó có rà soát, bổ sung, lập mới quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết vùng, địa phương để ứng phó hiệu quả với mưa lũ, nhất là đẩy nhanh việc xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa.
Bộ NN&PTNT chỉ đạo bổ sung, cập nhật phương án ứng phó với mưa lũ phù hợp với thực tế; nghiên cứu đánh giá tác động của các hồ thủy điện, thủy lợi, các công trình hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông để đề ra các giải pháp căn cơ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương kịp thời rà soát điều chỉnh hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh những tồn tại, bất cập trong quy trình vận hành các hồ chứa, liên hồ chứa. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương khẩn trương rà soát, có biện pháp phù hợp xử lý các công trình giao thông gây cản trở thoát lũ. Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ NN&PTNT và các địa phương tiếp tục triển khai các dự án bô tri, săp xêp lai dân cư vung thương xuyên xay ra thiên tai, đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn chủ trì, rà soát hệ thống các cơ sở, các trạm tìm kiếm cứu nạn để kiến nghị bổ sung, điều chỉnh phù hợp.
P.T
Theo Dantri
Thuỷ điện phải tự trách mình ngay cả khi 'vô tội'
Dù không phải là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong trận lũ vừa diễn ra, song Hà Tĩnh lại được dư luận chú ý với tâm điểm là thủy điện Hố Hô.
Đoàn kiểm tra thủy điện Hố Hô chưa đưa ra kết luận cuối cùng
Cho đến giờ phút này, theo các báo cáo của tỉnh Quảng Bình, dù không có thủy điện nào xả lũ, nhưng cả 7 huyện thị, thành phố của tỉnh này đều bị ngập nặng nề, 11 người thiệt mạng và 70.000 ngôi nhà bị thiệt hại... Các nhà chức trách địa phương lẫn người dân cũng đều gọi đây là trận lũ lịch sử. Trong khi đó, tỉnh láng giềng Hà Tĩnh, dù cũng chịu những hậu quả nặng nề song có đỡ thiệt hại hơn đôi chút, với 25.000 ngôi nhà bị chìm.
Hai ngày sau lũ, trong khi Quảng Bình tràn ngập những hình cứu trợ thì Hà Tĩnh lại được chú ý hơn với hình ảnh các đoàn thanh tra, bởi "nghi án" xả lũ mà thủy điện Hố Hô đang gánh chịu.
Tại buổi làm việc đầu tiên của Bộ Công thương với nhà máy tuần trước, ông Đỗ Đức Quân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng cho biết đoàn kiểm tra của Bộ Công thương sẽ nắm tình hình, xem xét tài liệu trên giấy tờ lẫn thực địa để có đánh giá đúng đắn vấn đề vận hành thủy điện Hố Hô trong thời gian qua sau khi nhiều thông tin cho rằng nguyên nhân có liên quan đến thủy điện này.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng khẳng định, nếu thủy điện Hố Hô vận hành không đúng quy trình, gây hại cho hạ du thì nhà máy đương nhiên phải chịu trách nhiệm. Trường hợp đã tuân thủ các quy trình vận hành hồ chứa mà hậu quả vẫn xảy ra thế thì cần xem lại quy trình, có chỗ nào chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương (huyện Hương Khê) thì cần xem lại. Ông Vượng nhấn mạnh, để đưa ra kết luận cuối cùng ngay sau khi kiểm tra là quá sớm.
Trên thực tế, thuỷ điện Hố Hô cũng đã thừa nhận có việc xả lũ tại thời điểm được coi là đỉnh lũ với mức tăng 3 lần so với nhiều thời điểm trước đó. Tuy nhiên, đổ hết cho thuỷ điện liệu có công bằng không là câu hỏi mà dư luận phải chờ đợi các đoàn kiểm tra xem xét, đưa ra kết luận cuối cùng.
Có điều, các con số được Công ty thuỷ điện Hồ Bốn (chủ đầu tư) dẫn nguồn của ngành thủy văn địa phương báo cáo tại cuộc họp với đoàn kiểm tra lẫn trong thông báo phát cho báo chí, tự thân nó cũng nói lên nhiều điều.
Theo đó, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh cho hay, vào chiều tối 13/10/2016 (lúc 18h00), tức trước khi lũ về, lưu lượng về hồ từ 50-170 m3/s. Lưu lượng điều tiết qua tràn từ 50-300 m3/s. Như vậy, lượng nước sẽ không gây ảnh hưởng đến vùng hạ du Nhà máy thủy điện Hố Hô. Trong khi đó, cũng tại thời điểm này, mực nước lòng hồ đang ở cao trình 65- 67m, tức dưới mực nước chết nên khó đổ cho họ là tích nước được.
Đặc biệt, trong đêm 14, rạng sáng ngày 15/10, thời điểm được coi là đỉnh lũ, báo cáo của nhà máy (phát đi hai ngày sau, tức ngày 16/10) thừa nhận cửa van cung đã được "mở hết cửa" và "lưu lượng nước qua tràn bằng lưu lượng nước về hồ".
Như vậy, điều cần làm ở đây là, các số liệu mà chủ đầu tư công bố có trung thực không?- Để trả lời câu hỏi này có lẽ không khó khi mà liên tiếp các đoàn kiểm tra của Bộ TN-MT, Bộ Công thương đều đã về Hà Tĩnh - Quảng Bình trong những ngày qua theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, đáng chú ý, theo một chuyên gia độc lập từ TP HCM - TS Nguyễn Bách Phúc (Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý) thì Thủy điện Hố Hô xả lũ không thể là nguyên nhân gây ra một trận lũ được cho lịch sử trong nhiều năm qua với Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Ông Phúc nhấn mạnh rằng, với những hồ dưới 100 triệu m3 nước thì không thể nào "xả lũ" mà thực chất chỉ là "cho nước đi quan hồ" một cách tự nhiên và bất khả kháng vì không có khả năng chống lũ. Trong khi đó, dung tích của Hố Hô chỉ 38 triệu m3 thì càng khó có thể tác nhân chính tạo nên lũ lớn được.
Tại buổi làm việc của đoàn kiểm tra của Bộ Công thương ngày 18.10, ông Hoàng Văn Quảng, Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh cũng nhìn nhận, trong bối cảnh mưa đổ về hố khói lượng lên tới 1.800m3/s thì việc điều tiết của hồ đúng là không thể. Ông Giám đốc sở này nói rằng, lượng mưa lớn là một vấn đề khách quan cần nhìn nhận.
Ông Đỗ Đức Quân cũng tỏ ra thông cảm khi nói rằng "việc mở hết cửa van là không được hay lắm về mặt xả lũ nhưng về mặt an toàn thì chấp nhận được" bởi đó là tình thế nguy cấp.
Trên thực tế, việc sạt trượt mái ta luy bên phải đập cũng bước đầu được ghi nhận tại thực địa. Và ở tình thế khẩn cấp ấy, nếu tình hình sạt trượt tiếp tục diễn ra thì nguy cơ phá vỡ tường chắn, tràn đến trạm biến áp là điều gần như đã cận kề. Và một khi trạm biến áp bị mất điện toàn bộ cũng đồng nghĩa việc cửa van sẽ không mở được. Khi đó, những người có chuyên môn buộc phải hành động nếu hệ quả nhãn tiền trước mắt là vô cùng lớn nếu đập bị cuốn trôi.
Tuy nhiên, trong tình huống khẩn cấp, một quyết định nào đó nếu có gây ra những phản ứng này kia thì âu cũng là điều dễ hiểu mà người quyết định đôi khi cũng phải biết đón nhận.
Hà Anh
Theo Dantri
Thủ tướng duyệt chi 260 tỷ đồng hỗ trợ 12 tỉnh khắc phục bão lũ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định hỗ trợ kinh phí cho 12 địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 1 và mưa lũ sau bão số 2. Trước mắt, Chính phủ sẽ tạm ứng 50 tỷ đồng từ dự phòng ngân sách để hỗ trợ việc tái sản xuất nông nghiệp. Bão số 2 mạnh hơn nhiều so với...